Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý , hoạt động điện ảnh, Việt Nam (Trang 32 - 36)

I. Về sản xuất phim

2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim

2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim

Ngoài các nghĩa vụ chung của cơ sở kinh doanh hoạt động điện ảnh, cơ sở sản xuất phim còn có những nghĩa vụ sau:

2.2.1. Nghĩa v trình duyt kch bn phim và trình duyt phim

27 Điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư số 61/TTLB quy định: “Các cơ sở sản xuất phim muốn tự phát hành phim không phải làm thủ tục đăng ký phát hành phim, nhưng phải bổ sung đăng ký kinh doanh về phát hành tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố nơi cơ sởđóng trụ sở chính”.

28 Việc mở cửa hàng, đại lý băng hình tuân theo quy định tại Nghịđịnh 87/1995/NĐ-CP ngày 12/12/1995 về việc mở cửa hàng, đại lý băng hình và quản lý bản quyền băng hình.

Nhằm bảo đảm việc sản xuất phim không vi phạm điều cấm đồng thời thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, mặc dù Nghị định 48/CP

không quy định nhưng Thông tư số 61/TTLB hướng dẫn thực hiện Nghị định

48/CP đã đưa ra các quy định về duyệt phim và thẩm quyền duyệt phim. Từ đó,

các phim muốn đưa vào phổ biến phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

duyệt. Theo đó, Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 9/8/1997 về việc ban hành Quy

chế duyệt phimQuyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim ra đời đã hình thành chế độ pháp lý về duyệt

phim. Như vậy, để một bộ phim đến được với khán giả, cơ sở sản xuất phim phải

thực hiện hai giai đoạn trình duyệt: trình duyệt kịch bản phim và trình duyệt phim.

♦ Trình duyệt kịch bản phim

Kịch bản phim là sự chuyển thể sáng tạo từ thể loại văn học thành tài liệu dùng để dựng thành phim. Về hình thức, kịch bản phim là một bộ phim ở dạng văn bản29. Như vậy, trong các yếu tố cấu thành một bộ phim, kịch bản phim là một trong những cơ sở đầu tiên để bộ phim được hình thành.

Trình duyệt kịch bản phim là việc cơ sở sản xuất phim phải nộp kịch bản phim cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua nội dung kịch bản. Thực chất của việc trình duyệt phim là nhằm thẩm định giá trị đề tài và xem xét nội dung mà kịch bản phim hướng tới có phù hợp điều kiện kinh tế xã hội hiện tại hay không. Như vậy, việc trình duyệt kịch bản của cơ sở sản xuất phim sẽ đưa tới những trường hợp sau:

+ Trường hợp thứ nhất: kịch bản phim không được duyệt. Khi đó, cơ sở sản xuất phim không có quyền sản xuất bộ phim đã trình duyệt.

+ Trường hợp thứ hai: kịch bản phim được duyệt. Khi đó, cơ sở sản xuất phim có quyền sản xuất bộ phim đã trình duyệt. Ngoài ra, trong những trường hợp nhất định, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt cho sản xuất một bộ phim còn kéo theo việc duyệt cho tài trợ để sản xuất hay chỉ là duyệt cho sản xuất mà không được tài trợ.

Nhìn chung, việc trình duyệt kịch bản phim là nghĩa vụ cơ sở sản xuất phim phải thực hiện. Trên cơ sở đó, cơ sở sản xuất mới biết được kịch bản phim mà mình đã trình duyệt có được cho sản xuất hay không được cho sản xuất. Nói cách khác, việc trình duyệt kịch bản phim và kịch bản phim được duyệt là cơ sở pháp lý đầu tiên để quá trình sản xuất phim được thực hiện.

♦ Trình duyệt phim

Việc trình duyệt phim được tiến hành khi cơ sở sản xuất phim đã hoàn thành giai đoạn sản xuất tạo ra sản phẩm (phim) và chuẩn bị đưa phim vào lưu

hành. Trình duyệt phim ở giai đoạn này là nhằm bảo đảm những phim được sản

xuất phải đúng với kịch bản đã được duyệt, là giai đoạn thẩm định lại nội dung tư

tưởng, nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh trước khi phổ biến.

Điều kiện để phim được trình duyệt: Những phim, băng đĩa hình trình duyệt

phải là tác phẩm hoàn chỉnh về nội dung và kỹ thuật. Tác phẩm được sản xuất

bằng vật liệu nào thì phải được trình duyệt dưới dạng vật liệu đó (Điều 8 Quyết định số 2455/QĐ-ĐA; Điều 5 Quyết định 38/2002). Mọi chi phí cho việc tổ chức

xét duyệt phim do tổ chức có phim trình duyệt chịu30. (Điều 8, Điều 12 Quyết định

số 2455/QĐ-ĐA)

2.2.2. Nghĩa v lưu chiu và lưu tr

♦ Lưu chiểu

Mục đích lưu chiểu: lưu chiểu phim điện ảnh nhằm đối chiếu về nội dung, kỹ thuật với bản phim được phép phổ biến, đồng thời để chứng minh sản phẩm của đơn vị, cá nhân sản xuất phim điện ảnh.

