Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 50 - 51)

5. Cơ cấu của đề tài

3.4.3 Giải pháp về mặt tổ chức cán bộ

Đề nghị Đảng và Nhà nước ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung những quy định

không còn phù hợp về công tác quản lý cán bộ, để tạo ra cơ chế nhận xét, đánh giá, quy hoạch, bố trí, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ bảo đảm vừa dân chủ, công khai, minh bạch, vừa sử dụng được người có đức, có tài; không để những kẻ cơ hội, thực dụng, quan liêu, tham nhũng chui vào nội bộ, giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp…để góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực; khắc phục nạn “chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tội”. Ban hành và tổ chức thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm của tập thể cấp ủy, chính quyền và trách nhiệm của cá nhân., nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ. Đồng thời ban hành và tổ chức thực hiện kiên quyết quy định về việc thay thế, loại bỏ kịp thời những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện ra khỏi bộ máy Nhà nước.

Về công tác phát hiện xử lý cán bộ sai phạm về tham nhũng, hối lộ cần phải kịp thời, sai phạm đến mức nào phải xử lý đến mức ấy, kiên quyết loại trừ tình trạng để người phạm tội chạy án; xử lý nghiêm minh người có hành vi bao che, dung túng cho việc tham nhũng, hối lộ đó, không phân biệt họ là ai, giữ chức vụ gì…Không nên kéo dài thời gian xem xét, xử lý người vi phạm mà gây dư luận xấu trong nhân dân. Phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, hối lộ, tức là nếu đã trị thì phải trị

lộ ở phần “ngọn” chưa trị được phần “gốc”. Mà cái “gốc” đó là yếu tố con người cụ thể là những cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước đang nắm giữ những chức vụ, quyền hạn cao.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 56 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Việc tuyển chọn cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay vẫn còn chưa hợp lý. Có những người có trình độ, chuyên môn thật sự lại không được chọn, còn những người không có trình độ thì lại được chọn vào làm việc trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước do họ là con em của những cán bộ, công chức có chức vụ, quyền hạn cao. Hiện nay, cán bộ ở cơ quan các cấp, dặc biệt là cấp cơ sở họ là sai rất nhiều, nhất là trong lĩnh vực hành chính, kinh tế khi làm bất cứ thủ tuc gì thì cũng phải đưa tiền cho họ thì họ mới giải quyết ngay. Vì vậy Nhà nước cần có những giải pháp tích cực trong khâu tuyển chọn cán bộ, công chức sao cho vừa có năng lực, vừa có đức.

Cần phát huy vai trò công tác tổ chức cán bộ, không nên tập trung trong tay một người giữ nhiều chức vụ như vừa là thủ trưởng cơ quan, vừa là người đứng đầu về Đảng để loại trừ sự quan liêu, hách dịch, bạo biện. Thường xuyên rà soát, sắp xếp biên chế tổ chức, cơ quan, bảo đảm việc sắp xếp đó là đúng quy định của pháp luật, đúng tiêu chuển chức danh cán bộ, đúng yêu cầu công tác Xử lý nghiêm người có hành vi bố trí cán bộ trong cơ quan là người thân thích ruột thịt của mình vào các vị trí công tác mà những người thân thích đó không có đẻ năng lực, điều kiện vào làm hoặc bị pháp luật cấm

Cần tổ chức những buổi nói chuyện về chính trị tư tưởng, về đạo đức Hồ Chí

Minh cho cán bộ công chức. Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Nếu làm tốt được điều đó, sẽ khiến cho những người có chức vụ, quyền hạn làm điều hay, tránh làm điều xấu…Tạo điều kiện và khuyến khích những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo quản lý; người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm được đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý. Bởi vì nếu cán bộ mà chuyên môn, năng lực yếu, đạo đức không tốt thì dù bộ máy phòng chống tham nhũng, hối lộ có được tổ chức hoàn thiện, chặt chẽ đến mấy thì sự vận hành và hiệu quả hoạt động của bộ máy vẫn không khả quan.

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 50 - 51)

w