Bảo vệ thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 68)

2. Giải pháp xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

3.2.5. Bảo vệ thương hiệu

Xây dựng thương hiệu luôn đi liền với bảo vệ và phát triển thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu trước hết doanh nghiệp cần xác định các nguy cơ bị chiếm dụng, địa bàn có thể bị chiếm dụng... và khả năng bảo vệ của luật pháp để có thể đưa ra các phương án hành động cụ thể.

Việc đầu tiên để bảo vệ thương hiệu là doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ thương hiệu. Khi làm việc này nên thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước. Các chuyên gia thường có gần như đủ tên những danh mục thương hiệu và hình dáng các loại sở hữu công nghiệp ở thị trường mà doanh nghiệp cần đăng ký. Thông qua đó họ sẽ tư vấn cho doanh nghiệp nên xây dựng thương hiệu như thế nào, kiểu dáng sở hữu công nghiệp ra sao đặc biệt là thương hiệu đó có phù hợp với văn hoá, tôn giáo của người bản địa hay không.

Bên cạnh việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, sự chủ động và các biện pháp tự bảo vệ của doanh nghiệp cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phát triển hệ thống phân phối hàng hoá một cách rộng khắp và hoàn hảo cùng với không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ là biện pháp then chốt để hạn chế sự thâm nhập và chiếm dụng thương hiệu cũng như sự phát triển của hàng nhái nhãn hiệu. Mở rộng hệ thống phân phối sẽ tạo điều kiện để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá của doanh nghiệp và nhận được thông tin tư vấn từ doanh nghiệp, nhờ đó mà hạn chế sự thâm nhập của hàng giả nhãn hiệu. Các biện pháp xử lý kiên quyết và cứng rắn của doanh nghiệp đối với hàng nhái thương hiệu và kiểu dáng công nghiệp sẽ càng làm cho người tiêu dùng tin tưởng hơn ở doanh nghiệp và chính cái đó cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế thương hiệu. Để bảo vệ thương hiệu thì công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức tiêu dùng và giúp đỡ cộng đồng xử lý nhanh chóng các sự cố cũng là những biện pháp rất hữu hiệu.

KẾT LUẬN

Việc xây dựng thương hiệu cần có sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cũng như sự giúp đỡ của nhà nước. Việc xây dựng thương hiệu cần thời gian, do đó ngay từ bây giờ các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phải bắt đầu từ : nghiên cứu thị trường, đầu tư cho sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng. Việc thiết kế thương hiệu cũng cần có tính khoa học và tính thương mại đảm bảo cho việc đăng ký và quảng bá thương hiệu.

Chuyên đề đã đi vào nghiên cứu thực trạng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, cũng như tồn tại, hạn chế. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với doanh nghiệp cũng như nhà nước để việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có hiệu quả hơn. Việc xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần tích cực trong việc đưa nền kinh tế đất nước phát triển vững chắc. Nếu có thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ mạnh thì sản phẩm mang bản sắc người Việt sẽ chắc chắn có chỗ đứng ở thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w