Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 51 - 54)

5. Cơ cấu của đề tài

3.4.4 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát

Cần phải đổi mới và tăng ctường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có chức năng của cấp trên đối với cấp dưới của mình, nhất là việc giám sát, kiểm tra đối với những người đứng đầu cấp dưới và các chức danh chủ chốt của cấp dưới. Quy định cụ thể việc thường xuyên thực hiện cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra của người đứng đầu ở các cấp. Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào lĩnh vực phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thiếu bản lĩnh trong công tác đấu tranh này. Cấp ủy các cấp tăng cường chỉ đạo ủy ban kểm tra chủ trì và phối hợp với các ban của cấp ủy với cơ quan bảo vệ pháp luật GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 57 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

trong công tác giám sát, kiểm tra, giải quyết tố cáo cán bộ, Đảng viên vi phạm tham nhũng.

Tăng cường phối hợp thực hiện công tác giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan

Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đối với cán bộ, công chức, Đảng viên để phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan điều tra với nhân dân và cơ quan báo chí trong việc phát hiện, đấu tranh, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Cần sớm nghiên cứu ban hành Quy định về chế độ kê khai và công khai tài sản của cán bộ, công chức, Quy chế giám sát trong Đảng và Quy chế nhân dân giám sát Đảng, Quy chế giám sát hành chính để góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Quốc hội cần nhanh chống kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện tốt chức năng

giám sát. Chính phủ kiện toàn và năng cao công tác thanh tra, đồng thời xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức mà nơi đó xảy ra các vụ tham nhũng, hối lộ. Có một chiến lược của quốc gia về phòng chống tham nhũng với ba trụ cột chính, đó là:

- Một là, có quyết tâm chính trị cao của Chính phủ (nhất là người đứng đầu). - Hai là, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, kể cả pháp luật về phòng chống tham nhũng; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; có cơ quan đấu tranh phòng chống tham nhũng chuyên trách, độc lập với đội ngũ cán bộ chống tham nhũng trong sạch, liêm khiết, có bản lĩnh, tính chuyên nghiệp cao, vững về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, được đầu tư nguồn lực, phương tiện điều kiện làm việc đầy đủ, hiện đại.

- Ba là, chú trọng giáo dục đạo đức công dân, hình thành văn hóa chống

tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và trong công chúng. Hành vi tham nhũng, hối lộ đã khiến công chúng luôn khinh ghét, lên án tệ tham nhũng và từ đó họ tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; có cơ chế thuận lợi, bảo vệ cho công chúng và tao điều kiện cho công chúng nhận diện nhanh chóng, kịp thời phát hiện và tố cáo những kẻ tham nhũng, hối lộ.

Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực Nhà nước của những người có chức vụ, quyền hạn để tư lợi. Vì vậy muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì phải có cơ chế giám sát, kiểm doát chặt chẽ việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng, hối lộ và phải sử dụng quyền lực Nhà nước để đập tan việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng thì mới thành công.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 58 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

KẾT LUẬN

Trong thời gian vừa qua tội phạm về tham nhũng, hối lộ diễn ra hết sức phức

tạp và đang có chiều hướng gia tăng, không chỉ ở nước ta mà còn ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước tình hình đó, cộng đồng quốc tế cùng Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã có những cố gắn đáng kể trong việc đưa ra những giải pháp nhằm tích cực đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này.

Ở nước ta hiện nay, tội phạm về tham nhũng, hối lộ đã và đang làm cản trở lớn trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tham

nhũng, hối lộ đã trở thành “quốc nạn”, làm mất lòng tin nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Và nhận hối lộ đã, đamg và vẫn sẽ là tội phạm trọng điểm trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta.

