Ảnh hưởng các loại phân bón lên trọng lượng tươi của rau hẹ sau 60 ngày trồng được thể hiện như ở bảng 13.
Bảng 13: Ảnh hưởng của phân bón lên trọng lượng tươi của rau hẹ sau thu hoạch so với các loại phân khác
Nghiệm thức (NT) Ngày 60 Trọng lượng tươi (kg) Urê và DAP 2,65a Phân bón lá HVP 601S Super 2,60ab Phân bón lá dịch đạm 2,61ab NPK 20-20-15 2.41cd Urê 46,3% Nitrogen 2,35d
Phân bón dạng viên (dịch đạm) 2,54abcd
Phân bón dạng viên HVP Organic 2,43bcd
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 13 cho thấy trọng lượng tươi rau hẹ sau thu hoạch ở nghiệm thức Urê và DAP có trọng lượng (2,60kg) cao nhất, thấp nhất nghiệm thức Urê 46,3% Nitrogen và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại mức ý nghĩa 95%. Chứng tỏ phân bón ở các nghiệm thức Urê và DAP, Phân bón lá HVP 601S Super, Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) có ảnh hưởng rất tích cực lên sự tăng trưởng chiều cao, nảy chồi, độ lớn của cây, độ dày của lá ở rau hẹ so với các loại phân bón ở nghiệm thức NPK 20-20-15, Urê 46,3% Nitrogen, Phân bón dạng viên HVP Organic. Chính điều này đã làm cho trọng lượng của hẹ sau thu hoạch nặng hơn.
Hình 23: Sản phẩm cây hẹ sau khi thu hoạch 7. Hàm lượng nitrate trong rau hẹ
Hàm lượng nitrate trong rau hẹ được thể ở bảng sau:
Bảng 14: Ảnh hưởng của bón phân đến hàm lượng Nitrat trên cây hẹ (mg/kg tươi) Nghiệm thức Hàm lượng Nitrat (mg/kg tươi)
Urê và DAP 309,08c Phân bón lá HVP 601S Super 363,58a Phân bón lá dịch đạm 281,95e NPK 20-20-15 250,08g Urê 46,3% Nitrogen 361,17b Phân bón dạng viên (dịch đạm) 268,36f
Phân bón dạng viên HVP Organic 300,12d
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 14 cho thấy hàm lượng nitrate trong rau hẹ ở nghiệm thức NPK 20-20-15 thấp nhất, cao nhất nghiệm thức Phân bón lá HVP 601S Super và giữa tất cả các nghiệm thức đều có sự khác biệt về thống kê với mức ý nghĩa 95%. Điều này được lý giải do phân bón ở các nghiệm thức Urê và DAP, Phân bón lá HVP 601S Super, Urê 46,3% Nitrogen, Phân bón dạng viên HVP Organic chứa đạm vô cơ nhiều nên khả năng giải độc nitrat kém. Trong khi đó nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm và Phân bón dạng viên (dịch đạm) mặc dù có hàm lượng nitrat cao hơn nghiệm thức NPK 20-20-15 nhưng đều đảm bảo hàm lượng nitrat dưới mức cho phép của sản xuất rau an toàn.
Để đánh giá chất lượng phân bón và năng suất trong sản xuất rau an toàn, ta kết hợp bảng 13 và bảng 14 cho thấy nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) tốt nhất, vì nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) là phân bón chứa nhiều đạm hữu cơ (dịch đạm thủy phân) và chất khoáng dễ hấp thu cho cây trồng đồng thời khả năng giải độc nitrat khá tốt, đáp ứng được nhu cầu phân dung để sản xuất rau an toàn.
8.Hiệu quả kinh kế sử dụng các loại phân khác nhau bón cho cây hẹ
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây hẹ khi sử dụng các công thức bón phân khác nhau. Chúng ta phải dựa vào tỷ suất lợi nhuận biên (MRR), nếu MRR của công thức bón phân nào càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Qua tính toán các khoản chi phí như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chi phí khác chiếm 40%… cho thấy:
- Nghiệm thức phân bón lá dịch đạm có MRR 336% trong khi đó nghiệm thức phân bón lá HVP 601S Super có MRR 26% còn các nghiệm thức bón khác đều có MRR % âm. Điều này chứng minh khi sử dụng phân bón lá dịch đạm có hiệu quả kinh tế tốt hơn.
