Những đổi mới và phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động (Trang 52 - 55)

III .Nhận xét và đánh giá thực trạng

1.Những đổi mới và phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty

Trong những năm từ 2004- 2006 công ty đang trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp hơn nữa trong những năm đó có nhiều biến đọng về thị trường lao động và xây dựng cơ bản nên công ty đã xác định những khó khăn và thuận lợi như sau:

1.1.1. Khó khăn

- Một số khoản nợ của công ty vẫn phải tiếp tục xử lý

- Lực lượng CBCNV tuy đã qua sắp sếp lần 1 nhưng vẫn còn đông, chất lượng không đồng đều, số cán bộ có năng lực quản lý điều hành để thích ứng với tình hình hiện nay ít, số công nhân có tay nghề cao có khả năng chuyên môn sâu không nhiều. Bộ máy gián tiếp còn quá cồng kềnh và kém hiệu quả.

- Cơ chế sản xuất kinh doanh còn bất cập chưa thực sự là đòn bẩy khuyến khích người lao động.

- Thị trường xuất khẩu lao động có nhiều diễn biến phức tạp.

- Thị trường đưa tu nghiệp sang Hàn Quốc lâu nay là nguồn thu chính của công ty đang bị thu hẹp dần và đứng trước nguy cơ chấm dứt do chính sách của Chính phủ Hàn Quốc. Các thị trường xuất khẩu lao động khác cũng có diễn biến phức tạp như: Đài Loan, Nhật Bản có nguy cơ bị đóng băng do lao động Việt Nam bỏ trốn nhiều.

- Thị trường xây dựng trong nước cũng ngày một gặp khó khăn, năng lực của Công ty trong lĩnh vực này còn yếu kém, cơ chế chính sách còn thiếu tính ổn định nên việc đấu thầu giảm giá công trình đã gây khó khăn cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị mới hiện đại, năng suất cao thay đổi sản phẩm mới cho phù hợp và đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ và thiết bị cũng như thay đổi

sản phẩm hay cơ cấu sản phẩm mới đều đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và nâng cao trình độ kỹ thuật hiểu biết về kỹ thuật và công nghệ mới.

- Lực lượng lao động hiện tại của Công ty có tuổi đời bình quân cao phần lớn được đào tạo trong thời kỳ bao cấp, thực trạng chất lượng lao động đa phần đã xuống cấp, bất cập trước yêu cầu của cơ chế thị trường và cơ chế của doanh nghiệp cổ phần. Một bộ phận nhỏ người lao động sức khoẻ bị giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu về cường độ lao động trong công ty cổ phần. Số lao động tuổi đời cao xuống cấp về trình độ năng lực, giảm sút về sức khoẻ khá nhiều. Trước yêu cầu nhiệm vụ công tác mới doanh nghiệp rất khó khăn trong việc bố trí nhân lực, vừa thiếu lại vừa thừa dẫn đến năng suất lao động quá thấp, gây nên sự trì trệ và trở ngại cho việc trẻ hoá đội ngũ người lao động trong doanh nghiệp. Bộ máy gián tiếp còn đông, trình độ hạn chế hoạt động thiếu hiệu quả. Vì vậy, muốn phát triển nhanh, ổn định vững chắc thì phải có một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, nhân sự phải đảm bảo đạt trình độ cần thiết và phải lựa chọn được sản phẩm phù hợp với công nghệ và thiết bị mới tiên tiến để đáp ứng các điều kiện cụ thể.

- Hoạt động dịch vụ của công ty còn manh mún, chưa có chiến lược lâu dài, chưa phát huy được những thế mạnh của công ty để phát triển hoạt động này.

1.1.2. Thuận lợi

- Công ty đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và hiện tại đang thực thi hợp đồng đưa tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc và một số thị trường khác.

- Công ty đang được sử dụng một quĩ đất đai khá lớn ở những địa thế có nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

- Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng công ty cũng có được một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực như xuất khẩu lao động và xây lắp

Qua những thuận lợi và khó khăn trên Công ty đã đưa ra phương hướng chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới là: Công ty tiếp tục thực hiện chủ trương mở rộng kinh doanh trên cả 3 lĩnh vực: Xây dựng cơ bản, Xuất khẩu lao động và Dịch vụ xuất nhập khẩu vật tư chuyên nghành theo phương châm : năng

suất, chất lượng và hiệu quả. Giai đoạn năm 2008 lấy Xuất khẩu lao động là lĩnh vực chiến thuật mũi nhọn, chi phối cho lĩnh vực kinh doanh Xây dựng cơ bản và Dịch vụ Xuất nhập khẩu vật tư chuyên nghành. Cụ thể như sau:

Đối với lĩnh vực Xây dựng cơ bản

- Công ty xác định đây là nghành kinh doanh chủ lực mang tính chiến lược lâu dài cần tích cực xúc tiến với chủ đầu tư để nhân thi công các công trình, huy động vốn xuất nhập khẩu để đầu tư và liên doanh đầu tư dưới dạng BOT các dự án thuỷ điện và các công trình giao thông dân dụng.

- Chú trọng đổi mới thiết bị một cách hợp lí, đặc biệt các thiết bị đặc chủng theo chuyên nghành để nâng cao năng suất, đa dạng hoá sản phẩm XDCB, hoàn chỉnh các công nghệ thi công nghệ thi công hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất đảm bảo thực hiện các hợp đồng thi công, các công trình lớn như: Đập bê tông ngăn chiều của nhà máy đóng tàu Nam Triệu, hệ thống đường ven Sông Lam, hệ thống quản lý vườn quốc gia Pù Mát- Nghệ An bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ.

Đối với lĩnh vực Xuất khẩu lao động

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, chương trình đào tạo phù hợp với từng thị trường đảm bảo sự hội nhập quốc tế vững chắc, giảm tối thiểu chi phí đóng góp của người lao động. Giữ vững và phát triển mạnh đưa lao động vào thị trường Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương Quốc Ả Rập, đây là những thị trường có tiềm năng lớn. Tích cực mở rộng thị trường Đài Loan, Malaysia, Libăng. Tiếp tục nghiên cứu và đưa lao động vào thị trương Nhật Bản.

- Thành lập các tổ thị trường chuyên sâu :

Tổ thị trường Hàn Quốc Tổ thị trường Nhật Bản Tổ thị trường khối Ả Rập Tổ thị trường Malaysia Tổ thị trường Đài Loan Tổ thị trường khối EU

- Bổ sung cho hai trung tâm một số cán bộ trẻ có đạo đức, trình độ ngoại ngữ giỏi, có năng lực tiếp thị để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường và đào tạo nguồn.

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu vật tư chuyên nghành: Chủ động quảng cáo, tiếp thị đối với các chủ đầu tư để nhận thầu nhập khẩu các loại vật tư chuyên nghành: Vải địa kỹ thuật các loại, vải chống mất nước lòng hồ, bấc thấm cho các công trình đường giao thông…Nhập khẩu và chế biến lâm sản.

Một phần của tài liệu tạo động lực cho người lao động (Trang 52 - 55)