5. Cơ cấu của đề tài
2.2.3 Phạm tội nhận hối lộ thuộc khoản 3 Điều 279
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 32 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam
Trường hợp phạm tội này cũng tương tự như trường hợp quy định tại điểm e
khoản 2 của điều luật chỉ khác ở giá trị của hối lộ từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng.
Cũng như đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 2 của điều luật, nếu của hối lộ không phải là tiền mà là tài sản thì giá trị tài sản đó là giá trị thị trường vào thời điểm nhận của hối lộ hoặc đã hứa nhận hối lộ; chỉ cần xác định người phạm tội sẽ nhận của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng là thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự, còn người phạm tội đã nhận được hay chưa, không phải là dấu hiệu bắt buộc; nếu người phạm tội chưa nhận được của hối lộ, thì cũng không gì thế mà cho rằng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Trường hợp phạm tội này cũng như trường hợp quy định tại điểm g khoản 2 của điều luật chỉ khác ở chỗ: hậu quả do hành vi gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng khác. Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi nhận hối lộ gây ra là những thiệt hại rất
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. Cũng như đối với tội tham ô tài sản, tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng khác do hành vi nhận hối lộ gây ra, nhưng căn cứ vào các quy định của bộ luật hình sự đối chiếu với những hướng dẫn về các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự, thì có thể xác định được các thiệt hại là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi nhận hối lộ gây ra.
Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự, thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
So với khoản 3 Điều 226 Bộ luật hình sự năm 1985, nếu chỉ căn cứ vào khung hình phạt thì khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 279 có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho người phạm tội. Vì vậy, khi áp dụng khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999, cần chú ý:
Nếu hành vi nhận hối lộ xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 1-7-2000 mới bị phát hiện xử lý mà của hối lộ từ 50.000.000 đồng đến dưới
300.000.000 đồng thì vẫn áp dụng khoản 3 Điều 226 Bộ luật hình sự năm 1985. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 điều luật thì cũng chỉ áp dụng khoản 2 điều luật mà không áp dụng khoản 3 của luật, vì tình tiết “có nhiều GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 33 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam
tình tiết quy định tại khoản 2 Điều này” khoản 3 Điều 279 Bộ luật hình sự năm 1999 không còn quy định nữa.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội nhận hối lộ theo khoản 3 Điều
279 Bộ luật hình sự, Toà án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc có những mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Toà án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới mười lăm năm tù) nhưng không được dưới bảy năm tù.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ
hoặc có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt tới hai mươi năm tù. Khi cân nhắc để quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội nhận hối lộ, Toà án cần căn cứ vào nguyên tắc đã được nêu ở các phần trên.