Kỹ thuật canh tác lúa 1 Loại giống lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đa dạng của côn trùng (Trang 34 - 38)

I. Điều tra nông dân

2. Kỹ thuật canh tác lúa 1 Loại giống lúa

2.1 Loại giống lúa

Có tất cả 8 giống lúa được nông dân gieo trồng: Jasmin, OM2514, OM2517, OM4218, IR50404, OM5472, OMCS2000 và OM6561. Trên mô hình độc canh mỗi vụ trồng từ 7-8 giống, mỗi vụ trên mô hình luân canh trồng ít hơn chỉ 5-6 giống/vụ. Hầu hết các giống này được Trung tâm khuyến nông khuyến cáo trồng, ngoại trừ giống IR50404 mặc dù nhiểm rầy nặng, phẩm chất kém nhưng do năng suất cao nên một số nông dân vẫn canh tác. Giống lúa thơm Jasmin chỉ nông dân ở mô hình luân canh trồng, tuy giống này chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng nông dân ngại trồng do giá cả bấp bênh, nhiểm bệnh và rầy cao. Các giống OM2514, OM2517, OM4218 được gieo trồng nhiều do phẩm chất gạo khá, năng suất cao, dễ canh tác.

2.2 Nguồn gốc giống và xử lý giống trước khi sạ

Qua tìm hiểu nông dân trên mô hình độc canh và luân canh cho biết do giá lúa giống cao gấp 2-3 giá lúa ăn, vì vậy khoảng 30% nông dân tự để giống hoặc trao đổi với nông dân khác (bảng 3). Trên 50% nông dân xử lý giống trước khi sạ. Cách xử lý giống của nông dân được xếp vào 3 nhóm: Nhóm trừ rầy, bù lạch: sử dụng các loại thuốc như Actara, Cruiser. Nhóm trừ bệnh: Carban, Forlicur. Nhóm kích thích nảy mầm: Axit nitric.

Nông dân cho biết việc xử lý giống rất có hiệu quả vì ngừa được rầy, bù lạch giai đoạn đầu, hạn chế bệnh lúa von…Qua đó cho thấy kiến thức nông dân được nâng cao nhờ xem chương trình khuyến nông, quảng cảo trên tivi, hay những người đã sử dụng trước mách bảo. Tuy nhiên một số bà con vẫn chưa áp dụng do ngại tốn công và chi phí khá cao so với họ.

Bảng 3: Xử lý giống và nguồn gốc giống

Đông xuân Hè thu Thu đông

ĐC LC ĐC LC ĐC LC Đối tượng xử lý Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Trừ rầy lạch 10 33,3 10 33,3 7 23,3 10 33,3 9 30,0 Trừ bệnh 3 10,0 8 26,7 2 6,7 0 0,0 8 26,7 Có xử lý Kích thích 4 13,3 2 6,7 5 16,7 6 20,0 1 3,3 Không xử lý 13 43,3 10 33,3 16 26,7 14 46,7 12 40,0 Tự để giống và trao đổi ND khác 8 26,7 9 30,0 10 33,3 8 26,7 10 33,3 Mua từ trại giống

và người sx giống 22 73,3 21 70,0 20 66,7 22 73,3 20 66,7

Tổng số nông dân trả 30 100 30 100 30 100

Trồng màu

30 100 30 100

Ghi chú: tổng số hộđiều tra 60 hộ, mô hình độc canh 30 hộ, mô hình luân canh 30 hộ.

2.3 Lượng giống gieo sạ và phương pháp sạ

Bảng 4: Lượng giống gieo sạ (kg/1000m2) và phương pháp sạ

Vụ Độc canh Luân canh

Đông xuân 19 ± 3 19 ± 3 Hè thu 19,14 ± 2,89 Trồng màu Lượng giống Thu đông 19,07 ± 2,94 18,13 ± 4,07 Sạ lan 26 (86,7%) 28 (93,4%) Sạ hàng 4 (13,3%) 1 (3,3%) Phương pháp sạ Cấy 1 (3,3%) Tổng số nông dân trả lời 30 30

Ghi chú: tổng số hộ điều tra 60 hộ, mô hình độc canh 30 hộ, mô hình luân canh 30 hộ.

Trung bình lượng giống gieo sạ qua các vụ Đông xuân, Hè thu và Thu

đông là 19kg/công (1000m2), lượng giống này không khác biệt giữa 2 mô hình

độc canh và luân canh. Theo khuyến cáo đối với sạ lan từ 140-160kg/ha, sạ hàng từ 80-100kg/ha. Qua đó cho thấy nông dân còn quen với tập quán sạ dày (thất dày hơn trúng thưa), làm tăng chi phí về giống, phun thuốc trừ sâu bệnh nhiều hơn.

