Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Trang 37 - 41)

Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998.

Năm 2005, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng nghĩa với việc chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường Quốc tế. Năm 2005 cũng là năm ngành thuỷ sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nuôi thuỷ sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thuỷ sản nuôi tập trung . Hiện nay, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm, việc mở rộng thị trường phải bằng chất lượng, an toàn thực phẩm. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nên chú trọng tăng cường chất lượng và kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các lô hàng xuất sang Nhật Bản trong thời gian này, để bảo đảm uy tín sản phẩm và tránh rủi ro bị trả hàng. Sau đây là bảng danh mục khống chế dư lượng kháng sinh của một số nước

Bảng 2.8 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số nước

Thị trường

Văn bản quy định Cấm hoàn toàn Quy định giới hạn tối đa EU Qui định số 508/1999, ngày 4/3/1999 10loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại Mỹ Luật thực phẩm Liên bang :

Mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001 11 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại FAO/ WHO

Khuyến cáo của Hội đồng chuyên gia đánh giá rủi ro về ATVS hoá chất, phụ gia

Chloramphenicol và Nitrofurans

Canađa Bộ Luật thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có

Chloramphenicol và Nitrofurans 4 loại Hàn Quốc Văn bản qui định áp dụng từ 15/7/2002 Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans Oxytetracylin Oxolinic acid Thái Lan

Thông báo của FDA 26 loại, trong đó có

Chloramphenicol và Nitrofurans

Oxolinic acid Nhóm Sulfa

Nhật Bản

Bộ Luật Thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có

Chloramphenicol và Nitrofurans 27 loại Trung Quốc Các qui định về an toàn thực phẩm 16 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại Nguồn - Tạp chí KHCN thuỷ sản

Các doanh nghiệp đều biết , thị trường Nhật bản là một trong những thị trường rất khó tính về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, khi tiến hành xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp đã không tìm hiểu kỹ những văn bản quy định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thế nên nhiều lô hàng thuỷ sản đã xuất khẩu đi đã không đáp ững được về chất lượng. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù trong thời gian qua, năng lực chế biến thuỷ sản đã tăng lên rõ rệt do các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến , nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu xuất khảu của doanh nghiệp.Tuy vậy, hiện cả nước vẫn còn 209 cơ sở chế biến thuỷ sản chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó hầu hết là các cơ sở đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp. Tình hình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường của ngành thuỷ sản vẫn chưa thực hiện tốt.Sau đây là biểu đồ thể hiện mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường

Hình 2.4 - Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp

Như vậy, không có cơ sở nào đạt mức tốt.Số lượng cơ sở đạt mức trung bình chiếm tỉ trọng khá cao, chiếm 60%, các cơ sở đạt mức khá chỉ chiếm 15 % và 25% cơ sở đạt mức kém. Trong số 25% các nhà máy được xếp hạng kém, phần lớn là các cơ sở còn xen lẫn trong khu dân cư chưa được quy hoạch. Nhìn vào hình ta có thể thấy được hầu hết các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường.

Bảng 2.9 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường

TT Tên cơ sở Mức xếp

hạng

1 Công ty chế biến XK Thọ Quang Khá

2 Công ty Thủy sản và thương mại thuận phước Khá

3 Chi nhánh Animex Đà Nẵng Trung bình

4 Chi nhánh công ty TNHH Đại Thuận Trung bình 5 Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng Trung bình

7 Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Trung bình 8 Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N Trung bình 9 Công ty TNHH Nông hải sản xuất khẩu Hoà

Phát Trung bình

10 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 1 Trung bình 11 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 3 Trung bình 12 Xí nghiệp CB thủy sản Nại Cương Trung bình

13 Xí nghiệp Thủy sản Nam Ô Trung bình

14 Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Phước Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn - Kết quả phân hạng cơ sở công nghiệp theo các tiêu chí bảo vệ môi trường của ngành Chế biến thủy sản

Như vậy trong 14 doanh nghiệp được khảo sát thì chỉ co 2 doanh nghiệp xếp loại khá, còn đâu xếp loaị trung bình trong việc bảo vệ môi trường. Đây là điều đáng báo động và đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc để hạn chế tình hình này.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Trang 37 - 41)