Tình hình dân số và nguồn lực lao động phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay potx (Trang 37 - 39)

thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Cùng với nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh thắng như đèo Ngang, đèo Lý Hoà, Đá Nhảy, Nhật Lệ Bảo Ninh, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh, đặc biệt Quảng Bình có Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là môi trường, điều kiện cho phát triển mạnh các loại hình du lịch.

Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không có tính chất đa dạng như các vùng khác ở trong nước, song lại có tính độc đáo hơn về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của thiên tạo làm cho sản phẩm của du lịch có phần hấp dẫn hơn.

- Tình hình dân số và nguồn lực lao động phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. hoá.

Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình thì tính đến cuối tháng 12 năm 2008 Quảng Bình có tổng số dân là 857.818 người, sinh sống phân bố ở 159 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố. Các huyện, thành phố gồm: huyện QuảngTrạch, huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ, trong đó Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.

Trong tổng dân số nói trên, nam giới có 422.583 người, chiếm 49,26% ; nữ giới có 435.235 người, chiếm 50.74%. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Hiện nay ở nông thôn có 733.414 người, chiếm tỉ lệ 14,5% ; còn lại là thành thị 124.404 người, chiếm 85,5%%. Những năm qua dân số Quảng Bình liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp hơn so với các tỉnh khác trong nước.

Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, số lượng lao động ngày càng tăng và được trẻ hoá, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, cơ cấu nguồn nhân lực lao động ngày càng hợp lý hơn.

Cũng theo số liệu điều tra nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình của Cục Thống kê và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, tổng số nguồn lực lao động của tỉnh tính đến đến tháng 12 năm 2008 có 458.589 người, chiếm 53.46% dân số.

Hiện nay, số lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguồn bổ sung lao động được thể hiện: Bình quân một người hết tuổi lao động thì có 3,4 người bổ sung, có nghĩa hệ số thay thế 1/3,4. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 6,7% năm 1990 lên 27,5% vào năm 2008. Lao

động được đào tạo từ nhiều nguồn: các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trong cả nước, đặc biệt là ở các trung tâm đào tạo như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trường khu vực ở Huế, Đà Nẵng và trong tỉnh. Riêng trong tỉnh hiện nay đã hình thành mạng lưới đào tạo và kết hợp đào tạo cán bộ, đào tạo nghề từ bậc đại học trở xuống, như Trường Chính trị; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Trung học kinh tế; Trường Trung cấp kỹ thuật Công - Nông nghiệp; Trường Trung học y tế, các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện, thành phố... Chính vì vậy, số lượng người lao động được đào tạo hàng năm cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế cơ sở, các doanh nghiệp không ngừng được tăng lên. Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng các loại hình chuyên môn, nghiệp vụ đã được tỉnh chú trọng đầu tư.

Về chất lượng nguồn nhân lực so với nhiều năm trước đây đã có bước tiến bộ vượt bậc. Do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên chất lượng nguồn nhân lực cũng từng bước được cải thiện. Số lao động đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật, các loại bậc thợ có bước phát triển đáng kể. Trong 27,5% lao động đã qua đào tạo hiện nay, lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14,2%. Nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa cấp I, II tăng nhanh. Lao động ở một số ngành, lĩnh vực đang được chuẩn hoá. Một bộ phận lao động nông thôn bước đầu có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Về cơ cấu nguồn nhân lực cũng đã có những yếu tố hợp lý: Tính đến cuối năm 2008 trong tổng số 458.589 lao động thì lao động nam có 229.921 người, nữ có 228.668 người; tỉ lệ gần tương đương; ở thành thị có 66.727 người, nông thôn có 391.862 người; có 15.110 lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Số còn lại tham gia lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. So với năm 1990, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,0% lên 14,2%, lao động khu vực thương mại và dịch vụ tăng từ 8% lên 18,2%, lao động khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 80,0% xuống còn 67,3% trong tổng số lao động tham gia làm việc trong các các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì nguồn lực lao động nói chung vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng hàng năm, nhưng do trình độ học vấn của đa số người lao động vẫn còn thấp nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Số lao động chưa qua đào tạo, chưa có nghiệp vụ, chuyên môn vẫn còn rất lớn, chiếm gần 75,5% so với tổng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của đại bộ phận lao động còn nhiều hạn chế, kỷ luật lao động trong một bộ phận lao động chưa cao. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi còn thiếu một cách nghiêm trọng. Người lao động có kiến thức về khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề giỏi chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện đồng bằng, còn ở những nơi thuộc vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như các huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá tỷ lệ không đáng kể. Hơn nữa, ở những nơi này do trình độ dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay potx (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)