Đối với phương pháp sạ qua bảng 4 nhận thấy ở mô hình độc canh và luân canh trên 85% nông dân áp dụng phương pháp sạ lan, phương pháp này tốn lượng giống nhiều hơn so với sạ hàng. Từ năm 1995, Viện Lúa ĐBSCL đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ và phương pháp sạ cho thấy rằng phương pháp sạ hàng có nhiều lợi ích như tiết kiệm giống, dễ chăm sóc, dễ khử lẫn, lúa quang hợp tốt, ít bị sâu bệnh, ít đổ ngã và năng suất cao.

2.4 Làm đất và vệ sinh đồng ruộng

Kết quả điều tra cho thấy hầu hết nông dân trên mô hình độc canh và luân canh đều nhận thức tốt về việc làm đất và vệ sinh bờ vùng bờ thửa trước khi gieo sạ: 100% hộ nông dân đều làm đất trước khi sạ. Lý do làm đất: giúp đất sạch cỏ, bằng phẳng, tơi xốp, diệt mầm sâu – bệnh trong đất. Làm sạch cỏ bờ đê: 5 hộ nông dân không làm cỏ bờ đê, cho rằng việc làm cỏ tốn chi phí. Các hộ còn lại đều làm cỏ bờ đê, lý do cần phải làm sạch cỏ bờ đê:

- Tránh chuột ẩn náo, lây lan mầm móng sâu – bệnh sang lúa. - Sạch lối đi, dể thăm ruộng và vận chuyển phân bón.

- Ngăn hạt cỏ rụng xuống ruộng, cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng với lúa.

2.5 Bón phân

Kết quả bảng 5 ghi nhận lượng N, P và K bón trên 1 vụ lúa ở mô hình độc canh cao hơn so với mô hình luân canh (trừ vụ Hè thu trồng màu), nhất là đối với P và K. Do đất trên mô hình độc canh lúa luôn bị ngập nước yếm khí, vật chất hữu cơ không có điều kiện khoáng hóa để cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, vì vậy dinh dưỡng trong đất độc canh nghèo hơn đất ở mô hình luân canh. Theo Nguyễn Công Thành, 2007: hàm lượng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều

kiện canh tác lúa liên tiếp, nhưng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn. Sự gia tăng lân trong đất trồng đậu nành là kết quả từ việc cố định lân do điều kiện thiếu không khí. Đối với kali trao đổi (K+) giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng lại gia tăng trong đất luân canh với cây trồng cạn.

Từ các kết quả nghiên cứu đó, các nhà khoa học đi đến kết luận rằng có sự khác nhau lớn trong điều kiện đồng ruộng giữa cây trồng cạn với lúa, chủ yếu do các điều kiện háo khí và yếm khí, sự tưới tiêu nước bề mặt và mao dẫn của nước ngầm. Vì vậy, nhằm ổn định về năng suất và môi trường đất, việc luân canh lúa- cây trồng cạn hàng năm đã được khuyến cáo nên áp dụng.

So sánh giữa công thức phân được khuyến cáo cho đất canh tác lúalà 90– 100 N – 40-60 P2O5 – 30-40 K2O với lượng N, P và K mà nông dân trên mô hình

độc canh và luân canh bón cho lúa (bảng 5) đều ở mức cao hơn so với khuyến

cáo. Tập quán này hiện nay vẫn chưa thay đổi so với báo cáo trước đây (năm 2005) của tác giả Chu Văn Hách: nông dân ở ĐBSCL còn tập quán bón thừa phân đạm cho cây lúa, trên 80% nông dân bón thừa N vào sau làm đòng trở đi, và bón phân N trong cả 3 vụ Đông xuân, Xuân hè và Hè thu còn quá cao (Chu Văn Hách, 2005; Mai Thành Phụng và ctv., 2005), bón không cân đối N-P-K (Phạm Sĩ Tân và ctv., 2000)

Bảng 5: Lượng phân sử dụng trên vụ (kg /ha)

Lượng phân Độc canh Luân canh Trung bình

N 135,53 ± 31,31 121,20 ± 17,92 128,36 ± 26,30 * P2O5 76,57 ± 14,48 52,97 ± 18,25 64,76 ± 20,20 ** P2O5 76,57 ± 14,48 52,97 ± 18,25 64,76 ± 20,20 ** Đông xuân K2O 63,57 ± 18,71 48,97 ± 16,04 56,26 ± 18,77 ** N 135,13 ± 25,16 P2O5 72,50 ± 14,81 Hè thu K2O 67,80 ± 21,01 Trồng màu N 135,10 ± 29,10 121,63 ± 21,23 128,36 ± 26,14 * P2O5 70,80 ± 14,74 50,77 ± 13,61 60,78 ± 17,31** Thu đông K2O 68,10 ± 18,74 43,60 ± 13,49 55,85 ± 20,36 **

