Về cơ bản thì hoạt đọng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt nam chưa chú trọng đến hoạt động dịch vụ khách hàng. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản qua trung gian, chưa tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Vì vậy trong tương lai, các doanh nghiệp Việt nam cần có những biện pháp để xuất khẩu trực tiếp, bỏ qua một số giai đoạn trung gian , từ đó cung cấp thêm một số dịch vụ cho khách hàng nhăm nâng cao uy tín của các doanh nhiệp Việt nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần hình thành các trung tâm nghề cá lớn phải gắn với việc xây dựng các khu công nghiệp chế biến công nghệ cao để thu hút khối lượng thuỷ sản
nguyên liệu lớn, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị cho các loại sản phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam.
3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành Thuỷ sản một cách đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất có tập trung, không bị manh mún, nhỏ lẻ.
- Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản để các doanh nghiệp và các hộ nuôi trồng thuỷ sản, những ngư dân có thể nắm bắt thông tin một cách chính xác, tránh được những rủi ro đáng tiếc do không hiểu những văn bản ban hành.
- Nhà nước cần tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
- Nhà nước cần xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
- Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
- Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
- Nhà nước Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối để thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc bán sản phẩm cũng như cho người dân trong tiêu dùng
- Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nũa phát triển hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản để không những mở rộng thị phần trên thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ mà còn mở rộng thị trường sang các nước như EU.
- Nhà nước cần quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật để hoạt động của ngành thuỷ sản được diễn ra trong sạch và công bằng.
KẾT LUẬN
Với lợi thế của một quốc gia biển và giàu đất ngập nước, nước ta có tiềm năng lớn về phát triển thủy sản. Thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh; đóng góp quan trọng vào thị phần xuất khẩu của đất nước; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông ngư nghiệp trên cả nước; góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng nông thôn Chính vì thế, thủy sản được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất thủy sản thường chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro, đặc biệt về mặt thị trường và môi trường. Cho nên, để bảo đảm tăng trưởng kinh tế hiệu quả và ổn định, hướng tới phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm, ngành Thủy sản đã thực thi nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, cũng như áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản trong quá trình sản xuất thủy sản. Cùng với ngành Thủy sản, các bộ ngành khác, các tổ chức khoa học trong cả nước và quốc tế đã có nhiều nghiên cứu đóng góp cho các hoạt động nói trên.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của nước ta, với mức tiêu thụ bình quân từ 70 – 75 kg/người/năm. Tuy nhiên so với tỉ trọng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản thì Việt Nam mới chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Vì thế trong thời gian tới Nhật Bản vẫn là thị trường lớn của Việt Nam, và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng thị phần trển thị trường
này.Không những thế, trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn phải mở rộng thị trường sang các nước khác nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản, góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển
MỤC LỤC
Mở đầu………..1
CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN 1.1.Lý thuyết chuỗi giá trị...3
1.2.Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản...7
1.2.1.Đối với các hoạt động hỗ trợ...7
1.2.1.1 Đối với hoạt động hậu cần đầu vào...7
1.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất thuỷ sản...8
1.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra...9
1.2.1.4. Đối với hoạt động Marketing và bán hàng...10
1.2.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng...11
1.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ...11
1.2.2.1. Hoạt động quản trị nhân lực...11
1.2.2.2. Phát triển công nghệ...11
1.2.2.3. Hoạt động đảm bảo nguyên liệu...12
1.3. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị
nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam...12
1.3.1. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam...12
1.3.2. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam...16
1.3.2.1.Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản………16
1.3.2.2.Hoạt đông sản xuất thuỷ sản...17
1.3.2.3.Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản...18
1.3.2.4.Hoạt động Marketing và bán hàng thuỷ sản...18
1.3.2.5.Hoạt động dịch vụ khách hàng...19
1.3.2.6.Đối với các hoạt động hỗ trợ………20
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...22
