phân theo thời gian
Theo kết quả các bảng phân tích phương sai về sự ảnh hưởng của ba nhân tố vi khuẩn, muối, pH đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân ở các ngày 0, ngày 5, ngày 10, ngày 15 (bảng 44 đến bảng 63, phụ chương C) cho thấy sự tương tác của ba nhân tố ảnh hưởng đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian ở độ tin cậy 95 %.
3.1. Ảnh hưởng của muối đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian gian
Bảng 9: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi muối theo thời gian.
Tỷ lệ muối (%)
Ngày thủy phân
0 5 10 15
3 13,05b 20,92a 22,76b 14,15c
7 13,77a 21,45a 26,95a 16,04b
10 11,16c 21,71 a 27,27a 17,91a
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 9 cho thấy lượng đạm amin trong dịch thủy phân ở ba tỷ lệ muối bổ sung 3%, 7% và 10% tăng nhanh và đạt giá trị cao nhất ở ngày thủy phân thứ 10, sau đó lượng đạm amin giảm rất nhanh ở các ngày tiếp theo. Kết quả này cho thấy
tỷ lệ muối bổ sung thích hợp là 7% và 10% vì cho hàm lượng amin cao nhất và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Điều này được lí giải là do vi khuẩn Bacillus subtilis trong dịch thủy phân phát triển mạnh ở nồng độ muối 7% đến 10% sản xuất ra nhiều enzyme protease để thủy phân protein cá tạo thành đạm amin cao đều này phù hợp bảng 8 và nghiên cứu của (Nguyễn Trọng Cẩn và Đỗ Minh Phụng, 1990).
3.2. Ảnh hưởng của pH đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian gian
Bảng 10: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi pH theo thời gian.
pH 0 5 Ngày thủy phân10 15
5,0 15,23a 25,71a 28,28a 16,88a
6,0 12,01b 21,26b 25,73b 16,88a
7,0 10,75c 17,12c 22,98c 14,34b
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả của bảng 10 cho thấy ở ngày 0, ngày 5, ngày 10 hàm lượng đạm amin tăng nhanh, cao nhất ở ngày thủy phân thứ 10 và có sự khác biệt thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó lượng đạm amin trong dịch thủy phân đạt cao nhất ( 28,28g/kg chất khô) ở pH = 5,0 và thấp nhất (22,98g/kg chất khô ) ở pH = 7,0 theo các ngày thủy phân. Kết quả cho thấy ở pH = 5,0 thích hợp cho quá trình thủy phân nhất. Điều này được lí giải do vi khuẩn Bacillus subtilis bổ sung có khả năng chịu được pH thấp. Ở ngày thủy phân thứ 15 lượng đạm amin đều giảm cả ba mức độ pH, điều này do lượng đạm formol sinh ra chậm hơn lượng đạm amoniac tạo thành hoặc xảy ra sự thủy phân acid amin thành các sản phẩm cấp thấp.
3.3. Ảnh hưởng của vi khuẩn đến lượng đạm amin trong dịch thủy phân theo thời gian thời gian
Bảng 11: Hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân chịu tác động bởi vi khuẩn theo thời gian
Vi khuẩn bổ sung
(%)
Ngày thủy phân
0 5 10 15
0 12,56b 18,32b 24,22b 15,11b
1,5 14,19a 28,14a 32,85a 15,22b
3 11,24c 17,63b 19,91c 17,77a
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 11 cho thấy lượng đạm amin trong dịch thủy phân ở các mức vi khuẩn bổ sung khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó, lượng đạm amin của các nghiệm thức có tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,5% luôn cao hơn so với các nghiệm thức có tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 0% và 3% ở các ngày thủy phân. Điều này có thể được lí giải ở tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn 0%, quá trình thủy phân được thực hiện chủ yếu do enzyme protease từ cơ thịt cá và vi sinh vật tạp nhiễm nên lượng đạm amin sinh ra là thấp nhất. Ở tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 3%, mật số vi sinh vật nhiều hơn so với tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,5% do vậy hoạt động tổng hợp protein trong tế bào của vi sinh vật diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì theo Min-Tian Gao trích trong Arasaratnam và cs (1996) và trích trong Amrane (1997) và Prigent (1997) thì những peptid và những nhân tố của sự phát triển như vitamin và oligonucleotide được cho là những nguồn dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, theo Trần Thanh Thủy (1998) một phần các acid amin được vi sinh vật sử dụng trong quá trình sinh tổng hợp protein của chúng, một phần khác được tiếp tục thủy phân theo những con đường khác nhau để sinh ra NH3, H2S, CO2, indol và nhiều sản phẩm trung gian khác. Do vậy hàm lượng đạm amin trong dịch thủy phân ở các nghiệm thức có tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,5% đạt cao nhất là 32,85g/kg chất khô và ở tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 3% đạt giá trị thấp nhất là 19,91g/kg chất khô thấp vào ngày thủy phân thứ 10. Ngày thủy phân thứ 15, lượng đạm amin có xu hướng giảm ở cả ba tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung do quá trình thủy phân acid amin thành sản phẩm cấp thấp như: H2S, CO2, NH3, indol…Kết quả này cho thấy, dưới sự ảnh hưởng của vi khuẩn, tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung thích hợp là 1,5%.
3.4. Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa tỷ lệ vi khuẩn, muối và pH dịch thủy phân đến hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân phân đến hàm lượng đạm amin (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân
Theo kết bảng 9, bảng 10, bảng 11 lượng đạm amin đạt cao nhất vào ngày thủy phân ngày thứ 10, tuy nhiên đây chưa phải là hàm lượng đạm amin cao nhất vì khi có sự tương tác tốt với mức độ thích hợp của cả ba nhân tố muối, pH, vi khuẩn thì lượng đạm amin sẽ tăng cao. Để xác định chính xác hơn giá trị của các nhân tố muối, pH, vi khuẩn bổ sung cho hàm lượng đạm amin cao, phương trình hồi qui nhiều chiều tìm được qua phần mềm Statgraphics Plus 3.0 ở ngày thủy phân thứ 10 với R2 = 91,4587 là:
Đạm amin ngày 10 = 0,969099*Muối + 10,3722*pH + 10,138*vi khuẩn +
0,751548*Muối*pH + 0,577928*Muối*vi khuẩn + 1,23154*pH*vi khuẩn – 0,210198*Muối*pH*vi khuẩn – 0,143508*Muối^2 – 1,47506*pH^2 – 4,79924*vi khuẩn^2. (4)
Từ phương trình (4), phần mềm Statgraphics vẽ được ba đồ thị mặt đáp ứng và ba đồ thị đường mức (bảng 56, phục chương C). Mặc dù, lượng đạm amin trong dịch thủy phân của các nghiệm thức có tỷ lệ muối bổ sung 10% cao hơn so với các nghiệm thức có tỷ lệ muối bổ sung 7% nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95 % ở ngày thủy phân thứ 10 (bảng 10) nên trong các đồ thị mặt đáp ứng và đồ thị đường mức ứng với từng tỷ lệ muối bổ sung, chúng tôi chọn đồ thị mặt đáp ứng có tỷ lệ muối bổ sung 7%, vì chọn tỷ lệ muối bổ sung 7% kinh tế hơn chọn tỷ lệ muối bổ sung 10% và hướng sử dụng của dịch đạm là dùng làm phân bón nên không chọn tỷ lệ muối cao. Lúc này, phương trình (4) có dạng.
Đạm amin ngày 10 = 0,969099*7 + 10,3722*pH + 10,138*vi khuẩn +
0,751548*7*pH + 0,577928*7*vi khuẩn + 1,23154*pH*vi khuẩn – 0,210198*7*pH*vi khuẩn – 0,143508*7^2 – 1,47506*pH^2 – 4,79924*vi khuẩn^2. (5)
Hình 19: Đồ thị mặt đáp ứng đạm amin theo pH (X) và vi khuẩn (Y) và muối 7 %
Đồ thị đường mức ở hình 20 cho thấy để đạt hàm lượng đạm amin cao 49,0g/kg chất khô ứng với đường mức trong cùng, khi chiếu xuống trục pH (X) cho biết pH dịch thủy phân cần điều chỉnh là 5,2, chiếu xuống trục vi khuẩn (Y) cho biết tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn cần bổ sung là 1,4%. Tuy nhiên, đây chưa phải là lượng đạm amin cao nhất vì tương ứng với giá trị pH = 5,2 và tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung 1,4% sẽ cho hàm lượng đạm amin cao hơn là 49,88g/kg chất khô bằng cách thay giá trị 5,2 và 1,4 vào phương trình (5) lần lượt ứng với vị trí của pH và vi khuẩn trong phương trình. Từ kết quả này chọn tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung là 1,4%, tỷ lệ muối bổ sung là 7% và pH dịch thủy phân là 5,2 thích hợp nhất cho quá trình thủy phân để thu được dịch đạm amin cao.
4. Kết quả khảo sát ảnh hưởng tương tác giữa các tỷ lệ vi khuẩn, muối và pH dịch thủy phân đến hàm lượng đạm amoniac (g/kg chất khô) trong dịch thủy phân ở ngày thủy phân thứ 10
Đạm amoniac còn gọi là đạm thối, được tạo thành do vi sinh vật gây thối thủy phân protein thành những sản phẩm cấp thấp. Đạm amoniac tạo thành và bốc hơi làm thất thoát đạm. Hàm lượng đạm amoniac tạo ra nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn bổ sung, tỷ lệ muối, lượng nước bổ sung và thời gian thủy phân. Trên cơ sở tìm được hàm lượng đạm amin cao (49,88g/kg chất khô) ở ngày thủy phân thứ 10 với tỷ lệ chế phẩm vi khuẩn 1,4%, muối 7% và pH điều chỉnh 5,2. Chúng tôi tiến hành phân
35 Dam amin 33.0 35.0 37.0 39.0 41.0 43.0 45.0 47.0 49.0 5 5.4 5.8 6.2 6.6 7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 Đạm amin (g/kg chất khô) V i khuẩ n (% ) pH Đ ạm ami n (g/ k g c h ất k h ô) pH Vi khuẩn (%)
tích hồi quy nhiều chiều với biến phụ thuộc đạm amoniac ở ngày thủy phân thứ 10 có đồ thị như sau:
Dựa vào đồ thị đường mức ở hình 22 để xác định hàm lượng đạm amoniac ở tỷ lệ vi khuẩn 1,4%, muối 7% và pH (5,2) bằng cách lấy điểm giao nhau giữa trục muối (X) ở nồng độ 7% và trục vi khuẩn (Y) ở tỷ lệ 1,4% xác định được hàm lượng amoniac 5,0g/kg chất khô.
5. Ảnh hưởng của phân bón lên chiều cao cây rau hẹ
Trong giai đoạn đầu rau hẹ phát triển được nhờ các thành phần dinh dưỡng có sẵn trong đất, sau khi trồng 20 ngày hẹ bắt đầu hồi phục dần và phát triển rễ mới đồng thời cho lá non đầu tiên. Để tiến hành khảo sát ảnh hưởng của phân bón đến chiều cao rau hẹ sau khi trồng được 20 ngày, trước khi tiến hành tưới phân đợt đầu phải đo chiều cao của các nghiệm thức, cứ 10 ngày đo chiều cao một lần và 5 ngày tưới một lần [hàm lượng đạm (6%) và nước tưới giữa các nghiệm thức phải giống nhau ].
Bảng 12: Ảnh hưởng phân bón lên chiều cao của rau hẹ với các loại phân bón khác nhau
Nghiệmthức (NT)
Chiều cao (cm) rau hẹ sau các ngày
20 30 40 50 60
Urê và DAP 16,56b 22,29b 26,84abc 34,77a 37,55a
Đ ạm amon ic (g/ kg c hất k h ô) Đạm amoniac (g/kg chất khô) Hình 21: Đồ thị mặt đáp ứng đạm amoniac theo muối (X) và vi khuẩn (Y) và pH (5,2)
Phân bón lá HVP 601S Super 17,54ab 25,01a 28,86a 17,54ab 25,01a
Phân bón lá dịch đạm 17,54ab 25,01a 28,86a 33,81ab 35,87ab
NPK 20-20-15 18,19ab 20,28b 26,17bc 31,56c 35,52ab
Urê 46,3% Nitrogen 17,18b 20,05b 25,40c 31,45c 33,77b
Phân bón dạng viên (dịch đạm) 18,48ab 22,50ab 27,87ab 31,61c 33,92b
Phân bón dạng viên HVP Organic 18,17ab 21,14b 28,63a 31,82bc 30,05b
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả thống kê ở bảng 12 cho thấy ở ngày 60 chiều cao nghiệm thức Urê và DAP cao nhất, thấp nhất nghiệm thức NPK 20-20-15 có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 95%. Điều này được lý giải do khả năng hồi phục của hẹ giống sau khi trồng cũng như sự ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau dẫn đến chiều cao rau hẹ có sự chêch lệch.
6. Ảnh hưởng của phân bón lên trọng lượng tươi cây rau hẹ sau khi thu hoạch
Ảnh hưởng các loại phân bón lên trọng lượng tươi của rau hẹ sau 60 ngày trồng được thể hiện như ở bảng 13.
Bảng 13: Ảnh hưởng của phân bón lên trọng lượng tươi của rau hẹ sau thu hoạch so với các loại phân khác
Nghiệm thức (NT) Ngày 60 Trọng lượng tươi (kg) Urê và DAP 2,65a Phân bón lá HVP 601S Super 2,60ab Phân bón lá dịch đạm 2,61ab NPK 20-20-15 2.41cd Urê 46,3% Nitrogen 2,35d
Phân bón dạng viên (dịch đạm) 2,54abcd
Phân bón dạng viên HVP Organic 2,43bcd
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 13 cho thấy trọng lượng tươi rau hẹ sau thu hoạch ở nghiệm thức Urê và DAP có trọng lượng (2,60kg) cao nhất, thấp nhất nghiệm thức Urê 46,3% Nitrogen và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại mức ý nghĩa 95%. Chứng tỏ phân bón ở các nghiệm thức Urê và DAP, Phân bón lá HVP 601S Super, Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) có ảnh hưởng rất tích cực lên sự tăng trưởng chiều cao, nảy chồi, độ lớn của cây, độ dày của lá ở rau hẹ so với các loại phân bón ở nghiệm thức NPK 20-20-15, Urê 46,3% Nitrogen, Phân bón dạng viên HVP Organic. Chính điều này đã làm cho trọng lượng của hẹ sau thu hoạch nặng hơn.
Hình 23: Sản phẩm cây hẹ sau khi thu hoạch 7. Hàm lượng nitrate trong rau hẹ
Hàm lượng nitrate trong rau hẹ được thể ở bảng sau:
Bảng 14: Ảnh hưởng của bón phân đến hàm lượng Nitrat trên cây hẹ (mg/kg tươi) Nghiệm thức Hàm lượng Nitrat (mg/kg tươi)
Urê và DAP 309,08c Phân bón lá HVP 601S Super 363,58a Phân bón lá dịch đạm 281,95e NPK 20-20-15 250,08g Urê 46,3% Nitrogen 361,17b Phân bón dạng viên (dịch đạm) 268,36f
Phân bón dạng viên HVP Organic 300,12d
Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở
mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.
Theo kết quả bảng 14 cho thấy hàm lượng nitrate trong rau hẹ ở nghiệm thức NPK 20-20-15 thấp nhất, cao nhất nghiệm thức Phân bón lá HVP 601S Super và giữa tất cả các nghiệm thức đều có sự khác biệt về thống kê với mức ý nghĩa 95%. Điều này được lý giải do phân bón ở các nghiệm thức Urê và DAP, Phân bón lá HVP 601S Super, Urê 46,3% Nitrogen, Phân bón dạng viên HVP Organic chứa đạm vô cơ nhiều nên khả năng giải độc nitrat kém. Trong khi đó nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm và Phân bón dạng viên (dịch đạm) mặc dù có hàm lượng nitrat cao hơn nghiệm thức NPK 20-20-15 nhưng đều đảm bảo hàm lượng nitrat dưới mức cho phép của sản xuất rau an toàn.
Để đánh giá chất lượng phân bón và năng suất trong sản xuất rau an toàn, ta kết hợp bảng 13 và bảng 14 cho thấy nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) tốt nhất, vì nghiệm thức Phân bón lá dịch đạm, Phân bón dạng viên (dịch đạm) là phân bón chứa nhiều đạm hữu cơ (dịch đạm thủy phân) và chất khoáng dễ hấp thu cho cây trồng đồng thời khả năng giải độc nitrat khá tốt, đáp ứng được nhu cầu phân dung để sản xuất rau an toàn.
8.Hiệu quả kinh kế sử dụng các loại phân khác nhau bón cho cây hẹ
Để đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây hẹ khi sử dụng các công thức bón phân khác nhau. Chúng ta phải dựa vào tỷ suất lợi nhuận biên (MRR), nếu MRR của công thức bón phân nào càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Qua tính toán các khoản chi phí như: thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các chi phí khác chiếm 40%… cho thấy:
- Nghiệm thức phân bón lá dịch đạm có MRR 336% trong khi đó nghiệm thức phân bón lá HVP 601S Super có MRR 26% còn các nghiệm thức bón khác đều có MRR % âm. Điều này chứng minh khi sử dụng phân bón lá dịch đạm có hiệu quả kinh tế tốt hơn.
- Riêng đối với phân dạng viên dịch đạm cho thấy MRR 65% còn phân HVP Organic dạng viên MRR10%, điều này cho thấy hiệu quả kinh tế phân dạng viên dịch đạm tốt hơn.
Tóm lại: Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận biên giữa các nghiệm thức bón phân khác