Chủ thể xuất nhập khẩu phim

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý , hoạt động điện ảnh, Việt Nam (Trang 46 - 48)

III. Về xuất nhập khẩu phim

1.Chủ thể xuất nhập khẩu phim

1.1. Ch th xut khu

Nghị định 48/CP quy định cơ sở hoạt động xuất khẩu phim là cơ sở sản xuất phim44. Ngoài ra điều luật không nói đến những chủ thể nào khác tham gia vào

hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, khi quy định cho cơ sở sản xuất phim có quyền

xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu thì một cách gián tiếp, pháp luật đã thừa nhận

43 Điều 21 Nghị định 48/CP quy định: “Các cơ sở chiếu phim phải ưu tiên chiếu những phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá”.

44

Cơ sở sản xuất phim được quyền xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu phim do mình sản xuất đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép xuất khẩu (Điều 14 Nghị định 48/CP).

loại chủ thể thứ hai tham gia hoạt động xuất khẩu là cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu. Theo ngôn ngữ của hoạt động kinh doanh, loại cơ sở thứ hai nhận ủy thác xuất khẩu này được gọi là cơ sở chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu. Theo đó, Thông tư số 61/TT-ĐA đã quy định cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân khi đáp ứng được điều kiện và thủ tục luật định đều có quyền thành lập cơ sở xuất khẩu phim.

♦ Điều kiện

- Điều kiện vật chất kỹ thuật: có vốn và các điều kiện khác đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu phim với tổng giá trị không dưới 1.000.000.000 (một tỷ) đồng, có trụ sở với diện tích từ 24m2 trở lên, nhà kho với diện tích 20m2 trở lên.

- Điều kiện nhân sự: có người đảm nhiệm các chức danh giám đốc, kế toán trưởng, người phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu.

♦ Thủ tục

Cơ quan, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở xuất khẩu phim phải có hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Điện ảnh). Hồ sơ gồm có:

- Đơn xin phép thành lập.

- Các văn bản chứng minh về vốn, trụ sở, nhà kho và đội ngũ cơ sở.

- Lý lịch của giám đốc, kế toán trưởng kèm theo văn bản xác nhận trình độ

chuyên nghiệp vụ.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Bộ Văn hóa - Thông tin

xem xét và ra quyết định thành lập cơ sở xuất khẩu phim. Trường hợp từ chối sẽ được trả lời bằng văn bản.

Như vậy, ngoài cơ sở điện ảnh hoạt động sản xuất có quyền xuất khẩu phim

(điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư số 61/TT-ĐA, khoản 1 Điều 2 Nghị định

26/2000) thì các tổ chức, cá nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp

luật về kinh doanh xuất nhập khẩu thì được quyền xuất khẩu phim45

.

1.2. Ch th nhp khu

Nghị định 48/CP quy định hoạt động nhập khẩu phim dưới bất kỳ hình thức

nào đều do FAFIM Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin đảm nhiệm, việc nhập

45 Pháp luật còn quy định cho một số tổ chức, cá nhân có quyền xuất khẩu phim. Các tổ chức, cá nhân này không thực hiện hoạt động xuất khẩu này theo quy định của pháp luật điện ảnh mà thực hiện theo quy định tại Nghịđịnh số

72/2000/NĐ-CP ngày 05/12/2000 về công bố phổ biến tác phẩm ra nước ngoàiNghịđịnh số 88/2002/NĐ-CP ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khẩu phim để phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam đảm nhiệm có sự phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin (Điều 15). Như vậy, Nghị định 48/CP chỉ quy định cơ sở nhập khẩu chỉ bao gồm FAFIM Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam. Việc quy định như trên nhằm nâng cao chất lượng quản

lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu phim nhưng điều đó cũng làm cho số

lượng và thể loại đầu phim nhập khẩu trong cả nước khan hiếm, không đáp ứng

nhu cầu khán giả và tình hình cụ thể của từng địa phương.

Để tạo sự chủ động trong hoạt động văn hóa của từng địa phương, phù hợp nhu cầu phát triển văn hóa theo điều kiện, chính sách của từng vùng, Thông tư số

61/TT-ĐA quy định ngoài quyền nhập khẩu phim của FAFIM Việt Nam, pháp luật

còn quy định các cơ sở điện ảnh thuộc các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương cũng được quyền nhập khẩu các loại phim, băng đĩa hình nhất định (khoản 2 Điều 12).

Nghị định 26/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

48/CP đã mở rộng chủ thể hoạt động nhập khẩu phim ra ngoài phạm vi Nhà nước.

Theo đó, Điều 15 Nghị định 48/CP đã cho phép các cơ sở điện ảnh (không phân

biệt cơ sở sản xuất, phổ biến phim) được quyền hoạt động nhập khẩu phim. Để

được nhập khẩu phim, các cơ sở điện ảnh này phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Là cơ sở kinh doanh điện ảnh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam (bao

gồm cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài).

- Có rạp chiếu phim nhựa đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa -

Thông tin.

Nhìn chung, chủ thể của hoạt động nhập khẩu phim ngày nay đã không còn

bó buộc trong phạm vi Nhà nước mà đã mở rộng sang các đơn vị khác khi các đơn vị này hội đủ những điều kiện luật định.

Tóm lại, chủ thể hoạt động nhập khẩu phim bao gồm các cơ sở sau:

+ FAFIM Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin, Đài truyền hình Việt

Nam. Đây là các tổ chức thuộc Trung ương được thành lập và hoạt động theo quy

định riêng dành cho các đơn vị sự nghiệp này46 .

+ Các cơ sởđiện ảnh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam bao gồm cả cơ sởđiện

ảnh trong nước và cơ sởđiện ảnh liên doanh với nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý , hoạt động điện ảnh, Việt Nam (Trang 46 - 48)