- Riêng đối với phân dạng viên dịch đạm cho thấy MRR 65% còn phân HVP Organic dạng viên MRR10%, điều này cho thấy hiệu quả kinh tế phân dạng viên dịch đạm tốt hơn.
Tóm lại: Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận biên giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau trên cây hẹ, nghiệm thức bón phân có hiệu quả kinh tế cao nhất là: phân bón lá dịch đạm MRR 336% và phân bón dạng viên (dịch đạm) MRR 65%.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
Qua kết quả phân tích số liệu và thảo luận, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
... - Dịch đạm amin thu được thích hợp cho việc sử dụng làm phân bón đạt cao nhất là
49,88 g/kg chất khô, đạm amoniac 5,0g/kg chất khô ở ngày thủy phân thứ 10 với tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,4%, tỷ lệ muối bổ sung 7% và pH dịch thủy phân ban đầu được điều chỉnh ở pH = 5,2.
- Để sản xuất phân bón từ dịch đạm thủy phân phục vụ cho rau an toàn, chúng tôi tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng các phân bón lên chiều cao, trọng lượng tươi và hàm lượng nitrat tồn dư trên cây rau hẹ sau 60 ngày trồng cho thấy:
+ Phân bón lá dịch đạm thủy phân (năng suất 2,61kg rau tươi/1,0m2, hàm lượng nitrate 281,95mg/kg rau tươi) và dạng viên (năng suất 2,54kg rau tươi/1,0m2, hàm lượng nitrate 268,36mg/kg rau tươi) cho kết quả tốt nhất, vì đảm bảo được năng suất và hàm lượng nitrat tồn dư trong cây hẹ dưới mức cho phép của tiêu chuẩn rau sạch.
+ Tỷ suất lợi nhuận biên của phân bón lá dịch đạm 336% và phân bón dạng viên ( dịch đạm) 65% cho hiệu quả kinh tế cao nhất so với các nghiệm thức bón phân khác
* Qui trình sản xuất:
Phụ phẩm cá tra đã xử lí nhiệt tách béo
Phối trộn với nước (1:1) Tách xương và tạp chất Nước vụn cá tra Thủy phân Dịch đạm 41 Xương và tạp chất Chế phẩm vi khuẩn 1,4 %, muối 7 %, pH (5,2) 10 ngày Chlorine (1%)
Phân bón lá Dịch đạm dạng lỏng (25%)
Bao gói Ép viên
Thành phẩm
Hình 24: Qui trình sản xuất đề nghị 2. Kiến nghị
Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi có những đề nghị sau:
* Đối với quá trình thủy phân
• Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân.
• Nghiên cứu biện pháp bảo quản dịch đạm thủy phân.
* Đối với phân bón
Chúng tôi xin đề nghị
Tiếp tục thử nghiệm dịch đạm trên các loại rau khác, cây ăn trái, ngũ cốc…trên phạm vi rộng để đánh giá hiệu quả kinh tế của nó .
So sánh hàm lượng dinh dưỡng của đất trồng sau khi thu hoạch giữa các nghiệm thức để đánh giá khả năng cải thiện thành phần dinh dưỡng đất trồng của dịch đạm.
Khảo sát tỷ lệ phối trộn than bùn và bùn đáy ao để tạo phân dạng viên cho phù hợp hơn
Bổ sung khoáng vi lượng và trung lượng
Hổn hợp 75% (75%than bùn và 25%bùn đáy ao)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Thị Hương Giang, Nguyễn Xuân Dung và Phan Bích Trâm, 2006. Nghiên cứu
sử dụng papain thô từ nhựa đu đủ thủy phân protein trong bánh dầu đậu nành. Tạp
chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 5, năm 2006.
