Nâng cao chất lượng của dự thảo và hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra.

Một phần của tài liệu 247458 (Trang 43 - 46)

- Chủ thể thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

22. Bộ Tư pháp Hội thảo khoa học thực tiễn Các giải pháp nâng cao chất lượng lượng thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội Tháng 12

3.1. Nâng cao chất lượng của dự thảo và hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra.

QUẢ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA VĂN BẢN

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

3.1. Nâng cao chất lượng của dự thảo và hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra. thẩm tra.

Có thể nói, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan khởi động sáng kiến xây dựng pháp luật và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quy trình lập pháp, lập qui. Việc nâng cao chất lượng dự án và rút ngắn thời gian chuẩn bị phần nhiều phụ thuộc vào cơ quan này. Sẽ tạo thuận lợi hơn cho công tác thẩm định, thẩm tra nếu như hồ sơ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng được các yêu cầu về hình thức cũng như nội dung. Nếu một dự thảo không tốt về mặt nội dung thì cơ quan tiến hành thẩm định, thẩm tra sẽ phải mất nhiều thời gian để nêu vấn đề, lập luận trong báo cáo thẩm định, thẩm tra và có thể bỏ sót những nội dung quan trọng khác. Nếu một dự thảo có nội dung tốt, nhưng kỹ thuật soạn thảo không bảo đảm cũng khiến cơ quan thẩm định phải mất thời gian góp ý những vấn đề có tính chất kỹ thuật thay vì tập trung vào những nội dung thẩm định chính. Vì vậy, giải pháp trong trường hợp này là các cơ quan soạn thảo, trước khi chuẩn bị trình Chính phủ cũng như gửi Bộ Tư pháp thẩm định dự án luật, pháp lệnh cần tham khảo ý kiến rộng rãi từ công chúng, từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì mọi dự thảo sẽ được bảo đảm về tính khả thi; về tính tương thích của các biện pháp

quản lý nhà nước được quy định trong dự án luật, pháp lệnh cũng như hoàn thiện hơn về diễn đạt câu, chữ trong văn bản.

Thực tế cho thấy, tình trạng chuẩn bị dự thảo sơ sài, đẩy công việc hoàn thiện, giải quyết chính sách, ý kiến khác nhau cho cơ quan trình, cơ quan thẩm định, thẩm tra và Quốc hội đang trở thành vấn đề thường thấy trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hiện nay hay nói cách khác vấn đề phân tích chính sách và kỹ thuật lập pháp chưa được thực hiện tốt. Không ít dự án mà ban soạn thảo chuẩn bị không tốt, khi được đưa vào chương trình thông qua thì cơ quan trình, cơ quan thẩm định, thẩm tra và Quốc hội phải mất nhiều thời gian sửa đổi cả về kỹ thuật lập pháp và chính sách lập pháp. Khi tiến hành soạn thảo dự án luật, pháp luật các cơ quan soạn thảo hầu như chưa đưa ra đánh giá tác động trước khi ban hành luật, pháp lệnh hay chính sách. Điều này đã dẫn đễn hậu quả là, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và đưa vào thực hiện trong cuộc sống sau một thời gian đã bộc lộ những bất cập, hạn chế không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cơ quan soạn thảo cần hình thành các giải pháp chính sách trước, phân tích sự đánh giá tác động của luật pháp, chính sách dự kiến ban hành đến đời sống xã hội. Từ đó sẽ giúp các nhà làm luật đoán định được một phần lớn sự biến động của cuộc sống, các chính sách pháp luật được ban hành sẽ phù hợp, sát với thực tế. Giai đoạn này được thực hiện tốt sẽ thì chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ được nâng cao, qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho cơ quan thẩm định, thẩm tra ở giai đoạn sau.

Đội ngũ cán bộ trong các cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cần phải được trang bị kiến thức về kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; cách đánh giá tác động kinh tế – xã hội về nội dung, các quy định cụ thể của dự thảo. Nếu mỗi dự thảo có kèm theo báo cáo

đánh giá tác động kinh tế – xã hội thì không chỉ thuận lợi cho việc đánh giá dự thảo ở khâu thẩm định mà cả khi Chính phủ xem xét quyết định trình dự án luật, pháp lệnh, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra, các đại biểu Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua. Điều này đã được bổ sung vào Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ( sửa đổi ).

ở các địa phương, quy trình chuẩn bị dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, khi cơ quan chủ trì soạn thảo không được giao cho một bộ phận riêng, mà chỉ là cá nhân phụ trách ( thư thư ký của Uỷ ban nhân dân..). Do vậy, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật không cao, gây khó khăn cho giai đoạn thẩm định, thẩm tra khi phải xem xét lại toàn bộ dự thảo từ nội dung đến kỹ thuật trình bày. Vì vậy, nâng cao chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền địa phương đang là vấn đề cấp bách. Các địa phương cần thành lập ban soạn thảo riêng, quy định rõ trách nhiệm cho cơ quan này. Mở các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo. Các cơ quan soạn thảo cần đưa ra đánh giá tác động của pháp luật, chính sách đến đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương mình, từ đó xây dựng được dự thảo phù hợp với thực tiễn và mang lại giá trị pháp lý cao, giai đoạn này được thực hiện tốt thì chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao. Thẩm định, thẩm tra được tiến hành sau khi cơ quan soạn thảo đã hoàn tất công việc soạn thảo. Vì vậy, việc cơ quan soạn thảo thực hiện tốt dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành hoạt động thẩm định, thẩm tra.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tiến hành thẩm định, thẩm tra. Trong thời gian qua một số cơ quan chủ trì soạn thảo không chấp hành đúng quy định về thời hạn gửi dự

thảo văn bản sang cơ quan thẩm định, thẩm tra và quy định về hồ sơ gửi thẩm định, khiến cơ quan thẩm định rơi vào tình thế bị động, thiếu thời gian vật chất để tổ chức công tác thẩm định gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thẩm định văn bản. Vì vậy, bên cạnh việc quy định và thực hiện nghiêm chỉnh thời hạn thẩm định thì đòi hỏi cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp đầy đủ hồ sơ giấy tờ để giúp cơ quan thẩm định, đánh giá tính khả thi, tính cụ thể của văn bản. Cơ quan thẩm định có thể yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết trình về dự án, dự thảo hoặc cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan; trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức cuộc họp liên tịch với sự tham gia của đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm định và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Như vậy, nâng cao nhận thức của cơ quan soạn thảo để dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được làm tốt từ giai đoạn soạn thảo sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho cơ quan thẩm định, thẩm tra. Qua đó nâng cao chất lượng của văn bản thẩm định, thẩm tra nói riêng và văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nói chung.

Một phần của tài liệu 247458 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w