Ghi chú: tổng số hộđiều tra 60 hộ, mô hình độc canh 30 hộ, mô hình luân canh 30 hộ;*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%

0 20 40 60 80 100 120 140 kg/ha

Độc canh Luân canh Trung bình

Đạm Lân Kali

Hình 1: Lượng phân sử dụng (kg/ha) vụĐông xuân 3. Nhận định chung của nông dân

3.1 Ảnh hưởng của mật độ sạ

Nông dân ở mô hình độc canh và mô hình luân canh đều cho rằng mật độ sạ ảnh hưởng ít đến ảnh hưởng nhiều đối với cỏ dại, sâu bệnh, sự đổ ngã và năng suất lúa. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế sản xuất, nếu gieo sạ mật độ thích hợp giúp hạn chế cỏ dại, ruộng lúa thoáng ít sâu bệnh, chồi lúa to khỏe ít đổ ngã và đảm bảo năng suất. Ngược lại nếu gieo sạ dày, tuy hạn chế cỏ dại nhưng sâu bệnh nhiều do ruộng lúa dày nóng ẩm, lúa ốm yếu đổ ngã, năng suất kém. Hoặc gieo sạ thưa quá cũng không đảm bảo số bông trên đơn vị diện tích, năng suất thấp.

Theo Nguyễn Ngọc Đệ, 1999: ruộng gieo sạ dày (250kg/ha) có chỉ số bệnh cao hơn ruộng sạ thưa (75-120kg/ha). Khái niệm về “ruộng lúa khỏe” (Healthy rice canopy) theo Zhong và ctv., (2003) cho rằng: ruộng lúa khỏe được hình thành từ cơ sở của sự phối hợp chặc chẽ giữa đặc tính sinh lý của cây lúa, cấu trúc tán lá lúa cũng như điều kiện tiểu khí hậu bên dưới tán lá lúa với sự phát triển của bệnh hại do tác động của bón phân đạm và mật độ gieo sạ.

3.2 Nhận định của nông dân về việc bón nhiều N

Qua nhận định của nông dân cho thấy hầu hết nông dân đều thấy được tác hại của việc bón nhiều N, nhưng họ vẫn chưa bỏ được tập quán không tốt này. Họ nghĩ rằng cần phải bón nhiều N, phun thuốc trừ sâu bệnh nhiều thì năng suất lúa mới cao.

Qua nghiên cứu, Lương Minh Châu và ctv., (2003) đã chứng minh rằng trong ruộng lúa bón càng nhiều phân N thì mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra càng nặng, cụ thể là: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và bệnh vàng lá. Ở những vùng trồng lúa bón thừa N trong một thời gian dài sẽ làm tính thích nghi sinh thái của rầy nâu tăng cao hơn, khi đó nếu biện pháp phòng trừ sinh học trong tự nhiên bị phá vỡ thì nguy cơ gây bùng phát rầy nâu càng lớn (Lu Zhong- Xian et al., 2005).

3.3 Tình hình dịch hại

Trong năm 2009, theo nông dân các đối tượng dịch hại chính gây hại trên ruộng lúa ở cả 3 vụ ĐX, HT và TĐ là rầy nâu, sâu cuốn lá và bệnh đạo ôn. Do phòng trừ tốt nên dịch hại gây hại nhẹ, ảnh hưởng chưa đến 10% năng suất lúa.

Bảng 6: Tình hình dịch hại và ảnh hưởng của dịch hại đến phần trăm năng suất theo ghi nhận của nông dân

Độc canh Luân canh Vụ Mức độ Số hộ % Số hộ % Nhẹ 22 73,3 29 96,7 Nặng 8 26,7 1 3,3 ĐX Ảnh hưởng đến % NS 9,33 ± 5,98 7,67 ± 4,30 Nhẹ 25 83,3 Nặng 5 16,7 HT Ảnh hưởng đến % NS 7,07 ± 3,66 Trồng màu Nhẹ 23 76,7 28 93,3 Nặng 7 23,3 2 6,7 TĐ Ảnh hưởng đến % NS 9,17 ± 7,55 8,67 ± 6,42

Ghi chú: tổng số hộđiều tra 60 hộ, mô hình độc canh 30 hộ, mô hình luân canh 30 hộ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự đa dạng của côn trùng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)