Tuy nhiên, khi so sánh mật số rầy nâu (Nilaparvata lugens) và sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis) trên từng mô hình và giữa 2 mô hình canh tác, kết quả lại được ghi nhận như sau: trên mô hình canh tác độc canh cũng như luân canh, không có sự khác biệt về mật số rầy nâu giữa 2 nhóm ruộng phun thuốc ít và phun thuốc nhiều, nhưng có sự khác biệt trên từng nhóm ruộng (phun thuốc ít và phun thuốc nhiều) giữa 2 mô hình canh tác. Điều này cho thấy trên mô hình luân canh mật số rầy nâu gây hại luôn thấp hơn mô hình độc canh trên cả 2 nhóm ruộng (bảng 24).
Bảng 24: Mật số rầy nâu trên mô hình độc canh và luân canh vụĐX 2010
Ruộng lúa Mô hình
Phun thuốc ít Phun thuốc nhiều CV(%) t
Độc canh 330 460 24,07 ns
Luân canh 186 255 27,65 ns
CV (%) 23,70 25,85
t * *
Mật số trung bình của tổng số cá thể qua 3 đợt thu mẫu trên 4 ruộng khảo sát; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt
Tương tự sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis) là đối tượng gây hại quan trọng thứ 2 sau rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ có mật số cao nhất ở giai đoạn lúa làm đòng đến trổ. Ở mô hình độc canh không có sự khác biệt về mật số giữa 2 nhóm ruộng phun ít và phun nhiều; ngược lại mật số sâu cuốn lá nhỏ ở nhóm ruộng phun thuốc nhiều cao hơn ở nhóm ruộng phun thuốc ít ở mô hình luân canh và khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Điều này có thểđược giải thích: thuốc Tungcydan 30EC và Chess 50WP được sử dụng trên nhóm ruộng phun thuốc nhiều, có thể do 2 loại thuốc này có tính độc mạnh (thuộc nhóm chlor và lân hữu cơ) nên đã ảnh hưởng đến thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ làm cho mật số sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng phun thuốc nhiều cao hơn so với ruộng phun thuốc ít (bảng 25).
Bảng 25: Mật số sâu cuốn lá nhỏ trên mô hình độc canh và luân canh vụ Đông xuân 2010
Ruộng lúa Mô hình
Phun thuốc ít Phun thuốc nhiều CV(%) t
Độc canh 347 369 21,18 ns
Luân canh 192 322 19,49 *
CV (%) 28,44 14,12
t * ns