Kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốc đất đai

Một phần của tài liệu 247515 (Trang 39 - 40)

Đây là công việc được tiến hành bởi hai bên chủ thể: người bị thu hồi đất và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng. Sự phối kết hợp này thể hiện tính thống nhất về ý chí, tính minh bạch rõ ràng, công khai của các chủ thể trong một quan hệ pháp luật có lợi ích trái ngược nhau.

Để thực hiện tốt giai đoạn này, người bị thu hồi đất cần tiến hành kê khai theo mẫu tờ khai được tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng phát và hướng dẫn. Nội dung của quá trình tự kiểm kê cần thể hiện được đầy đủ các thông tin như: diện tích, mục đích sử dụng đất, nguồn gốc, thời điểm bắt đầu sử dụng, số lượng nhà, loại nhà, cấp nhà, số lượng cây, diện tích, năng suất sản lượng nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, số nhân khẩu, số lao động chịu ảnh hưởng do việc thu hồi đất gây ra, nguyện vọng tái định cư, chuyển đổi nghề nghiệp, số lượng mồ mả phải di dời… Những quy định này chứng tỏ rằng, người dân được tham gia vào quá trình thu hồi đất tạo điều kiện cho họ thể hiện ý chí nguyện vọng của mình, việc người bị thu hồi đất tự nguyện và trung thực trong quá trình kê khai tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Sau khi nhận được tờ kê khai, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm kiểm tra tại hiện trường, kiểm đếm tài sản bị thiệt hại và so sánh với nội dung người sử dụng đất đã kê khai. Trong quá trình thực hiện các công việc này cần có sự tham gia của đại diện UBND cấp xã nơi có đất và người có đất bị thu hồi. Kết quả kiểm đếm phải có chữ ký của người

trực tiếp thực hiện kiểm đếm tại hiện trường, người bị thu hồi đất, người bị thiệt hại về tài sản, cán bộ địa chính cấp xã, đại diện của Phòng TN&MT, đại điện của lãnh đạo Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu 247515 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w