Chủ sở hữu mang trình duyệt tác phẩm điện ảnh, nếu dược Cục Điện ảnh

hoặc Sở Văn hóa - Thông tin cho phép phổ biến, phải nộp cho Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa - Thông tin một bản lưu chiểu trước khi nhận quyết định cho phép phổ biến tác phẩm (Điều 4 Thông tư số 06/TTLB).

Những quy định trên cho thấy, tác phẩm điện ảnh được lưu chiểu là một vật mẫu được lưu giữ tại cơ quan Nhà nước nhằm để đối chiếu về nội dung, nghệ thuật, kỹ thuật với tác phẩm được lưu hành. Khi tác phẩm điện ảnh được lưu hành có những dấu hiệu không phù hợp với tác phẩm được lưu chiểu thì tác phẩm được lưu chiểu sẽ là thước đo đánh giá lại tác phẩm lưu hành. Trên cơ sở đó, cơ sở sản

xuất phim phải chịu trách nhiệm pháp lý nhất định. Hơn nữa, tác phẩm điện ảnh

được lưu chiểu là cơ sở để chứng minh quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.

Đối tượng lưu chiểu: Tất cả các tổ chức, cá nhân có tác phẩm điện ảnh được cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa thông tin cấp phép phổ biến trong nước hoặc ngoài nước đều phải nộp lưu chiểu theo quy định tại Thông tư số 06/TTLB. (Điều 2). Đối với phim được Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá từ 30% trở lên nộp bản lưu chiểu bằng vật liệu đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá. Giá thành của bản phim

nộp lưu chiểu được tính vào giá thành sản xuất bộ phim. Đối với phim không

thuộc diện Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá dưới 30% nộp lưu chiểu bằng bản sao có nội dung giống bản được phép phổ biến (Điều 5 Thông tư 06/TTLB).

♦ Lưu trữ

Mục đích lưu trữ: nhằm bảo quản và sử dụng lâu dài, phục vụ cho việc nghiên cứu, đào tạo và sáng tác điện ảnh.

Cơ sở sản xuất phim phải nộp lưu trữ vật liệu gốc do Nhà nước đặt hàng hoặc trợ giá cho Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin (Khoản 2 Điều 13 Nghị định 48/CP).

Đối tượng lưu trữ: những đoạn phim tư liệu chưa dựng thành tác phẩm, những tác phẩm điện ảnh và những tài liệu kèm theo có giá trị về lịch sử, xã hội, chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa và nghệ thuật là di sản văn hóa quốc

gia cần phải được bảo quản, lưu trữ và sử dụng lâu dài (Điều 3 Thông tư số

06/TTLB).

Đối với phim được Nhà nước đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá từ 30% trở lên, tổ chức, cá nhân sản xuất phim có nghĩa vụ nộp lưu trữ vật liệu gốc của loại vật liệu được đặt hàng hoặc tài trợ, trợ giá cùng các tài liệu kèm theo trong thời hạn 06

tháng từ ngày tác phẩm được phép phổ biến(Điều 8 Thông tư 06/TTLB).

Có thể thấy, việc lưu trữ phim là nghĩa vụ bắt buộc đối với cơ sở sản xuất

phim được Nhà nước đặt hàng, tài trợ hoặc trợ giá; bắt buộc đối với những phim

được sản xuất là phim tư liệu, phim là di sản quốc gia. Như vậy, những phim có nội dung khác không bắt buộc phải thực hiện lưu trữ nhưng vẫn có thể được lưu trữ bằng các hình thức sau:

+ Hiến, tặng cho Nhà nước để bảo quản, lưu trữ và sử dụng lâu dài; + Ký gửi bảo quản hộ;

+ Nhượng bán cho Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh.

(Điều 8 khoản 2 Thông tư số 06/TTLB).

Khi tham gia vào lưu trữ dưới những hình thức trên không coi là nghĩa vụ mà là quyền được lưu trữ của cơ sở sản xuất.

30 Mức thu và sử dụng tiến chi phí duyệt phim áp dụng theo quy định hiện hành tại Quyết định số 171/2000/QĐ-BTC ngày 27/10/2000 ban hành mức thu lệ phí duyệt kịch bản phim, phim và giấy phép hành

Nhìn chung, việc nộp bản phim lưu chiểu và lưu trữ là nghĩa vụ của cơ sở

sản xuất phim nhằm bảo đảm cơ sở sản xuất phim chịu sự quản lý của Nhà nước

đối với hoạt động điện ảnh.

Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim là chếđộ pháp lý cơ bản đối với cơ sởđiện ảnh hoạt động sản xuất phim. Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, cơ sở

sản xuất phim còn có những quyền và nghĩa vụ của cơ sở hoạt động kinh doanh theo quy

định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý , hoạt động điện ảnh, Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)