Đường lối đổi mới đất nước của Đảng

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 (Trang 100 - 103)

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 – 1985 ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản

- GV hỏi: - Đường lối đổi mới của Đảng được thể hiện qua các văn kiện nào ? Nội dung của đường lối đổi mới được thể hiện như thế nào?

- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý

- Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm (1986 – 2000), biện pháp thực hiện Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: KH 5 năm 1986-1990: Mục tiêu, thành tựu, hạn chế. + Nhóm 2: KH 5 năm 1991-1995: Mục tiêu, thành tựu, hạn chế. + Nhóm 3: KH 5 năm 1996-2000: Mục tiêu, thành tựu, hạn chế.

- GV có thể yêu cầu HS hoàn thành theo mẫu sau:

Nội dung KH 5 năm 1986- 1990 KH 5 năm 1991- 1995 KH 5 năm 1996- 2000 ĐH

→ Yêu cầu phải đổi mới để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đầy mạnh công cuộc xây dựng CNXH tiến lên.

- Tình hình thế giới có sự thay đổi, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tác động mạnh đến các quốc gia dân tộc → Yêu cầu phải đổi mới.

2. Đường lối đổi mới của Đảng

- Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986)

- Nội dung đường lối đổi mới :

+ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp.

+ Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế.

+ Về đổi mới kinh tế : Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

+ Về đổi mới chính trị : Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

II.Quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)

1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990)

- Đại hội thông qua : Đại hội VI (12 – 1986) mở đầu công cuộc đổi mới.

- Mục tiêu : Tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

- Thành tựu :

+ Về lương thực, thực phẩm : Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến 1990 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn lương thực. + Hàng hóa trên thị trường : dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, tiến bộ về mẫu mã chất lượng.

+ Kiềm chế được một bước lạm phát : chỉ số tăng giá hàng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%.

+ Kinh tế đối ngoại mở rộng từ 1986 đến 1990 xuất khẩu tăng 3 lần, nhập khẩu giảm đáng kể, tiến dần đến mức cân bằng xuất nhập khẩu.

+ Bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

- Ý nghĩa: Tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. - Hạn chế: (SGK)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản thông qua Mục tiêu Thành tựu Hạn chế

2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)

- Đại hội thông qua : Đại hội lần VII (6 – 1991).

-` Mục tiêu : Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định đời sống nhân dân bằng đầu cơ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.

- Thành tựu :

+ Kinh tế tăng trưởng nhanh : GDP tăng bình quân hàng năm là 8,2%, công nghiệp tăng hàng năm 13,3%, nông nghiệp tăng 4,5%.

• Lạm phát bị đẩy lùi xuống mưc12,7%/năm.

• Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, quan hệ mậu dịch với trên 100 nước.

• Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh, bình quân hàng năm là 50%.

• Đời sống nhân dân được cải thiện.

+ Chính trị - xã hội ổn định ; quốc phòng an ninh được củng cố.

+ Quan hệ đối ngoại mở rộng. Ngày 17/7/1995 Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.

- Hạn chế :

+ Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất và năng suất thấp.

+ Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn.

3. Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000)

- Đại hội thông qua : Đại hội VII (6/1996)

- Mục tiêu : Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần … phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, nâng cao đời sống nhân dân …

- Thành tựu : + Kinh tế :

• Tăng trưởng kinh tế : GDP tăng bình quân hàng năm 7%, công nghiệp là 13,5%, nông nghiệp là 5,7%.

• Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

• Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.

• Doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài : Năm 2000 có 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.

+ Chính trị - văn hóa – xã hội

+ Năm 2000, 100% tình thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về công cuộc đổi mới đất nước?

- HS dựa vào những thành tựu vừa được học, kết hợp với SGK trả lời. - GV nhận xét và chốt ý.

- GV hỏi: Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ đạt được, công cuộc đổi mới còn gặp phải những khó khăn, yếu kém gì?

- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý

- GV hỏi: Những khó khăn yếu kém đó đặt ra yêu cầu gì?

- HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét và chốt ý

+ Trong 5 năm có khoảng 6,1 triệu người có việc làm.

- Đối ngoại : Có quan hệ thương mại với 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

* Ý nghĩa của 15 năm đổi mới.

- Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. - Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

* Hạn chế :

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh.

- Các hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nộng thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân nhất là nông dân ở một số vùng thấp.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w