- Theo số ngày tháng năm của Nhập tại kho
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN BẰNG NGOẠI TỆ TK:
TK: 331 Đối tượng: Loại ngoại tệ: Chứng từ Diễn giải TK
ĐƯ Tỷ giá Số phát sinh Số dư
Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Nợ Có Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ Ngoại tệ Quy ra VNĐ
Kiến nghị 6: Do hạn chế của phần mềm kế toán máy nên đã gây khó khăn cho kế toán trong việc hạch toán chi phí khoán và theo dõi phải trả nội bộ với Trung tâm thương mại. Vì vậy, Công ty cần nghiên cứu, hoàn thiện chương trình kế toán máy, trong Phiếu nhập vật tư, chương trình nên cho phép khai báo mã khách của cả nhà cung cấp NVL và Trung tâm thương mại. Như vậy kế toán có thể hạch toán ngay phần chi phí phải trả nội bộ và định khoản :
Nợ TK 152 Có TK 336.
Từ đó máy tính sẽ tự động kết chuyển số liệu sang sổ sách liên quan tới TK 336 theo mã của Trung tâm thương mại mà kế toán đã khai báo.
Kiến nghị 7: Lập dự phòng giảm giá NVL
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh và tôn trọng nguyên tắc “ thận trọng “ của kế toán, Công ty cần thực hiện việc dự phòng giảm giá NVL. Dự phòng giảm giá NVL là tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm thấp hơn so với giá trị ghi sổ của NVL.
Hiện nay thị trường cung cấp NVL đang ngày càng mở rộng, nhất là khi thuế nhập khẩu hàng hóa đang có xu hướng giảm dần. Có thể thấy trong giai đoạn này, giá cả của NVL mà Công ty sử dụng không ổn định và thường xuyên thay đổi. NVL Công ty chủ yếu nhập kho từ nguồn mua bên ngoài. Hơn nữa, chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm hoàn thành (75% - 80%). Do đó, sự biến động về giá cả thị trường của NVL ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập dự phòng giảm giá NVL sẽ giúp Công ty tích luỹ được một số vốn, mà số vốn này dùng để bù đắp các khoản giảm giá NVL thực sự phát sinh.
Việc lập dự phòng giảm giá NVL phải tiến hành riêng cho từng loại NVL. Sau đó phải được tổng hợp vào Bảng kê chi tiết khoản dự phòng giảm giá NVL. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.
Mức dự phòng giảm giá NVL được xác định như sau:
Mức dự phòng cần lập năm tới cho NVL i =
Số lượng NVL i
cuối năm x
Mức giảm giá của NVL i
Để theo dõi tình hình trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá NVL, kế toán sử dụng TK 159 “Dự phòng giảm giá HTK” để hạch toán với kết cấu như sau:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK
Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá HTK
Dư Có: Dự phòng giảm giá HTK hiện còn.
Cuối năm Công ty so sánh số dự phòng năm trước còn lại và số dự phòng cần lập năm tới, nếu số còn lại lớn hơn số cần lập năm tới thì kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch:
Nợ TK 159 (chi tiết NVL): Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK 632: Ghi giảm giá vốn hàng bán.
Ngược lại, nếu số còn lại nhỏ hơn số cần trích lập, kế toán trích lập bổ sung:
Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán
Có TK 159 (chi tiết NVL): Trích lập bổ sung dự phòng
Ví dụ: Cuối năm 2005, công ty trích lập dự phòng cho các NVL chính
như sau: Tên vật tư Mã số Số lượng (Kg) Giá đơn vị ghi sổ Giá tại ngày kiểm kê Mức dự phòng cần lập 1 2 3 4 5 6=3x(4-5) Bột nhựa PVC PVC 17500 10800 10500 5 250 000 Đồng dây 2,6mm mềm ĐDAY 2.6 MEM 83558 40100 39800 25 067 400 Băng nhôm 0.49 mm BNHOM049 47000 49800 49000 37 600 000 ... ... ... ... ... ... KẾT LUẬN
NVL là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của CTCP đầu tư và xây dựng bưu điện. Sau hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông, Công ty ngày càng thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của việc tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và công tác kế toán NVL nói riêng. Tổ chức tốt công tác kế toán NVL là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức quản lý, nếu quản lý tốt vật liệu sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý và có hiệu quả NVL, giảm giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty. Vì vậy Công ty đã không ngừng thực hiện những cải cách nhằm hoàn thiện kế toán NVL để đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty ngay từ khâu đầu tiên của quá trình sản xuất.
Nhờ có sự cố gắng đó của toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ kế toán nói riêng, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty không ngừng tăng trong những năm qua, đã khẳng định hướng đi của Công ty là đúng đắn. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại mà Công ty cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán nói chung và kế toán NVL nói riêng, em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích, góp phần bổ sung thêm những kiến thức đã được học tại trường lớp. Em tin rằng trong những năm tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ phát triển hơn nữa, công tác kế toán và quản lí NVL được hoàn thiện hơn nữa, tiếp tục là công cụ giúp cho hoạt động quản lí tại Công ty phát huy hiệu quả.
Vì thời gian thực tập ngắn, kiến thức còn hạn chế, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự góp ý và bổ sung của thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!