Đặng Thị Mộng Quyên và Trần Thị Xô, 2006. Nghiên cứu tận dụng cá phế liệu để sản xuất dịch cao đạm dùng trong thức ăn nuôi tôm, cá. Tạp chí Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn 16 (2): 41- 43.
Frintsche, W. 1983. Cơ sở hóa sinh của vi sinh vật học công nghiệp. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, Việt nam.
Kiss, Istvan. 1984. Testing Metholds in food Microbiology. Akademiai Kiado Budapest. Lê Hùng Anh, 2007. Liên hợp sản xuất phụ phẩm cá tra, ba sa đầu tiên sẽ hoạt động
năm 2007[trực tuyến]. Fistenet. An Giang. 29/03/2007.
Lê Văn Hưng, 2004, Kết quả nghiên cứu khoa học – công nghệ trên rau quả. Viện
nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM): Nxb. Nông
Nghiệp.
Lương Đức Phẩm và Hồ Sưởng, 1978. Vi sinh vật tổng hợp. Hà Nội :Nxb. Khoa Học Kỹ Thuật .
Lương Hữu Đồng, 1975. Kỹ thuật sản xuất nước mắm. Hà Nội: Nxb. Khoa Học Và Kỹ Thuật.
Lê Văn Tri. 2004. Phân phức hợp hữu cơ vi sinh. Hà Nội: Nxb. Nông Nghiệp. Mackie, I.M.1982. Fish protein hyprolysates. Process Biochemistry 17: 26-32.
Min-Tian Gao, Makoto Hirata, Eiichi Toorisaka, Tadashi Hano. 2005. Acid-hyprolysis of fish wastes for lactic acid fermentation. Bioresource Technology 97 (2006): 2414- 2420.
Mai Văn Quyền, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa và Nguyễn Tuấn Kiệt. 2001. Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb. Nông Nghiệp
Nguyễn Thị Nếp, 2005. Khảo sát khả năng thủy phân protein phụ phẩm cá tra băng enzyme protease từ Bacillus subtilis S5. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990. Công nghệ chế biến thực phẩm thủy sản
(tập 2)-Ướp muối, chế biến nước mắm, chế biến khô, thức ăn chín. Tp.Hồ Chí Minh:
Nxb. Nông Nghiệp.
Nguyễn Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2005. Đất và phân bón. Hà Nội:Nxb. Đại học Sư Phạm.
Nguyễn Thị Hường, 2004. Cây rau – dinh dưỡng trong bữa ăn gia đình. Thanh Hóa:Nxb. Thanh Hóa.
Nguyễn Đình Khôi, 2003. Sử dụng enzyme và nghiền cá để lên men nhanh nước mắm cá trích. Luận án thạc sĩ khoa học ngành Công Nghệ Sinh Học, Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học, Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Mỹ Tín và Nguyễn Văn Bá. 1998. Sử dụng chế phẩm Proteaz nấm sợi sản xuất nước mắm nhanh. Luận án thạc sĩ khoa học sinh học.Trường Đại Học Cần Thơ Thong Thai, C. & M. Siriwogpairat. 1989. The sequential quatitation of microorganisms
on Post havest technology, Preservation and Quality of fish in Southeast Asia. Bangkok. Thailand. November 13 – 17, 1989.
Trần Linh Thước, 2002. Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và mỹ phẩm. Nxb. Giáo dục. Hà Nội. Việt Nam
Trần Văn Hai, 2002. Giáo trình hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu lưu hành nội bộ, khoa nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
Trần Khắc Thi, 1999. Kỹ thuật trồng rau sạch. Nxb. Nông Nghiệp.
Tổng Cục Tiêu Chuẩn – Đo Lường- Chất Lượng. 1991. Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật. QTTN 19I0-91, Hà Nội, Việt Nam.
Tổng Cục Tiêu Chuẩn – Đo Lường- Chất Lượng. 1990. Phương pháp xác định hàm lượng nitơ tổng số, nitơ amin, nitơ amôn và Protein tổng số. TCVN 3706 – 1990, Hà Nội, Việt Nam.
