thuốc trừ sâu.
Từ năm 1971, Takeda, T. and O. Hirota đã làm nhiều thí nghiệm chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và năng suất lúa; Các kết quả này cũng chứng minh rằng cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự điều chỉnh số bông, số nhánh bông/bụi và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Cơ chế này được San-oh, Y. et al., 2004 giải thích một cách tổng quát như sau: ở ruộng gieo trồng thưa tầng lá trên không che phủ kín tầng lá dưới. Vì vậy tầng lá bên dưới được kéo dài tuổi thọ và hỗ trợ dinh dưỡng nuôi bộ rễ lúa. Từ năm 1995, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã nghiên cứu các thí nghiệm về mật độ sạ, cách gieo sạ theo hàng với mật độ 50, 75 và 125 kg/ha cho năng suất không khác biệt ý nghĩa; trong khi sạ lan ở mật độ 100 kg/ha cho năng suất cao hơn sạ lan ở mật độ 200 kg/ha ( cao hơn 20-23%). So với sạ lan, sạ theo hàng tiết kiệm được hơn 100 kg/ha thóc giống, tăng năng suất từ 0,5-1 tấn/ha, giảm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, dễ phân biệt lúa cỏ, giảm đỗ ngã, giảm tỷ lệ lép, thuận lợi đi lại chăm sóc và dễ nuôi cá trong ruộng lúa hơn (Nguyễn Văn Luật et al., 1998).
Trần Thị Ngọc Huân et al. (1999) đã phân tích tương quan hệ số Path giữa năng suất và thành phần năng suất lúa được gieo sạở các mật độ từ 50, 100, 150 và 200 kg/ha trong vụĐông Xuân và Hè Thu đã chứng minh rằng: số bông/m2 gia tăng khi mật độ sạ gia tăng trong khi số hạt chắc trên bông giảm; đây là mối quan hệ bù trừ giữa hai đặc tính trên; số hạt chắc trên bông có ảnh hưởng trực tiếp và tương quan thuận với năng suất, bù trừ cho việc giảm số bông/m2.
Theo Zhong, X. S. Peng and R. Buresh (2003): khái niệm về “ruộng lúa khỏe” (Healthy rice canopy) được hình thành từ cơ sở của sự phối hợp chặt chẽ giữa đặc tính sinh lý của cây lúa, cấu trúc tán lá lúa cũng nhưđiều kiện tiểu khí hậu bên dưới tán lá lúa với sự phát triển của bệnh hại do tác động của bón phân đạm và mật độ gieo sạ. Quản lý ruộng lúa khỏe là sự kết hợp giữa quản lý dinh dưỡng và cây trồng để tạo ra một ruộng lúa phát triển tốt, năng suất cao và có khả năng tự chống chịu bệnh hại tốt hơn. Đây là một hướng mới có tính khả thi và hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Văn Quyến et al. (2004) tại Viện Lúa ĐBSCL, để có ruộng lúa khỏe phụ thuộc vào các đặc điểm như:
(1) Dạng hình đẹp: chiều cao cây phải ngắn và góc lá thẳng đứng để cân bằng hô hấp và quang hợp, tăng chỉ số diện tích lá (LAI). Cây có tàn lá ngã rợp sẽ làm tăng ẩm độ tương đối và nhiệt độ dưới tán lá do ánh sáng bị cản trở bởi tàn lá và giảm sự lưu thông không khí dưới tán lá. Với điều kiện tiểu khí hậu bên dưới tán lá như vậy là rất thích hợp cho sự phát triển nhiều loại bệnh hại và sâu hại tấn công cây lúa (Yoshida, S. 1976).
(2) Số chồi và chỉ số diện tích lá: với giống lúa cao sản ngắn ngày cần quản lý số chồi hữu hiệu vừa phải để đảm bảo số bông/m2, chiều dài bông, năng suất không bị giảm, đồng thời cũng giữ chỉ số diện tích lá vừa phải để không làm gia tăng số chồi vô hiệu. Giảm số chồi vừa phải cũng làm giảm áp lực sâu bệnh (Mew, T. W. 1991).
(3) Bón phân cân đối, tránh bón dư thừa phân đạm.
(4) Mật độ gieo sạ: ruộng gieo sạ dày (250 kg/ha) có chỉ số bệnh cao hơn ruộng sạ thưa (75-120 kg/ha). Ở giai đoạn đòng trổ, góc lá của ruộng sạ thưa, bón ít đạm (80 kgN/ha) nhỏ hơn, thẳng đứng hơn ruộng sạ dày và bón nhiều đạm (120 kgN/ha). Các tác giả đã đưa ra kết luận bước đầu sau một vụ thí nghiệm là; gieo sạ thưa 75-100 kg/ha, dùng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa (80kgN/ha) sẽ tạo ra ruộng lúa khỏe mạnh (Trần Thị Ngọc Huân et al., 1998).
1.8 Chỉ sốđa dạng sinh học Shannon-Wiener (H) và chỉ sốđồng đều (EH) 1.8.1 Chỉ sốđa dạng sinh học Shannon-Wiener (H)