Tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 35)

5. Cơ cấu của đề tài

2.3.3 Tội nhận hối lộ với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến

đến người khác để trục lợi

Hai tội này ngoài những điểm giống nhau được nêu ở mục 3 của phần này, thì chúng còn có điểm giống nhau riêng nữa là thời điểm hoàn thành tội phạm là khi hai bên thỏa thuận xong về việc nhận tiền, tài sản và đặc điểm nữa là hai tội này có sự thông đồng trước về việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Điểm khác nhau giữa hai tội này là:

- Người phạm tội nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ.

- Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người

khác để trục lợi lại lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thúc đẩy người khác làm hoặc không làm một việc có lợi cho người yêu cầu.

Ví dụ: Cấp trên dùng ảnh hưởng của mình đối với cấp dưới để gây ảnh hưởng hoặc thúc đẩy cấp dưới làm công việc có lợi cho mình.

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 39 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1Tổng quan về tội phạm tham nhũng, hối lộ trên thế giới

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức minh bạch quốc tế chấm dựa trên cảm nhận về tình hình tham nhũng trong khu vực công tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, lấy ý kiến đánh giá của giới doanh nhân và các nhà phân tích có uy tín. Thang điểm được chấm từ 0 đến 10, nước có chỉ số càng cao tức là càng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng tham nhũng.

Năm nay, đứng cuối bảng là Somalia, Iraq, Myanmar, Haiti, Afghanistan và Sudan.

Dù vẫn có số điểm 9,3 nhưng năm nay Đan Mạch lên hạng, chia sẻ vị trí đầu

bảng với New Zealand và Thuỵ Điển; trong khi Phần Lan tụt từ vị trí số 1 xuống đứng thứ 5, sau Singapore.

Bà Huguette Labelle, Chủ tịch TI, cho biết: “Ở những nước nghèo nhất thế giới, mức độ tham nhũng có thể là sự khác biệt giữa sự sống và cái chết, khi tiền có ý nghĩa quan trọng trong chất lượng dịch vụ y tế và nước sinh hoạt”. Tuy nhiên bà cũng nói thêm rằng ngay cả ở những nước phát triển cũng cần áp dụng biện pháp cứng rắn hơn để giải quyết tình trạng tham nhũng.

Danh sách những nước có chỉ số tham nhũng giảm mạnh nhất trong vòng 1 năm qua có Bulgaria, Burundi, Maldives, Na Uy và Liên hiệp Anh. Anh quốc rớt từ vị trí thứ 12 của năm 2007 xuống vị trí 16.

Các nước tiến bộ nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng là Qatar, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Danh sách 10 nước có CPI thấp nhất thế giới năm 2008: Xếp hạng năm 2008 Quốc gia/Vùng lãnh thổ CPI năm 2008 Thứ hạng năm 2007 180 Somalia 1,0 179 178 Myanmar 1,3 179 178 Iraq 1,3 178 177 Haiti 1,4 177 176 Afghanistan 1,5 172 173 Sudan 1,6 172 173 Chad 1,6 172

173 Guinea 1,6 168

171 Equatorial Gunea 1,7 168 171 CHDC Côngô 1,7 168 Nguồn TI

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 40 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Danh sách 10 nước có CPI cao nhất thế giới năm 2008: Xếp hạng năm 2008 Quốc gia/Vùng lãnh thổ CPI năm 2008 Thứ hạng năm 2007 1 Đang Mạch 9,3 1 1 Thuỵ Điển 9,3 4 1 Niu Di Lân 9,3 1 4 Singapore 9,2 4 5 Phần Lan 9,0 1 5 Thuỵ Sĩ 9,0 7 7 Ai-Xơ-Len 8,9 6 7 Hà Lan 8,9 7 9 Australia 8,7 11 9 Canada 8,7 9 Nguồn TI

sách): Xếp hạng năm 2008 Quốc gia/Vùng lãnh thổ CPI năm 2008 Thứ hạng năm 2007 4 Singapore 9,2 4 47 Malaysia 5,1 43 80 Thái Lan 3,5 84 121 Việt Nam 2,7 123 126 Inđônêsia 2,6 143 141 Philippinnes 2,3 131 151 Lào 2,0 168 166 Campuchia 1,8 162 178 Myanmar 1,3 179 Nguồn TI