(H2SO4 đđ, xúc tác, nhiệt độ)
PHỤ CHƯƠNG A Các phương pháp phân tích
1. Đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl 1.1. Nguyên lý
Khi đun mẫu vật có chứa nitơ (đạm) trong H2SO4 đậm đặc với sự hiện diện của chất xúc tác thích hợp thì tất cả các chất hữu cơ bị oxy hóa, carbon và hyđro tạo thành CO2 và H2O. Nitơ được phóng thích dưới dạng NH3, NH3 kết hợp với H2SO4 tạo thành muối (NH4)2SO4 tan trong dung dịch.
Hợp chất chứa nitơ (N)
(NH4)2SO4
Chưng cất đuổi nitơ ra khỏi (NH4)2SO4 dưới dạng NH3 bằng NaOH, hấp thụ NH3
bằng dung dịch acid boric (H3BO3) với chất chỉ thị màu (hỗn hợp bromoresol green và methyl red) tạo thành muối amonium tetraborat.
(NH4)2SO4 +2NaOH Na2SO4 + 2NH3 ↑+2H2O 2NH3+ 4H3BO3 + H2O (NH4)2B4O7 + 5H2O
Sau đó định phân lượng nitơ có trong dung dịch (NH4)2B4O7 bằng dung dịch acid H2SO4 0,05N (chuẩn) đến khi dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ nâu.
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O (NH4)2SO4 + 4H3BO3
1.2. Các bước tiến hành 1.2.1. Chuẩn bị hóa chất
Chất xúc tác vô cơ hóa: Nghiền mịn và trộn đều theo các tỷ lệ sau: 100 g K2SO4:10 g CuSO4 :1 g Se.
Hỗn hợp chất chỉ thị màu: Cân 0,099 g bromoresol green và 0,066 g methyl red hòa tan trong 100 ml ethanol tuyệt đối.
Dung dịch acid boric_chỉ thị màu: Cân 20 g acid boric (H3BO3) hòa tan trong 950 ml nước cất, sau đó cho vào 20 ml dung dịch chất chỉ thị màu, khuấy đều, cho thêm nước cất vào cho vừa đủ 1 lít (dung dịch có màu đỏ). Dùng NaOH 0,1N đều chỉnh màu của dung dịch về đỏ nâu sắp chuyển sang màu xanh (pH 5,0).
Dung dịch NaOH 10N: Cân 400 g NaOH hòa tan trong nước cất vừa đủ 1lít (chứa trong bình kín hạn chế tiếp xúc CO2).
Dung dịch chuẩn H2SO4 0,05N
1.2.2. Vô cơ hóa mẫu
Cho vào bình Kjeldahl lần lượt 0,3 ml mẫu lỏng (hoặc 0,3 g mẫu khô), 5 ml H2SO4 đậm đặc, 0,5 g chất xúc tác vô cơ hóa. Tráng bình Kjeldahl một lần bằng nước cất, sau đó đem đun trong tủ hút độc (khoảng 1 giờ đến 1,5 giờ) đến khi dung dịch có màu trong suốt hay xanh lơ. Để nguội, cho vào một ít nước cất, dung dịch trong suốt
hay có màu xanh lơ của CuSO4 thì mẫu đã bị vô cơ hóa hoàn toàn, nếu dung dịch có những hạt đen thì tiếp tục đun.
Song song với mẫu thử thật ta tiến hành mẫu thử không (thay lượng mẫu bằng nước cất) để loại trừ sai số.
1.2.3. Chưng cất
Cho dung dịch đã vô cơ hóa vào bình cầu của hệ thống chưng cất đạm, tráng bình kjeldahl ba lần bằng nước cất. Cho dung dịch NaOH 10N vào bình cầu để trung hòa dung dịch vô cơ hóa đến khi dung dịch trong bình chuyển từ trong suốt sang màu xanh của CuSO4 và tiếp đến là màu xám (khoảng 25 ml NaOH 10N ). Làm kín hệ thống chưng cất và chưng cất cho hơi nước và NH3 vào cốc chứa 30 ml acid boric_ chất chỉ thị màu (đầu ống sinh hàn được để ngập và chìm vào dung dịch acid boric để NH3 không thoát ra ngoài). Sau đó hứng khoảng 100 ml dung dịch có màu xanh nước biển (thử bằng cách dùng giấy quỳ nếu nước tụ từ ống sinh hàn làm giấy quỳ chuyển sang màu xanh thì trong nước còn NH3 quá trình chưng cất chưa kết thúc, giấy quỳ không đổi màu chứng tỏ không còn NH3, quá trình chưng cất kết thúc).
1.2.4. Định phân
Dung dịch sau khi chưng cất đạm có màu xanh nước biển đem chuẩn độ bằng dung dịch H2SO4 0,05N chuẩn đến khi dung dịch mất màu xanh và chuyển sang màu nâu đỏ thì kết thúc, đọc số ml H2SO4 0,05N chuẩn đã sử dụng. 1.2.5. Tính kết quả 0,0007*(V-Vo)*1000 0,7*(V-Vo) Nitơ tổng số = = (g/l) hay (g/kg) m m *Trong đó
V: Số ml H2SO4 0,05 N chuẩn đã sử dụng cho mẫu thử thật. Vo: Số ml H2SO4 0,05 N chuẩn đã sử dụng cho mẫu thử không. 0,0007: Số gam nitơ ứng với 1ml H2SO4 0,05 N chuẩn.
m: Số ml mẫu hay số gam mẫu đem phân tích.
1000: Hệ số qui đổi từ ml sang lít hay từ gam sang kg.
2. Định lượng đạm formol bằng phương pháp chuẩn độ
2.1. Nguyên lý
Các acid amin trong dung dịch thì trung tính, không những do hai nhóm chức acid (-COOH) và (-NH2) trung hòa lẫn nhau, mà còn do hai nhóm chức đó đều yếu, quá trình điện ly rất kém. Khi gặp formol, nhóm –NH2 kết hợp với formol thành nhóm metylenic N=CH2 mất tính chất kiềm, do đó tính acid của nhóm –COOH nổi bật lên và có thể định phân bằng một chất kiềm.
R – CH – COOH R – CH – COOH + H2O
NH2 N=CH2
R – CH – COOH + NaOH R – CH – COONa + H2O
N = CH2 N = CH2
*Chú ý:
Các muối amoni, thí dụ NH4Cl ở dung dịch trung tính, khi gặp formol cũng làm dung dịch trở nên acid, cũng định lượng được bằng chất kiềm, do hình thành hexametylen tetramin và HCl, theo phản ứng:
4NH4Cl +6HCHO (CH2)6N4 +6H2O + 4HCl 2 (NH4)2SO4 + 6HCHO (CH2)6N4 +6H2O + 2H2SO4
Nếu trong mẫu chỉ có acid amin thì nitơ formol là nitơ amin.
Nếu trong mẫu có cả acid amin và muối amoni, thì nitơ formol là tổng của nitơ acid amin và nitơ amoniac .
Đây là trường hợp một acid yếu được định lượng bằng một chất kiềm mạnh nên điểm tương đương phải ở pH kiềm (9,0 ÷ 9,5) do đó phản ứng kết thúc thì phenolphtalein chuyển sang màu đỏ tươi chứ không phải màu hồng (pH = 8,3).
2.2. Các bước tiến hành
2.2.1. Chuẩn bị hóa chất Dung dịch chuẩn NaOH 0,05N
Dung dịch formol trung tính: dung dịch formol 37 %, dùng NaOH 0,1N chuẩn về pH 7,0
2.2.3. Định phân
Hút chính xác 5 ml mẫu cho vào cốc chứa 45 ml nước cất, dùng NaOH 0,05N điều chỉnh pH về pH 7,0 (lần 1). Cho vào cốc 5 ml dung dịch formol trung tính khuấy đều khoảng 2 phút. Dùng NaOH 0,05 N (lần 2) chuẩn độ về pH 9,3 thì ngưng đọc số