Mặt hàng đồ gỗ

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 36)

4. Sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quôc tế.

2.2. Mặt hàng đồ gỗ

Loại mặt hàng này xuất hiện từ xa xưa vì đây là thứ đồ dùng thông dụng đối với người Việt Nam. Đồ gỗ dùng trong các sản phẩm như thớ cúng : hoành phi, câu đối, ngai, mâm bồng… và gỗ dùng làm giường tủ, sập bàn, tranh, các con vật làm bằng gỗ.

Chúng ta có rất nhiều địa danh buôn bán đồ gỗ như : hàng Tiện buôn bán đồ do người làng Nhị Khê làm, hàng Khay chuyên bán đồ gỗ của Đồng Kỵ. Trạm khắc nổi tiếng có làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ, Đồng Quang ( Bắc Ninh ), Vân Hà ( Hà Nội), Lý Nhân ( Hà Nam ), La Xuyên ( Nam Định ), Phú Lộc ( Ninh Bình ), Bảo Hà ( Hải Phòng ), Mỹ Xuyên ( Huế). Trong đó thì Đồng Kỵ nổi lên như là cơ sở sản xuất đồ gỗ lớn nhất nước ta.

Các sản phẩm đồ gỗ của chúng ta đã được biết đến nhiều nhưng các thương hiệu vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì rất ít. Trong số đó thì phải kể đến doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai đây là một trong những doanh nghiệp đã tạo dựng được danh tiếng của mình với đối tác trong và ngoài nước.

Các mặt hàng đồ gỗ rất đa dạng, nghề mộc là nghề phổ biến trong dân chúng. Các thợ sau khi được học nghề có thể tách ra làm ăn khắp mọi nơi vì ở đâu cũng cần đồ gỗ. Không giống các nghề khác, nghề này được phát triển và lan rộng nhanh. Từ quá trình phát triển cộng với sự cần cù, sáng tạo đã ra nhiều mẫu mã hàng mới từ các lớp thợ. Quá trình phát triển của nghề này gắn liền với sự ra đời của các nghề điêu khắc, khảm trai. Nhiều mẫu mã của sản phẩm đồ gỗ được lấy từ Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng gắn liền với các điển tích như tùng cúc trúc mai, long ly quy phượng, ngai thờ, các loại tượng…..Từ các đường lèo,các họa tiết khác thường được nảy sinh trong sáng tạo của các nghệ nhân. Vì vậy, trình độ sáng tạo nhanh được nhân lên ở các tay thợ cả, các nghệ nhân. Khi kết hợp với nghệ thuật khảm trai, ốc, giá trị của các sản phẩm tăng lên gấp bội. Khảm trai, ốc làm nổi bật lên các đường nét của sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm mang điển

tích. Thị trường về các sản phẩm về gỗ lại rất lớn và triển vọng ở nước ngoài. Ngày nay nhiều khâu nặng nhọc đã được thay bằng máy móc làm cho năng suất lao động được nâng cao và thời gian còn lại dành cho khâu tinh chế với tài năng, bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân. Trong điều kiện khan hiếm về nguyên liệu, thì giá trị nghệ thuật kết tinh trong sản phẩm sẽ quyết định đến thành công của sản phẩm. Từ đó, cần có kiến thức toàn diện ở nhiều lĩnh vực cho việc sáng tạo nên một sản phẩm hoàn thiện hơn (tạo dáng, họa tiết). Qua đó tạo nên hình ảnh cho đồ gỗ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w