3.2 Thực trạng của tội nhận hối lộ ở Việt Nam

Về xếp hạng, năm 2008 Việt Nam cũng cải thiện từ vị trí 123 của năm ngoái lên vị trí 121 trong tổng số 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kết quả chấm điểm của Việt Nam căn cứ theo 9 cuộc khảo sát ý kiến các

chuyên gia và doanh nghiệp được thực hiện độc lập bởi các tổ chức khác nhau. Trong các cuộc khảo sát đó, Việt Nam có điểm thấp nhất là 2,4 và điểm cao nhất là 3,1. GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 41 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Vừa qua, Bộ Công an đã đưa ra danh sách 10 vụ tham nhũng, hối lộ được xem

là điển hình trong mười năm qua ở nước ta. Đó là vụ: đường dây 500 KV Bắc Nam, vụ công ty dệt Nam Định, vụ khách sạn Bàn Cờ, vụ Tamexco, vụ trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bàng-Lạng Sơn, vụ Công ty Pin ắc quy Vĩnh Phú, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ án Bùi Tiến Dũng ở Bộ Giao thông vận tải, vụ xí nghiệp xây dựng công trình giao thông,

vụ xí nghiệp xây dựng số 2 và vụ xã Thuận Hưng. Và theo báo cáo của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao về công tác ngành kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI ngày 19 tháng 9 năm 2005 thì trong năm 2005 đã phát hiện, khởi tố 242 vụ tham nhũng, hối lộ tăng 57 vụ so với năm 2004.

Theo số liệu chưa đầy đủ, từ năm 2001 đến năm 2005, Toà án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm hơn 600 vụ án hình sự với hơn 1.500 bị cáo phạm các tội về chức vụ. Trong đó số vụ nhận hối lộ được đưa ra truy tố hầu hết là các vụ án có tính chất nghiêm trọng trở lên, các bị cáo đều đã bị Tòa án xử phạt tù.

Vừa qua, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Tổng Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng. Từ tuyên truyền phổ biến pháp luật, hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo và các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng...đến thực hiện những biện pháp phòng ngừa như công khai minh bạch hoạt động công quyền, cải cách hành chính, kê khai tài sản, xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Theo báo cáo, từ ngày 01-10-2007 đến ngày 31-8-2008 cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 284 vụ án tham nhũng với 622 bị can, giảm 30% số vụ và 25% bị can so với cùng kỳ năm trước; về biện pháp hành chính, các bộ ngành, địa phương đã phát hiện và xử lý được 125 đối tượng, giảm 59% so vbới cùng kỳ năm trước.

Riêng Tỉnh Trà Vinh, theo báo cáo số 72/BC-UBND về kết quả 2 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng thì đã thu được một số kết quả như sau:

Về công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành gắn với việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đã phát hiện tổng số tiền sai phạm là trên 15,2 tỷ đồng; kiến nghị xử lý: về kinh tế thu hồi 5,465 tỷ, về hành chính xử lý tập thể và cá nhân có liên quan, Về hình sự chuyển cơ quan điều tra xử lý 03 vụ gồm 07 cá nhân.

Về công tác điều tra: khởi tố điều tra 5 vụ, 8 bị can có hành vi tham ô và cố ý

làm trái, 1 vụ với 2 bị can có hành vi nhận hối lộ, tổng giá trị thiệt hại là 1,5 tỷ đồng, thu hồi tài sản trên 221 triệu đồng, đã đề nghị Viện kiểm sát truy tố 6 vụ.

