Vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay potx (Trang 25 - 34)

toàn Đảng, toàn dân chúng ta nói chung, đội ngũ trí thức nước nhà nói riêng những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề.

1.1.2.2. Vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

Trong mọi thời kỳ lịch sử phát triển của thế giới cũng như của nước ta, đội ngũ trí thức luôn là lực lượng quyết định trong sáng tạo, truyền bá tri thức, có vai trò vô cùng to lớn trong việc sáng tạo ra những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại.

Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt đánh giá rất cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo Ph.Ăngghen: “sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần những bác sĩ, kỹ sư, nhà hoá học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu suông sáo”[33, tr.613].

Kế thừa những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về trí thức, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, V.I.Lênin hiểu rõ tầm quan trọng của tri thức, trí tuệ và hết sức coi trọng vai trò của trí thức, ông cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại” và khẳng định: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để

đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản đã đạt được”[31, tr.217].

Đối với nước ta, từ xa xưa cha ông ta đã từng trân trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức. Tư tưởng về hiền tài và chiêu hiền đãi sĩ được hình thành rất sớm. Việc dùng người hiền tài được coi là một công việc hệ trọng, thiêng liêng, vì quyền lợi tối cao của đất nước. Sau khi thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý đã mở khoa thi Minh kinh Bác sỹ đầu tiên để kén chọn hiền tài, lập Quốc Tử giám để đào tạo trí thức. Về sau, trong bài Văn bia đề danh tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442), tiến sĩ Thân Nhân Trung đã viết:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương, thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết. Vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, được quý chuộng không biết dường nào, đã được đề cao bởi khoa danh, lại được ban trọng tước trật. Ơn ban đã nhiều mà vẫn coi là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ để ngợi khen. Báo tin mở tiệc, triều đình mừng được người tài, không việc gì không làm hết mức [23].

Trong thời kỳ hiện đại, khi nói về vai trò của trí thức đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội, nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài"[35, tr.236]. Người nhấn mạnh: "Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều"[35, tr.235]. Theo Hồ Chí Minh, “Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi [36, tr.36]. Người còn khẳng định: “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”[36, tr.39]. Có thể nói, trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Hồ

Chí Minh bao giờ cũng coi trọng trí thức và Người đã phát huy vai trò của đội ngũ trí thức một cách tốt nhất. Rất nhiều trí thức được đào tạo trong thời thực dân, phong kiến đã được Hồ Chí Minh cảm hoá và trở thành những cán bộ quan trọng của nhà nước.

Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt tiến trình cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của trí thức và phát huy được một cách tích cực vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và kháng chiến kiến quốc, không ai khác, chính là những người trí thức yêu nước đã đóng vai trò truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và các tri thức khoa học hiện đại vào nước ta. Cũng một bộ phận trong số họ là những người tham gia vận động thành lập Đảng và trở thành đảng viên của Đảng. Nhiều thanh niên, học sinh, trí thức đã anh dũng hy sinh phấn đấu quên mình vì cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau khi nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, nhiều trí thức đã tham gia Chính phủ kháng chiến, cơ quan chính quyền các cấp và đảm đương gánh vác nhiều công việc quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội ngũ trí thức có mặt khắp mọi nơi. Bằng trí tuệ, sức lực, xương máu, họ đã góp phần làm nên chiến thắng huy hoàng của dân tộc mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân 1975, thu giang sơn về một mối, cùng vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thời đại ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển và phổ biến nhanh chóng, nền kinh tế tri thức không chỉ là một xu thế phát triển mà đã trở thành một thực tế sinh động, khẳng định như một tất yếu phát triển của nhân loại thì vai trò của trí thức nói chung càng trở nên to lớn và quan trọng hơn. Đặc biệt, đối với một quốc gia đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta thì vai trò của đội ngũ trí thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng ta coi trí thức là một lực lượng đặc biệt quan trọng của cách mạng, là một trong những động lực cơ bản trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa sự nghiệp này đi đến thành công. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Đảng đã ra Nghị quyết về

Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đây là một Nghị quyết chuyên biệt, đề cập riêng đến đội ngũ trí thức và các quan điểm, chính sách của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức nước nhà. Theo tinh thần của Nghị quyết này, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam được xác định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr. 90].

Như vậy, riêng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của đội ngũ trí thức được Đảng xác định là “lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vai trò đó của đội ngũ trí thức được thể hiện đa dạng, sinh động trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, từ trong thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay chúng ta thấy nổi lên ba nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Đội ngũ trí thức đóng vai trò là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng tiếp thu và truyền bá tri thức trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trước hết, trí thức Việt Nam là lực lượng quan trọng và chủ yếu trong việc tiếp thu và truyền bá những chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quảng đại quần chúng nhân dân.

