cư
Một trong những nội dung được coi là rất quan trọng, được đánh giá là vấn đề nhạy cảm trong quá trình thu hồi đất, đó là xác định giá đất để tính bồi thường thiệt hại. Việc xác định giá đất bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất căn cứ vào giá đất do UBND cấp tỉnh, tuy nhiên trên thực tế cho thấy giá đất do cơ quan này quy định thấp hơn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường. Vì thế, dẫn đến việc người bị thu hồi đất không đồng ý với phương án bồi thường do Hội đồng bồi thường đưa ra, không thực hiện quyết định thu hồi đất. Để giải quyết vấn đề này, khoản 5 Điều 56 Nghị định số 84/2007/NĐ- CP quy định: “Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do UBND cấp huyện phê duyệt mà trong đó giá đất bồi thường, hỗ trợ cao hoặc thấp hơn giá đất do UBND tỉnh quyết định và công bố thì UBND cấp huyện phải báo cáo UBND cấp tỉnh và chỉ được phê duyệt phương án bồi thường sau khi được UBND cấp tỉnh phê duyệt giá đất”.
Việc xác định loại đất để bồi thường dựa trên nguyên tắc thu hồi loại đất nào thì bồi thường theo giá của loại đất đó. Trong một dự án thu hồi đất thường có nhiều thửa tiếp giáp, xen kẽ và nhiều thửa tiếp giáp không xen kẽ. Chính vì vậy, trong một dự án sẽ có nhiều mức giá bồi thường khác nhau, mặc dù công năng sử dụng đất đó hoàn toàn giống nhau, gây khó khăn cho người dân cũng như cho công tác kiểm kê xác định của các cơ quan chức năng. Dự án khu đô thị mới tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, nhiều hộ dân đã tụ tập đông người khiếu kiện đến UBND xã, UBND huyện và UBND Thành phố Hà Nội kéo dài tới vài tháng về việc giá đất bồi thường chỗ này 180.000đồng/m2, chỗ kia lại được 1.080.000m2.[17] Gây ra tâm lý “ghen tỵ” về mức bồi thường chưa công bằng,
17[17]. Những bất cập của Nghị định 84/2007/NĐ-CP: Hà Nội “vướng” nhiều, theo Diễn đàn doanh nghiệp, 28/10/2007.
chưa thoả đáng. Do vậy, vấn đề xác định giá và đặt ra yêu cầu đối với giá đất do Nhà nước ban hành cho trường hợp khi thu hồi đất cần phải được xem xét một cách toàn diện, liên quan đến cả quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Tái định cư cũng là một vấn đề nóng bỏng tại các địa phương khi tiến hành các thủ tục thu hồi đất. Luật đất đai năm 2003 quy định đối với trường hợp thu hồi đất ở thì trước khi thu hồi đất, UBND cấp tỉnh phải xây dựng khu tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Tuy nhiên, thực tế nhiều dự án ở địa phương không diễn ra như vậy. Các nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết hỗ trợ tiền thuê chỗ ở cho người dân trong thời hạn tạm cư, tạm tái định cư… Tại Long An, dân tố cáo nhiều chủ đầu tư chỉ quan tâm đến tiến độ dự án mà không lo tái định cư khiến người dân phải ở nhờ chờ được tái định cư. Trong 34 dự án trong tỉnh chỉ có duy nhất một dự án có khu tái định cư và một chủ dự án tự thoả thuận với dân về tái định cư. Tại thành phố Biên Hoà - Đồng Nai, nhiều hộ dân đang sinh sống ổn định nhưng bị giải toả trắng. Trong khi dân chưa biết sinh sống ổn định ở đâu thì chính quyền chỉ ra thông báo cho dân tự tìm chỗ ở khác để bàn giao mặt bằng. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tái định cư cũng là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân nhiều nhất. Với dự án nút giao thông Quang Trung, dân kiến nghị họ bị giải toả từ cuối 2001, UBND Quận thông báo những hộ thuộc diện giải toả được tái định cư tại phường Tân Thới Nhất, sau đó lại được thông báo chuyển sang khu An Sương. Nhưng đến tận 22/4/2004, dân mới được bốc thăm chia nền tái định cư trong khi đất để tái định cư vẫn chưa giải toả xong… Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, các trường hợp nêu trên tại một số địa phương trong cả nước, quyền lợi chính đáng của người dân vẫn chưa được đảm bảo quan tâm đúng mức, người dân không được cùng tham gia đóng góp ý kiến về các phương án mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Bởi vậy, họ luôn bị rơi vào thế “bị động”, “chờ đợi”, chưa thể có một phương án nào giúp bản thân và gia đình được an cư lạc nghiệp. Do đó, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người bị thu hồi đất và những
người có liên quan tham gia ý kiến. Trong trường hợp có nhiều ý kiến không tán thành thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ cho người dân hoặc xem xét điều chỉnh trước khi chuyển cho cơ quan Tài chính thẩm định. Quyết định cuối cùng về việc xem xét, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư thuộc thẩm quyền của UBND cấp có thẩm quyền.