Về công tác kiểm sát: thụ lý 15 vụ tham nhũng, với 26 bị can (cấp tỉnh 10 vụ, cấp huyện 5 vụ), đã truy tố 14 vụ (cấp tỉnh 9 vụ, cấp huyện 5 vụ), 1 vụ trả hồ dơ để điều tra bổ sung (6 bị can)

GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 42 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

Về công tác xét xử: Tòa án nhân dân hai cấp (tỉnh, huyện) thụ lý xét xử 16 vụ

với 26 bị cáo, số đối tượng tham nhũng và bản án đã có hiệu lực pháp luật là 16 vụ với 26 bị cáo, trong đó: tội tham nhũng nghiêm trọng là 3 vụ với 7 bị cáo, tội tham nhũng rất nghiêm trọng là 13 vụ với 19 bị cáo.

Gần đây nhất là cuộc bình chọn các vụ án tham nhũng lớn nhất, gây thiệt hại

nghiêm trọng đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, của Đảng, tài sản của Nhà nước bị thiệt hại nghiên trọng…được nhân dân đặc biệt quan tâm trong năm 2007 do Báo Công an tổ chức, thứ tự bình chọn được căn cứ vào nhiều tiêu chí như: tính chất, thủ đoạn phạm tội, số tiền bị chiếm đoạt, hậu quả gây ra, các tác động ảnh hưởng đến xã hội (hành vi); nhân thân, ảnh hưởng của đối tượng phạm tội (chủ thể); đối tượng bị tội phạm xâm hại (khách thể). Đó là các vụ án sau đây:

- Vụ tham nhũng, tiêu cực tại Ban điều hành Đề án 112 của Chính phủ: với tổng kinh phí sử dụng cho Đề án là 112 là 1.159,636 tỷ đồng trên tổng số kinh phí được cấp

phát là 1.534,325 tỷ đồng, các đối tượng đã chi sai mục đích, gây thất thoát 247,19 tỷ đồng (kết luận của Kiểm toán Nhà nước). Tính chất đặc biệt nghiêm trọng còn thể hiện ở chỗ: sai phạm xảy ra ở dự án có quy mô lớn, phạm quy ảnh hưởng và địa bàn rộng khiến nhiều mục tiêu, yêu cầu của chương trình tin học hóa hành chính Nhà nước không thực hiện được. Liên quan đến vụ án có 16 đối tượng bị khởi tố, trong đó có nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nguyên trưởng ban điều hành đề án 112 Vũ Đình Thuần.

- Vụ buôn lậu, đưa và nhận hối lộ, lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra

tại Công ty TNHH Thiên Lợi Hòa (Lào Cai): Đường dây buôn lậu tinh vi, hết sức phức tạp do Vũ Thị Liên, Giám đốc Công ty Thiên Lợi Hòa câu kết với một số đối tượng tha hóa, biến chất trong cơ quan Nhà nước ở Lào Cai để lập hợp đồng giả, thực hiện hành vi buôn lậu 11.257 tấn thuốc lá, đưa và nhận hối lộ hơn 1,6 tỷ đồng. Vụ án đã dược kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát tối cao truy tố 25 bị can, trong đó có nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Nguyễn Ngọc Kim về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”.

- Vụ tham ô, cố ý làm trái và hợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử Điện Biên Phủ: Vụ án xảy ra từ năm 2004 đến năm 2007, Cục Cảnh Sát điều tra tội phạm tham nhũng chính thức khởi tố, điều tra. Các đối tượng vi phạm đã câu kết, mốc nối từ khâu thi công, giám sát thi công, quản lý đến nghiệm thu công trình, “rút ruột” đến 58 tấn đồng, các đối tượng lập chứng từ khống 265 triệu đồng, đưa và nhận hối lộ 500 triệu đồng. Liên quan đến vụ án GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 43 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

có 7 đối tượng bị khởi tố, trong đó tạm giam 5 bị can. Tính chất nghiêm trọng ở chỗ, khách thể của vụ án là công trình vây dựng di tích xăn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Quốc gia nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

- Vụ tham nhũng đất đai tại Sơn La: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn một số đối

tượng ở Ban quản lý dự án đô thị Sơn La đã câu kết với đối tượng khác thực hiện sai chế độ, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng quốc lộ 6, tổng số tiền thất thoát lên tới hơn 16 tỷ đồng và chiếm đoạt hàng nghìn mét vuông đất, trong đó mới thu hồi được 2,4 tỷ đồng, có 9 đối tượng thuộc Ban quản lý dự án đô thị xã Sơn La và một số cán bộ địa chính bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” và tội “tham ô tài sản”.