Chúng ta biết rằng, những chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là những tri thức đặc biệt quan trọng được đúc rút trong quá trình nghiên cứu lý luận khoa học và tổng kết thực tiễn, đó là trí tuệ của Đảng - đại diện cho trí tuệ của nhân dân, của dân tộc. Những vấn đề lý luận đó được một bộ phận trí thức trong Đảng và trong quần chúng tham gia đóng góp xây dựng nên thông qua trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học, của quảng đại đảng viên và quần chúng nhân dân. Tuy vậy, bản thân nó sẽ mãi là lý luận nếu nó không được tuyên truyền một cách sâu rộng trong quần chúng. Chính vì vậy, do đặc thù lao động của mình, đội ngũ trí thức được xã hội phân công là lực lượng chủ yếu đảm nhận trọng trách đưa những vấn đề lý luận đó của Đảng và Nhà

nước vào thực tiễn đời sống, biến nó thành hành động của quần chúng.

Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta muốn đạt được nhiều thành tựu và đi đến thành công thì trước hết những vấn đề lý luận như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được phổ biến sâu rộng, làm cho nhân dân nhận thức được sự cần thiết, lợi ích cũng như vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó thôi thúc mọi người dân tham gia một cách tự giác, tích cực, bởi lẽ lí luận sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng. Với chức năng cơ bản là phổ biến, truyền bá kiến thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các chương trình hành động cụ thể, đội ngũ trí thức góp phần tuyên truyền nhanh chóng và chính xác chủ trương đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến mọi người dân. Chính vì vậy, trí thức được xem như là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với quảng đại nhân dân, đặc biệt là với nông dân và công nhân, góp phần củng cố khối liên minh vững chắc giữa công nhân, nông dân với đội ngũ trí thức.

Bên cạnh đó, trí thức còn có vai trò to lớn trong việc truyền bá tri thức thông qua hoạt động đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người - yếu tố vừa giữ vai trò như động lực, phương tiện để đạt được mục đích, vừa đồng thời là mục đích hướng tới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động giáo dục - đào tạo hiện nay có một vai trò hết sức to lớn, đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; đào tạo ra nguồn lực lao động dồi dào cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy, trong sự nghiệp này, giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu và đội ngũ trí thức là lực lượng cơ bản để thực hiện “quốc sách” đó. Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, điều trước hết là phải có lực lượng lao động được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ tay nghề và về cả đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng. Đến lượt nó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển, trong đó có người lao động.

Với tư cách là lực lượng có trình độ học vấn cao, đội ngũ trí thức được xã hội giao phó nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây là một nhiệm vụ trọng đại mà chỉ đội ngũ trí thức mới có thể thực hiện được. Nếu không có sự tham gia của trí thức thì không thể đào tạo được nguồn lực con người bởi trí thức là chủ thể của quá trình đó. Bằng chứng cho thấy, mỗi năm chỉ riêng đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần đào tạo hàng nghìn chuyên gia, cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ hai, đội ngũ trí thức tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, chủ thể cơ bản đưa khoa học - công nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Theo các nhà kinh điển mác-xít, quá trình tích luỹ tri thức khoa học luôn được thực hiện cùng sự phát triển của sản xuất, chịu sự tác động của quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất, những tri thức khoa học do các nhà trí thức sáng tạo ra, những tri thức khoa học được tích luỹ từ lâu đời được vật chất hoá thành công cụ sản xuất, công cụ lao động để cải tạo giới tự nhiên tạo ra sản phẩm mới có giá trị. Chỉ đến khi tri thức khoa học được “vật chất hoá”, “vật thể hoá” thành tư liệu sản xuất, được thẩm thấu vào yếu tố người lao động thông qua sự hiểu biết và kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các quy trình sản xuất của họ thì nó mới thực sự gia nhập cấu trúc của lực lượng sản xuất. Đó cũng chính là điều kiện để khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhờ có những phát minh khoa học và sự chuyển tải những tri thức khoa học đó thành lực lượng sản xuất, nên lực lượng sản xuất phát triển hơn, năng suất lao động cao hơn. Kết quả góp phần vào việc phát triển xã hội lên một trình độ cao hơn. Đây chính là sự thể hiện vai trò gián tiếp của trí thức trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ngày nay trí thức còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất như những người công nhân thực thụ. Trong những quy trình sản xuất vật chất phức tạp, đòi hỏi ứng dụng kỹ thuật, khoa học - công nghệ cao không thể

thiếu vắng trí thức. Họ không chỉ hướng dẫn, điều hành mà còn trực tiếp bắt tay vào xử lý những khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm.

Cùng với vai trò trên, đội ngũ trí thức còn là chủ thể của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, chủ thể cơ bản đưa khoa học - công nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Với khả năng và điều kiện của mình, đội ngũ trí thức đóng vai trò chủ chốt trong nghiên cứu khoa học và hỗ trợ chuyển giao những thành tựu của khoa học kĩ thuật, công nghệ mới của thế giới vào quá trình sản xuất và đời sống để tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu không có sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay potx (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)