2.1.1.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây...22
2.1.2.Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản...25
2.1.2.1.Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây...25
2.1.2.2. Đặc điểm về thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản ở Nhật Bản...27
2.1.2.3. Quy định luật pháp đối với hàng thuỷ sản của Nhât Bản...28
2.1.3.Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...30
2.1.4.Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ...35
2.2.Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...36
2.2.1. Đối với các hoạt động cơ sở...36
2.2.1.1. Đối với hoạt động hậu cần đầu vào thuỷ sản...36
2.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản...38
2.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản...42
2.2.1.4. Đối với hoạt động Marketting và bán hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam...44
2.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ...45
2.2.2.1. Hoạt động bảo đảm nguyên liệu...45
2.2.2.2. Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật...48
2.2.2.3. Về nguồn nhân lực...49
2.2.2.4. Về cơ sở hạ tần doanh nghiệp...50
2.4. Đánh giá tình hình vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nhiệp Việt Nam...51
2.4.1.Những điểm mạnh trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam...51
2.4.2.Những điểm yếu trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt nam...54
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển của thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010 ...57
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đến năm
2010...58
3.2.Một số giải pháp đẩy mạnh vận dụng lý thuiyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản...60
3.2.1.Giải pháp về nguyên liệu...60
3.2.2.Giải pháp về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản...63
3.2.2.1. Đầu tư những phương tiện đánh bắt hiện đại...63
3.2.2.2.Nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản...65
3.2.2.3.Nuôi trồng có hiệu quả...65
3.2.3.Các giải pháp về sản xuất và chế biến...67
3.2.3.1.Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất...67
3.2.3.2.Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản ở các doanh nghiệp...67
3.2.3.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản...68
3.2.4.Các giải pháp về hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản...71
3.2.4.1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước đặc biệt là Nhật Bản...71
3.2.4.2.Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam...72
3.2.4.3.Tạo dựng niềm tin, uy tín trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản...73
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketting và hoạt động bán hàng trên thị trường Nhật Bản...74
3.2.5.1.Phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản...74
3.2.5.2.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thuỷ sản sang thị trường Nhật bản...75
3.2.7. Về khoa học công nghệ...77
3.2.8.Phát triển nguồn nhân lực...77
3.2.9. Về dịch vụ khách hàng...78
3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước...78
Kết luận...81
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang Nhật Bản trong năm 2005……… 23
Bảng 2.2 : 10 mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn sang thị trường Nhât Bản trong năm 2005……….... 24
Bảng 2.3 : Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản……… 28
Bảng 2.4 : Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam…... 30
Bảng 2.5: Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật theo nhóm sản phẩm 32 Bảng 2.6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản……… 34
Bảng 2.7 : Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng……… 37
Bảng 2.8 : Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản của một số nước……… 39
Bảng 2.9 : Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường……… 41
Bảng 2.10 : Số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường… 43 Bảng 2.11 : Những nhà sản xuất thức ăn cho thuỷ sản hàng đầu Việt nam………. 46
Bảng 2.12 : Lao độn tham gia khai thác thuỷ sản theo khu vực………… 50
Bảng 3.1 :Quy định của Nhật Bản về vệ sinh an toàn thực phẩm………. 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 : Mô hình chuỗi giá trị……… 4
Hình 2.1 : Cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản theo thị trường của Việt Nam ... 31
Hình 2.2 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản ……… 34
Hình 2.3 : Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng …... 37
Hình 2.4 : Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh
nghiệp……….. 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Quản trị kinh doanh Thương Mại quốc tế của trường Đại học kinh tế quốc dân
2.Thông tin Khoa học- công nghệ kinh tế thuỷ sản 3.Tạp chí hoạt động khoa học
4.Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á 5.Các bài viết của trung tâm nghiên cứu Nhật Bản 6.Tạp chí thuỷ sản
7.Tạp chí thông tin chuyên đề
8.Báo cáo của Vụ Thương Mại - dịch vụ - Bộ kế hoạch và đầu tư 9.Báo cáo của Bộ thương mại
10.Báo cáo của vị nông nghiệp và phát triển nông thôn- bộ kế hoạch và đầu tư 11.Các bài viết trên Internet