Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh. Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với
tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến nay số tàu thuyền có 72 nghìn chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công. Vì vậy cần phải đầu tư những phương tịên đánh bắt hiện đại, có kho bảo quản thuỷ sản trên tầu để có thể đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu thuỷ sản cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu
- Trước hết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về hoạt động khai thác xa bờ của các viện nghiên cứu hải sản, cải thiện quy trình phổ biến thông tin giữa các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngư dân nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về ngư trường, đàn cá, mùa vụ ? và ngư cụ sử dụng cho hoạt động khai thác xa bờ.
- Khuyến khích và tăng cường mối quan hệ hợp tác, điều phối giữa các tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Biện pháp này giúp giảm chi phí nhiên liệu, thông tin về ngư trường, thị trường và đảm bảo có sự ứng cứu lẫn nhau khi gặp nạn. - Ðầu tư và hỗ trợ tài chính cho việc cải thiện các thiết bị hoa tiêu, do tìm luồng cá; áp dụng các phương pháp đánh bắt hiện đại đạt các chuẩn mức về độ an toàn cao hơn cho các tàu thuyền đánh bắt xa bờ và cả các thuỷ thủ làm việc trên tàu. Ðầu tư và hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật để cải thiện các động cơ, đầu tư thêm thiết bị phụ trợ cho hoạt động đánh bắt.
- Ðảm bảo việc cập cảng liên tục, đều đặn đối với các loại tàu đánh bắt xa bờ nhằm giúp cho ngư dân tiêu thụ sản phẩm nhanh với mức giá hợp lý.
- Ðầu tư xây mới và nâng cấp các cảng cá phục vụ tốt hơn cho việc cặp cảng khi các tàu về. Cải thiện các thiết bị xử lý, làm lạnh và kho bảo quản cá tại các cảng cá, đảm bảo việc bốc xếp thuận tiện, nhanh chóng; phát triển hệ thống dây truyền làm lạnh không gián đoạn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, góp phần cải thiện giá bán hải sản của ngư dân.
- Xây dựng một hệ thống tiêu thụ theo ngành dọc có sự quản lý hữu hiệu của Nhà nước, tránh tình trạng để tư thương, đầu nậu ép giá. Cải tiến và
sắp xếp lại các đầu mối tiêu thụ cá thông qua việc bố trí tập trung tại một số cảng cá. Từng bước thiết lập hệ thống bán đấu giá trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm cải thiện tốt hơn hoạt động tiêu thụ thuỷ sản trong thời gian tới
3.2.2.2.Nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản
Mặc dù trong tháng 10, số phương tiện tham gia khai thác giảm, chỉ chiếm khoảng 70 – 80% tổng số tàu thuyền, nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu tăng cao, hiêu quả đánh bắt bị giảm sút. Tuy vậy các địa phương đã hướng dẫn bà con ngư dân có các giải pháp tập trung sản xuất với mô hình đội tàu, tăng thời gian bám biển, giúp nhau tìm kiếm ngư trường, chuyển sang nghề câu; phối hợp tổ chức dịch vụ tàu thu mua sản phẩm, cung ứng nhiên liệu, vật tư cho các tàu đánh bắt xa bờ nhằm tiết kiệm chi phí nên sản lượng khai thác so với cùng kỳ năm 2004 vẫn tăng, sản lượng đánh bắt chủ yếu là cá nổi, với một số nghề chính như nghề câu cá ngừ đại dương, vây cá cơm, mành đèn...
- Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu nghề khai thác ven bờ theo hướng ổn định sản lượng khai thác đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, chuyển từ khai thác ven bờ sang nghề khai thác xã bờ, nghề nuôi trồng thuỷ sản hoặc dịch vụ, du lịch
- Tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven bờ đi đôi với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu trong tổng sản lượng hải sản khai thác.
- Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu cá, từng bước đầu tư đóng mới đội tàu chuyên môn hóa để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản cung cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới, nâng cấp
hệ thống cảng cá, chợ cá để thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu
3.2.2.3.Nuôi trồng có hiệu quả
Về Nuôi trồng thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản cho biết, đến thời điểm này các địa phương đã hoàn thành việc thu hoạch tôm sú, qua đánh giá sơ bộ tình hình nuôi tôm sú năm 2005, sản lượng đạt khá, nhưng lợi nhuận không cao do giá nhiên liệu, hoá chất, thức ăn tăng, trong khi đó giá nguyên liệu bán ra không ổn định. Giá tôm sú thương phẩm liên tục tăng, hiện giá tôm sú tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Sóc Trăng… đã tăng. Nguyên nhân giá tôm tăng là do các doanh nghiệp đã tăng cường thu mua để đảm bảo đủ nguyên liệu xuất khẩu trong khi đây đang là thời điểm kết thúc vụ tôm chính, nhiều nơi không còn tôm để bán, mặt khác do các công ty thiếu tôm nguyên liệu để thanh toán với những hợp đồng đã ký. Hiện một số đơn vị chế biến tôm xuất khẩu đang bị các nhà nhập khẩu Nhật Bản phản ứng vì giao hàng chậm.
Nuôi cá nước ngọt đang phát triển mạnh nhiều hình thức nuôi phong phú như nuôi cá ao hồ nhỏ, nuôi đăng quầng, nuôi cá mặt nước lớn ở hồ chứa thuỷ lợi, nuôi cá lúa kết hợp, nuôi lồng. Hiện nay, do dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp làm cho các thực phẩm như cá đồng tiêu thụ tốt. Để đẩy mạnh nuôi trồng,các doanh nghiệp và nhà nước phải cùng phối hợp với nhau
- Nhà nước cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương ven biển, đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một ngành chủ lực tạo sản phẩm hàng hóa có khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ".
- Ngành thuỷ sản phải thường xuyên kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống và các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản, quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản, giảm đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường, xây dựng và áp dụng các mô hình nuôi thuỷ sản sạch, nuôi thuỷ sản sinh thái.
- Ðầu tư nâng cấp và xây dựng mới một số xí nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp, sản xuất bột cá; nhập khẩu nguyên liệu và công nghệ cần thiết để sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước với chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng 60% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2000 - 2005, đáp ứng 80% nhu cầu nuôi thuỷ sản vào giai đoạn 2006 - 2010. Đồng thời cung cấp đầy đủ và đồng bộ các vật tư, thiết bị đáp ứng yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản. - phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản ở tất cả các loại mặt nước, trong đó chú trọng nuôi trồng hải sản trên biển ở vùng ven bờ, gắn với mô hình quản lý cộng đồng, hình thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể, đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động đánh cá chuyển nghề, vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hình thành những vùng nuôi công nghiệp tập trung có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu
3.2.3.Các giải pháp về sản xuất và chế biến thuỷ sản xuất khẩu
3.2.3.1.Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
- Phải xây dựng các mô hình khuyến ngư, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các nhà khoa học trong và ngoài ngành chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất giống, nhân giống thủy sản; các chương trình sản xuất giống nhằm khai thác, sử dụng nguồn gen
bản địa và giống nhập nội phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nuôi để đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất xuất khẩu.
- Đầu tư trang thiết bị cho dây chuyền sản xuất thuỷ sản, để nâng cao năng suất xuất khẩu của các doanh nghiệp.
3.2.3.2.Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản ở các doanh nghiệp
Trước tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt đối với mặt hàng thuỷ sản trên thị trường thế giới thì yêu cầu về chất lượng ngày càng được chú trọng. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản có tốt hay không se quyết định đén sự thành công của doanh nghiệp. Nhất là đối với thị trường Nhật Bản, khi mà tiêu chuẩn về chất lượng là rất khắt khe. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam phaỉ nâng cao năng lực chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật bản. Muốn vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp sau:
- Hiện nay Nhật Bản đang tích cực đưa tiêu chuẩn HACCP áp dụng đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khảu thuỷ sản của nước ta phải thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
- Ðầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp, trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, nâng công suất chế biến lên 1000 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2000 và 1500 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2005; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phấn đấu đến năm 2001 các cơ sở chế biến thủy sản đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu;