Ảnh hưởng của muối đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy

Một phần của tài liệu thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn (Trang 38 - 39)

2. Kết quả đếm mật số vi sinh vật các nghiệm thức theo thời gian

2.1. Ảnh hưởng của muối đến mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy

thủy phân theo thời gian

Vi khuẩn thủy phân protein là tác nhân chính trong quá trình thủy phân protein cá thành đạm amin. Trong phương pháp thủy phân cổ truyền tốc độ thủy phân protein chậm do mật số vi khuẩn thủy phân lúc ban đầu rất thấp, sau đó mật số vi khuẩn tăng nhưng không nhiều và đạt mật số cao nhất ở ngày thứ 12 của quá trình thủy phân, sau đó giảm nhanh chóng( Lee, 1983; Lee và csv, 1986). Kết quả theo dõi mật số vi khuẩn thủy phân protein ở các nghiệm thức theo thời gian thủy phân được trình bày ở bảng 8 và hình 14.

Bảng 6: Trung bình mật số vi khuẩn thủy phân protein ở các nghiệm thức theo thời gian thủy phân.

Tỷ lệ Muối (%)

Ngày thủy phân

0 5 10 15

3 5,077b 7,637b 8,137c 8,126b

7 5,300b 8,147ab 8,828b 9,029a

10 6,104a 8,377a 9,635a 9,355a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo cùng mẫu tự thì không khác biệt ở

mức ý nghĩa 95% theo phép thử LSD.

Sự biến động mật số vi khuẩn thủy phân protein theo thời gian ở các nghiệm thức rất rõ rệt. Từ kết quả phân tích phương sai với độ tin cậy 95% ở bảng 6 cho thấy tỷ lệ muối bổ sung ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển mật số vi khuẩn theo thời gian ở các nghiệm thức. Theo kết quả thống kê ở bảng 6 cho thấy mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân tăng nhanh ở các tỷ lệ muối bổ sung và đạt giai đoạn log ở ngày thủy phân thứ 10 đồng thời duy trì mật số khá cao khác biệt có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó ở các nghiệm thức tỷ lệ muối bổ sung 10% có mật số vi khuẩn thủy phân protein cao nhất (log mật số đạt 9,6 tương đương với mật số 4,1 x 109 ) và thấp nhất ở các nghiệm thức có tỷ lệ muối 3% (log 10 mật số đạt 8,1 tương đương với mật số 5,89 x 108). Điều này chứng tỏ khả năng thích nghi của vi khuẩn thủy phân protein ở tỷ lệ muối bổ sung 10 % tốt hơn tỷ lệ muối bổ sung 3% và 7% do vi khuẩn thủy phân protein ít hình thành bào tử. Nhưng đến ngày 15, mật số vi khuẩn thủy phân protein trong dịch thủy phân ở tỷ lệ muối bổ sung 3%, 10% phát triển chậm lại và có xu hướng giảm dần trong khi đó muối 7% mật số vi khuẩn tiếp tục tăng nhưng không mạnh, điều này được giải thích do nguồn cơ chất trong dịch thủy phân càng kiệt và lượng chất bài tiết do hoạt động sống của tế bào tiết ra độc tố nhiều làm ức chế sự phát triển vi khuẩn nhưng không có sự khác biệt giữa tỷ lệ muối 7%, 10% với ý nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95%. Điều này chứng tỏ tỷ lệ muối bổ sung phù hợp 7% đến 10%.

Một phần của tài liệu thủy phân phụ phẩm cá tra bằng vi khuẩn (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)