I. Về sản xuất phim
2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim
2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim
2.1.1. Quyền sản xuất phim
Trước đây, theo Nghị định 48/CP thì cơ sở sản xuất phim thuộc quyền Nhà
nước. Hàng năm, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền
lên kế hoạch đặt hàng với cơ sở sản xuất để sản xuất những phim theo chủ trương,
kế hoạch đã định. Khi đó, cơ sở sản xuất phim có nhiệm vụ sản xuất các bộ phim
theo đơn đặt hàng và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Bên cạnh việc ưu tiên sản xuất những phim do Nhà nước đặt hàng, cơ sở sản xuất còn có quyền sản xuất những bộ phim khác (không vi phạm điều cấm quy định tại khoản 3 Điều
21 Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Khoản 2: “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”
2 Nghị định 48/CP) mà điều kiện sản xuất của cơ sở cho phép22
. Tuy nhiên, vì Nhà nước là cơ quan chủ quản nên cơ sở sản xuất phim hoạt động sản xuất theo chủ trương, kế hoạch của Nhà nước là chủ yếu. Nói cách khác, việc sản xuất phim lúc này vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim.
Quyết định 38/2002 ra đời đã mở rộng loại hình tổ chức sản xuất phim. Bên cạnh cơ sở sản xuất phim là doanh nghiệp Nhà nước, Quyết định 38/2002 còn cho
phép thành lập cơ sở sản xuất phim theo Luật Doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức, cá
nhân khác cũng có quyền sản xuất phim. Khi hoạt động sản xuất phim, trên nguyên tắc tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất được quyền tự do
lựa chọn thể loại phim, nội dung phim (không vi phạm điều cấm quy định tại
khoản 3 Điều 2 Nghị định 48/CP) để sản xuất mà không phụ thuộc vào kế hoạch
sản xuất phim của cơ quan Nhà nước. Như vậy, có thể thấy ở góc độ nhất định, quyền sản xuất phim là quyền tự do và chủ động của cơ sở sản xuất trong việc khai thác đề tài.
Hiện nay, hoạt động cạnh tranh là xu thế tất yếu cho sự vận động và phát
triển của một nền kinh tế. Theo đó, việc thừa nhận và cho phép thực hiện quyền
sản xuất phim của các doanh nghiệp này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động cạnh tranh sản xuất phim giữa các cơ sở sản xuất với nhau không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay ngoài Nhà nước, trong tương lai sẽ làm thay đổi cơ bản hoạt động điện ảnh nước nhà.
2.1.2. Quyền hưởng các chếđộưu đãi, trợ giá
Cơ sở sản xuất phim được quyền hưởng các chế độ ưu đãi, trợ giá khi sản
xuất những bộ phim theo kế hoạch của Nhà nước. Theo Thông tư liên bộ Văn hóa -
Thông tin - Tài chính số 25/TTLB ngày 19/4/1997 về chính sách tài trợ, đặt hàng đối với hoạt động điện ảnh, Nhà nước thực hiện chính sách tài trợ đối với việc sản xuất những bộ phim (bao gồm cả in hàng loạt) thời sự, tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim truyện về đề tài Cách mạng lịch sử, thiếu nhi, đề tài phục vụ công cuộc đổi mới đất nước... do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định đưa vào sản xuất.
Thông tư số 25/TTLB quy định mức tài trợ như sau:
+ Những phim do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy
quyền đặt hàng thì tài trợ 100% chi phí hợp lý của bộ phim;
22 Điều 10 Nghịđịnh số 56/CP ngày 02/10/1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích quy định “doanh nghiệp hoạt động công ích có quyền tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp với khả năng của
+ Đối với những phim tài liệu khoa học, phim hoạt hình sản xuất bằng phim
nhựa, video và các vật liệu khác được đặt hàng bằng 100% chi phí hợp lý của bộ
phim được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nhưng phải bảo đảm trong phạm vi chỉ tiêu số lượng và kinh phí tài trợ, đặt hàng thông báo hàng năm.
+ Đối với phim truyện (đề tài Cách mạng, lịch sử, thiếu nhi, đề tài phục vụ
công cuộc đổi mới đất nước... ) được Bộ Văn hóa - Thông tin duyệt cho sản xuất
thì mức tài trợ không quá 80% chi phí hợp lý của từng bộ phim, được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trong mức kế hoạch kinh phí tài trợ, đặt hàng được thông báo hàng năm.
Trong hoạt động điện ảnh, việc tài trợ cho cơ sở sản xuất phim là một điều
cần thiết thu hút sự quan tâm của cơ sở sản xuất phim vào những đề tài được tài
trợ, từ đó Nhà nước bảo đảm điều tiết nguồn phim được sản xuất bao gồm nhiều
thể loại đề tài phục vụ cho tuyên truyền giáo dục, phục vụ cho công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước, phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu khoa học, lịch sử, giải trí... Nếu không có chính sách tài trợ, các cơ sở sản xuất có thể chỉ sẽ đi vào khai thác giá trị thương mại nhằm thu lợi nhuận mà không quan tâm đến các giá trị khác của điện ảnh, làm cho giá trị tư tưởng, thẩm mỹ... của điện ảnh bị lãng quên.