Vì vậy, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải kiên quyết đấu tranh chống tham

nhũng, hối lộ. Dân tộc ta sẽ không chấp nhận bất cứ hành vi tham nhũng, hối lộ nào dù lớn hay nhỏ, quyết tâm này đã được Đảng ta khẳng định trong nghị quyết của các kỳ Đại hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đẻng ta đã khẳng định tệ nạn tham nhũng là một trong bốn nguy cơ cản trở công việc đổi mới của đất nước. Nguy cơ này không chỉ cản trở sự phát triển của đất nước mà còn làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, làm thoái hóa phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên mà còn đe dọa đến sự tồn vong của đất nước.

Thiết nghĩ, trước thực trạng đó chúng ta cần đề ra những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn có hiệu quả, tiến đến đẩy lùi tham nhũng, hối lộ. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu “Tội nhận hối lộ trong luật Hình sự Việt Nam”, tôi xin đưa ra một vài giải pháp sau đây:

- Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ để không có khe hở cho tham nhũng, hối lộ luồn lách. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tham nhũng, cần nghiên cứu để có những quy định thích hợp trong quá trình phát hiện cà xử lý các vụ án tham nhũng, hối lộ, phải sửa đổi bổ sung ngay những điều luật không phù hợp.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật Hình sự về Tội nhận hối lộ, mặc dù Bộ luật

Hình sự năm 1999 đã có những quy định khá chi tiết và nghiêm khắc nhưng còn một số điểm cần xem xét lại.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 59 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

- Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Có cơ chế phối họp nhịp nhàng trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các cơ quan tiến hành tố tụng. - Có chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức Nhà nước hợp lý, từng bước

nâng cao đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức để họ có thể sống bằng đồng lương, có thể tích lũy, thực hiện các chế độ đãi ngộ xứng với năng lực, trình độ chuyên môn của họ.

- Công tác đề bạt, bổ nhiện cán bộ nước ta còn bị chi phối bởi cách nhìn chủ

quan, phiến diện, chưa thật sự chính xác trong phương pháp đánh giá, lựa chọn cán bộ. Do đó chúng ta cần thực hiện một cách khoa học, đúng luật, đúng việc, đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm cán bộ, công chức.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành ở các cơ quan, tổ chức Nhà nước, đặc hiệt là ở nhũng nơi có khả năng xảy ra tham nhũng, hối lộ.

- Đặc hiệt là cần phải có chính sách ưu đãi, cũng như cảo vệ cho người tố cáo

tội phạm về tham nhũng, hối lộ để từ đó họ mới an tâm mà phối hợp với các cơ quan trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm.

Mặc dù tình hình tội phạm về tham nhũng, hối lộ trong thời gian qua đang có

chiều hướng gia tăng, nhưng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân ta tôi tin rằng trong thời gian sắp tới đây tình hình tham nhũng, hối lộ ở nước ta sẽ chuyển biến khả quan

hơn, cũng như cuộc chiến chống tham nhũng của ta sẽ đạt được kết quả cao hơn. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 60 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Viện nghiên cứu NXB chính trị quốc gia 2. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, 1999 3. Chỉ thị 416/CT ngày 03/12/1990 Chủ Tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường công tác thanh tra, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng, buôn lậu

4. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội – NXB Công an nhân dân - năm 2001

5. Lg Trần Minh Thưởng – Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Bình luận và chú giải – NXB LĐ 2002

6. Luật phòng chống tham nhũng 26/12/2005

7. Th.s Phạm Văn Beo – Giáo trình luật Hình sự Việt Nam (phần chung và phần riêng) 8. T.S Đinh Văn Quế - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 (Phần các tội phạm, tập V) NXB TPHCM – năm 2000

9. TS. Trần Quang Tiếp - Lịch sử luật hình sự Việt Nam – NXB chính trị quốc gia 10. Pháp lý số 1+2-2007 11. Pháp lý số 6-2007 12. Pháp lý số 8-2007 13. Pháp lý số 12/2007 14. Tạp chí số 143 (12/2007) 15. Nhà nước và pháp luật 238-2/2008 16. Nhà nước và pháp luật 10/2007 17. Các số báo Pháp luật TP HCM 18. Internet

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w