- Vụ tham nhũng, tiêu cực tại Tổng Công ty vật tư Nông Nghiệp (Bộ Nông

nghiệp & Phát triển nông thôn): Sai phạm nghiêm trọng kéo dài nhưng bị bưng bít sau hàng loạt cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Ngày 30/11/2007, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng khởi tố, bắt tạm giam nguyên Tổng Giám đốc Trần Văn Khánh, nguyên phó Tổng Giám đốc Phạm Văn Hiền về hành vi cố ý làm trái các quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đang làm rõ việc nguyên Tổng Hiám đốc Trần Văn Khánh và các đối tượng biến hàng tỷ đồng của Nhà nước thành tiền riêng tiêu xài, xử dụng xe quá đắt tiền, vượt định mức gây lãng phí lớn. - Mở rộng vụ PMU 18, khởi tố 13 đối tượng tham ô tại Ban điều hành dự án

Cầu Bãi Cháy, Quảng Ninh: Kết quả điều tra cho thấy, Bùi Tiến Dũng, nguyên Tổng Giám Đốc PMU 18 và Phạm Tiến Dũng, nguyên trưởng phòng dự án đã chỉ đạo lập khống danh sách nhân viên tư vấn bổ sung gửi nhà thầu rút tiền chi chác, trong đó nhà

thầu hưởng 25%, PMU 18 “ẵm” trọn 75%.

- Sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai xảy ra ở huyện Hóc

Môn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Khỏe đã chỉ đạo cả ê kíp dưới quyền giả mạo hồ sơ, đền bù khống đất đai cho các hộ dân, qua mặt chính quyền cấp trên, chuyển quyền sử dụng đất trái quy định, trục lợi hàng tỷ đồng. Nguyên Chủ tịch Nguyễn Văn Khỏe và nhiều cán bộ cấp phòng, UBND xã ở Hóc Môn đã bị khép vào vòng tố tụng.

- Vụ tham nhũng, cố ý làm trái xảy ra tại Sở quản lý vốn và ngoại tệ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cơ quan điều tra đã khởi tố 2 bị can. Đáng chú ý đây là loại tội phạm mới, thủ đoạn hết dức tinh vi, lợi dụng việc quản lý còn sơ hở để chiếm đoạt tiền Ngân hàng. Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng đã giao dịch mua bán ngoại tệ trên máy Reuters vượt qua giới hạn theo quy định của Ngân GVHD: TS Phạm Văn Beo Trang 44 SVTH: Lê Văn Giác Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận Văn tốt nghiệp Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam

hàng Nhà nước, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước.

- Vụ nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Vinaconex 10 (Đà Nẵng): Sau khi bắt quả tang Nguyễn Đình Thản, Giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex 10 đang nhận hối lộ 200 triệu đồng, cơ quan điều tra đã mở rộng vụ án, khởi tố thêm 5 đối tượng về hành vi đưa và nhận hối lộ, 3 bị can bị khởi tố về hành vi lập quỹ trái phép.

- Vụ chia chác đất đai Quán Nam (phường Dư Hàng Kênh, quận An Dương,

Hải Phòng), có tới hàng trăm trường hợp giao đất không đúng quy định. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án này có nhiều sai phạm như: Phá vỡ quy hoạch, giao đất sai đối tượng, xác định sai chủ đầu tư, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục xây dựng cơ bản và chế độ báo cáo…gây dư luận xấu trong nhân dân. Sau khi Bộ Công an chỉ đạo

Một phần của tài liệu 244282 (Trang 35)

w