2.1.3. Quyền huy động vốn
Hoạt động sản xuất phim là hoạt động đòi hỏi mức vốn đầu tư cao trong khi
việc tài trợ như đã phân tích ở trên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ cho hoạt
động sản xuất. Để hoạt động sản xuất phim được tiến hành thuận lợi bằng sự chủ động của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào mức tài trợ từ ngân sách Nhà
nước23, cơ sở sản xuất phim có quyền huy động vốn cho hoạt động của mình.
Khoản 2 Điều 8 Nghị định 48/CP quy định: “cơ sở sản xuất phim được quyền huy
động vốn của cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân để sản xuất phim. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành”.
2.1.4. Quyền hợp tác và cung cấp dịch vụ làm phim
Quyền hợp tác và cung cấp dịch vụ làm phim này bao gồm hai phạm vi hoạt động: hợp tác và cung cấp dịch vụ làm phim trong nước và hợp tác và cung cấp dịch vụ làm phim với nước ngoài.
♦ Với nước ngoài
23 Thông tư số 25/TTLB quy định ngoài những phim được Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Chính phủ ủy quyền đặt hàng tài trợ thì những phim khác nếu được tài trợ thì chỉ được tài trợ trong chỉ tiêu số lượng và kinh phí tài trợ được thông báo hàng năm.
Điện ảnh là một bộ môn nghệ thuật cần sự tiếp xúc giao lưu rộng khắp để
phát triển. Thế nhưng điện ảnh Việt Nam hình thành và phát triển từ trong chiến
tranh nên không có nhiều điều kiện và cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện ảnh thế
giới. Đó thực sự là một thiệt thòi lớn của ngành điện ảnh công nghiệp Việt Nam.
Theo xu hướng toàn cầu hóa tất yếu hiện nay, sự phát triển điện ảnh của mỗi quốc gia đều phải gắn liền với giao lưu quốc tế. Vì thế, muốn cho điện ảnh nước ta có được vị trí ngang tầm với điện ảnh thế giới thì hoạt động điện ảnh phải đạt chất lượng cao trong mọi lĩnh vực nhất là khâu sản xuất, theo đó việc giao lưu học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật, diễn xuất... ở các quốc gia có nền công nghiệp điện ảnh tiên tiến là nhu cầu bức thiết. Mặt khác, giao lưu quốc tế còn nhằm mục đích tìm kiếm thị trường - yếu tố không thể thiếu của hoạt động điện ảnh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc giao lưu quốc tế về điện ảnh,
Nghị định 48/CP đã cho phép các cơ sở điện ảnh được quyền hợp tác với nước
ngoài. Điều 11 quy định: “Cơ sở điện ảnh muốn hợp tác làm phim hoặc cung cấp
dịch vụ làm phim với tổ chức quốc tế, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải được Bộ Văn hóa – Thông tin cho phép”24
.
Theo đó, Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một
số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh hướng dẫn
“Cơ sở điện ảnh muốn hợp tác làm phim hoặc cung cấp dịch vụ làm phim với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo “Quy định về hợp tác và cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài” ban hành kèm theo quyết định số 1340/QĐ-ĐA ngày 29/9/1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và thể thao (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin).” (Điều 7 Thông tư số 61/TT-ĐA).
♦ Trong nước
Cơ sở sản xuất phim có quyền hợp tác làm phim và cung cấp dịch vụ làm phim với các cơ sở điện ảnh và tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh khác. Việc hợp tác và cung cấp dịch vụ này tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về hợp tác kinh doanh và hoạt động dịch vụ.
2.1.5. Quyền xuất nhập khẩu phim, phổ biến phim
24
Cần nhắc lại, quy định tại khoản 2 Điều 1 NĐ 59/2002/NĐ-CP ngày 04/6/2002 về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lýkhácđã làm xuất hiện và thừa nhận sự tồn tại của chủ thể sản xuất phim có yếu tố nước ngoài. Ởđây dễ có sự nhầm lẫn giữa chủ thể và chế độ pháp lý của cơ sở sản xuất phim có yếu tố nước ngoài với cơ sởđiện ảnh hợp tác với tổ
Trong các cơ sở hoạt động điện ảnh, cơ sở sản xuất phim là cơ sở duy nhất
vừa có quyền sản xuất, vừa có quyền xuất nhập khẩu phim, phổ biến phim25
.
a. Quyền xuất nhập khẩu phim a1. Quyền xuất khẩu phim
Trước đây, theo Nghị định 48/CP, cơ sở sản xuất phim chỉ được phép xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu những phim do mình sản xuất đã được Bộ Văn hóa -
Thông tin cho phép xuất khẩu. Như vậy, sau hàng loạt các điều kiện, thủ tục đòi
hỏi với hoạt động sản xuất, để được xuất khẩu phim, thì cơ sở sản xuất phim đó lại phải tiến hành thủ tục xuất khẩu. Để phù hợp với tình hình mới, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong điện ảnh cũng là một nhu cầu cần được xem xét tạo điều kiện cho hoạt động điện ảnh được tiến hành thuận lợi. Theo đó, Nghị định số 26/2000/NĐ-CP ngày 3/8/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/CP đã thay đổi một số quy định về xuất nhập khẩu phim của Nghị định 48/CP.
Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 26/2000/NĐ-CP quy định: “Cơ sở sản xuất
phim được quyền xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu phim do mình sản xuất đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép phổ biến.”
Như vậy, cơ sở sản xuất phim có quyền tự mình xuất khẩu phim hoặc xuất khẩu phim thông qua hoạt động ủy thác xuất khẩu.
§ Điều kiện để cơ sở sản xuất phim tiến hành hoạt động xuất khẩu
+ Phim được xuất khẩu phải là phim do chính cơ sở sản xuất. Đây là đặc điểm đặc trưng trong hoạt động xuất khẩu của cơ sở sản xuất phim. Khác với các
cơ sở chuyên về hoạt động xuất khẩu phim khác được quyền xuất khẩu phim của
nhiều cơ sở, cơ sở sản xuất phim khi tham gia hoạt động xuất khẩu chỉ được quyền xuất khẩu sản phẩm do chính mình sản xuất.
+ Những phim được phép xuất khẩu là những phim đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép phổ biến.
§ Thủ tục xuất khẩu
Các cơ sở sản xuất phim muốn tự xuất khẩu phim không phải làm thủ tục đăng ký thành lập cơ sở xuất khẩu phim, nhưng phải có văn bản đề nghị Bộ Văn
hóa - Thông tin cho phép. Sau khi được Bộ Văn hóa - Thông tin cho phép phải làm
25 Trong phần này chủ yếu tìm hiểu những quy định đặc trưng của pháp luật về phổ biến, xuất nhập khẩu phim đối với cơ sở sản xuất phim. Những quy định cụ thể về hoạt động phổ biến, xuất nhập khẩu phim của cơ sở chuyên về hoạt động phổ biến và xuất nhập khẩu phim sẽ được xem xét rõ hơn ở phần sau.
thủ tục bổ sung đăng ký kinh doanh về xuất khẩu phim tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh (điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư số 61/TTLB).
a2. Quyền nhập khẩu phim
Nghị định số 26/2000/NĐ-CP quy định: Cơ sở kinh doanh điện ảnh được
thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có rạp chiếu phim nhựa đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa - Thông tin quy định thì được quyền nhập khẩu phim nhựa để chiếu tại các rạp thuộc cơ sở kinh doanh điện ảnh của mình.
Theo đó, việc độc quyền của Nhà nước trong nhập khẩu phim nhựa được
quy định ở Nghị định 48/CP bị bãi bỏ26
.
Như vậy, mặc dù không quy định cụ thể quyền nhập khẩu phim đối với cơ sở sản xuất phim nhưng Điều 2 Nghị định quy định mở rộng quyền nhập khẩu cho các cơ sở kinh doanh điện ảnh đã bao hàm cả cơ sở sản xuất phim và các cơ sở khác. Việc cho phép các cơ sở điện ảnh có quyền nhập khẩu phim nhựa xóa bỏ độc quyền của Nhà nước trong lĩnh vực này cũng là một trong những hoạt động nhằm
thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động điện ảnh. Tuy nhiên, trong quy định này
cần lưu ý một số điểm sau:
+ Đối tượng phim nhập khẩu phải là phim nhựa;
+ Phim được nhập khẩu phải được chiếu tại các rạp của cơ sở đăng ký nhập khẩu.
Tương tự như quy định đối với cơ sở sản xuất phim trong hoạt động xuất
khẩu chỉ được xuất khẩu sản phẩm của mình, khi tham gia vào hoạt động nhập
khẩu, cơ sở sản xuất phim cũng chỉ được quyền nhập khẩu phim để chiếu tại rạp
của mình.
Quy định này, một mặt không làm phương hại đến quyền lợi của cơ
sở chuyên kinh doanh phổ biến và xuất nhập khẩu phim trong việc tìm nguồn cung sản phẩm để lưu hành, mặt khác còn tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất
được hoàn toàn tự chủ trong mô hình hoạt động khép kín từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ, bảo đảm cho các khâu hoạt động nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau
26 Điều 15 Nghị định 48/CP quy định:
Việc nhập khẩu phim để kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào đều do FAFIM Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin đảm nhiệm.
Việc nhập khẩu phim để phát sóng trên Đài truyền Việt Nam do Đài truyền Việt Nam đảm nhiệm có sự phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin.
Việc nhập khẩu để lưu trữ và nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu văn
từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, bên cạnh đó khai thác được một cách triệt
để tiềm năng kinh tế từ cơ sở vật chất (rạp) của đơn vị mình.
b. Quyền phổ biến phim
Theo Điều 1 Nghị định 48/CP, hoạt động phổ biến phim bao gồm việc phát hành phim và chiếu phim.
b1. Quyền phát hành phim
Khoản 1 Điều 16 Nghị định 48/CP quy định: Cơ sở sản xuất phim được