hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập trong thời gian tới
1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam Việt Nam
Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, hàng thủ công mỹ nghệ được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tiếp theo. Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản phẩm khoảng 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao thường chiếm từ 95-97%. Có thể có một so sánh rằng nếu cứ tăng xuất khẩu 1 triệu đô hàng thủ công mỹ nghệ thì bằng 4,7 triệu đô hàng dệt may. Do các nghành này tuy có giá trị xuất khẩu cao nhưng chủ yếu là nguyên liệu nhập khẩu, do đó giá trị thực chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu. Trong khi đó một số mặt hàng như điện tử, linh kiện máy tính còn có giá trị thực thu còn thấp hơn chỉ khoảng 5- 10 %. Điều này còn chưa kể chi phí đầu tư, trang bị máy móc cho nghành này thấp chỉ chủ yếu làm bằng tay. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tạo việc làm cho lao động cả nước. Theo thông kê, cho đến nay cả nước có khoảng 2017 làng nghề và nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, các doanh nghiệp...thu hút hàng triệu lao động, kể cả lao động nhàn rỗi. Trong một ý nghĩa khác, việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống với nhiều thợ giỏi, có tay nghề cao là cách duy trì các di sản văn hóa dân tộc từ đời này sang đời khác. Theo cơ quan Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), nghành thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 1,35 triệu người : trong đó 342 nghìn người tre đan trúc và song mây, 233 nghìn làm dệt thảm, chiếu đan lát, 129 nghìn thợ dệt thêu, với 60% số lao động là nữ. Thu nhập bình quân theo JICA là 366.000 VND/ người/ tháng.
Thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ là giai đoạn 1975-1986. Tỉ trọng kim nghạch xuất khẩu đạt 40%, cao điểm đạt 53,4% năm 1975. Giai đoạn trước 1990 chủ yếu là các nước Đông Âu và Liên Xô theo thỏa thuận song phương. Sau 1990 thị trường này suy giảm bởi những biến động về chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD). Từ sau năm 2000 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật, Nga và nhiều nước ASEAN, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu, Nhật Bản xem như thị trường chính ở châu Á với 5% tỉ trọng. Mỹ là thị trường đầy triển vọng. Số nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta từ 50 năm 1996 tăng lên 133 năm 2005, hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta đã có hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê mới đây, giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính yếu qua các năm từ 2000 đến 2006 như sau :
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị 235 235 331 367 450 560 630,4
Đơn vị: triệu USD
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 17,87%. Với thị trường EU mặt hàng xuất khẩu chính là gỗ, trong đó Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu. Tỉ lệ tăng trưởng trong tổng kim nghạch xuất nhập khẩu là 21,28% nhưng giá trị kim nghạch xuất khẩu đạt 2,8%. Tại thị trường Nhật Bản rất ưa thích các mặt hàng đồ gỗ, hiện nay có rất nhiều công ty đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng và phát triển mạnh, đã có rất nhiều công ty của Việt Nam tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường này. Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL thì : “ Người Việt vốn có tập quán sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ từ lâu đời. Do đó khi thu nhập cao, hành vi tiêu dùng sẽ theo hướng sử dụng những hàng hóa có nguồn gốc thiên nhiên và các nghề truyền thống ”. Tuy nhiên, mặc dù đã đóng góp lớn vào kim nghạch xuất nhập khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, nghành thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống vẫn gặp những khó khăn nhất định. Trước tiên là những cản trở hiện tại trên thị trường : như chi phí cho giao nhận hàng hóa khá cao (30 USD/m3), mẫu mã đơn điệu, sản phẩm không đồng
nhất, chi phí cao dẫn đến khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU và Mỹ kém. Một khó khăn nữa là áp lực cạnh tranh với các hàng hóa của Trung Quốc, Thái Lan và các nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã, chưa kể đến áp lực từ hàng nhái, hàng giả....Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác nghành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống của Việt Nam còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học trong việc chế tạo, sản xuất sản phẩm. Đây một trong những nghành hàng được coi là mũi nhọn được Chính phủ đề ra tập trung phát triển xuất khẩu đến năm 2010 đạt kim nghạch 1,5 tỉ USD.
1.2. Định hướng xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam. Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chủ động trong đầu tư, mở rộng sản xuất, mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tốt nhất của thị trường.
Đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng sản xuất.
Một đặc điểm của làng nghề Việt Nam là sản xuất manh mún, các cơ sở sản xuất đều là hộ gia đình một số ít thành lập doanh nghiệp nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó khối lượng sản xuất của các đơn vị sản xuất ra không lớn, dẫn đến giá thành cao.
Sản xuất tại các làng nghề chủ yếu là lao động thủ công chiếm 70-73% số hộ, khoảng 37-40% cơ sở có sử dụng cơ khí, máy móc thiết bị được trang bị rất ít, và lạc hậu, năng suất lao động thấp. Do đó, nhiều khi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Đây cũng là việc khó cho việc thu gom hàng thành lô lớn cho xuất khẩu. Đó cũng là khâu đội giá thành sản phẩm lên cao.
Yêu cầu đặt ra là các đơn vị sản xuất phải nhanh chóng đổi mới phương thức sản xuất, đầu tư cho thiết bị máy móc càng cao thì năng lực sản xuất trên quy mô lớn, ký kết các hợp đồng có giá trị, đảm bảo thời gian giao hàng trên hợp đồng đã cam kết. Đó cũng là cách nâng cao uy tín của mình trong quan hệ mua bán, vừa là cách tốt nhất để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là “trái tim” của thương hiệu bởi đó là cái đầu tiên người ta nghĩ đến đầu tiên khi nghe, hình dung về thương hiệu. Thiết kế và cung ứng sản phẩm thỏa mãn tối đa mong muốn và nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Để có thể tạo dựng được
lòng trung thành của khách hàng thì trong quá trình trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng ít nhất sản phẩm đó cũng phải đáp ứng được, nếu chưa muốn nói là vuợt lên trên sự mong muốn của khách hàng.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được và kết quả thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hàng hóa để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường trong từng thời gian nhất định. Đối với hàng thủ công mỹ nghệ thì mẫu mã hàng hóa quyết định can bản đến thành công của doanh nghiệp, do đó các đơn vị sản xuất làng nghề phải chủ động cải tiến sáng tạo những mẫu hàng mới để chào bán, hoặc có thể thông qua cơ quan thương vụ của khách để thiết kế mẫu mã phù hợp với sở thích, thị hiếu ở từng nơi....Đây là cách làm vừa qua một số công ty đã đạt được kết quả khả quan tại thị trường Đức, Đan Mạch.
Mặt khác, hàng thủ công mỹ nghệ của ta phần lớn được sản xuất ở vùng nông thôn, do trang thiết bị lạc hậu nên nguyên liệu sản xuất chưa được sử lý tốt làm cho sản phẩm hay bị biến dạng khi thời tiết thay đổi. Nhất là nước ta là nước năm ở vùng khí hậu ẩm ướt nên nhiều khi hàng hóa phát sinh nấm mốc và mối mọt trên đường vận chuyển tới các thị trường xa. Do đo đầu tư trang bị máy móc nâng cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm không có nghĩa là tăng chi phí, không phải cứ nâng cao thiết bị máy móc là tăng chi phí. Việc đầu tư phải đi cùng với việc mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ có thế các doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng phải áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không đưa sản phẩm có chất lượng kém ra thị trường. Một trong những phương pháp quản lý được sử dụng rộng rãi và hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Theo phương pháp này, chất lượng được phản ánh trong từng hoạt động của doanh nghiệp chứ không chỉ trong sản phẩm, chất lượng luôn luôn được cải thiện và chất lượng không thể song hành với việc tăng chi phí. Nếu áp dụng thành công doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo dựng được niềm tin và đảm bảo uy tín kinh doanh lâu dài.
Tuy nhiên việc mở rộng sản xuất đầu tư trang bị, nâng cao chất lượng sản phẩm cần có lượng vốn lớn, trong khi đó vốn đầu tư ở các doanh nghiệp, làng nghề chủ yếu là vốn tự tích lũy khả năng huy động rất hạn chế. Do đó có sự hỗ trợ Nhà nước về mặt tin dụng cũng như các ưu đãi khác về sản xuất là rất cần thiết cho các doanh nghiệp, làng nghề. Đồng thời các doanh nghiệp, các hộ sản xuất phải chủ động kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau và sử dụng hiệu quả chúng.