- Từ 1989 -1991 chế độ XHCN đã khủng hoảng và sụp dổ ở LX và ĐÂ, các liên minh kinh tế,quân sự của các nước XHCN giải thể.
+ Liên Xô tan vỡ - hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại. + Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.
* Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
+ Trật tự thế giới được hình thành theo hướng “đa cực”.
+ Các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới nhưng khó thực hiện.
+ Hoà bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nới.
- Sang thế kỉ XXI, xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
- Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố:
+ Sau CTTG thứ hai, quan hệ quốc tế có nhiều biến động phức tạp chia ra các giai đoạn:
Từ CTTG thứ hai đến những năm 70: Mâu thuẫn Đông – Tây gay gắt, chiến tranh lạnh căng thẳng, chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi.
Khúc dạo đầu của chiến tranh lạnh: Học thuyết Tơruman, kế hoạch Mácsan, khối NATO thành lập. Biểu hiện bằng 3 cuộc chiến tranh cục bộ:Chiến tranh Đông Dương lần 1 (1945 -1954), lần 2 ( 1954 -1975), chiến tranh Triều Tiên.
+ Từ những năm 70 -1991: Xuất hiện xu hướng hoà hoãn Đông – Tây; chiến tranh lạnh chấm dứt. + Từ 1991 - đến nay: thời kì hậu chiến tranh lạnh với 4 xu thế phát triển.
- Dặn dò: HS học bài cũ,đọc trước bài 10, tìm hiểu một số thành khoa học – công nghệ hiện đại. =========================
Chương VI
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ
Bài 10
CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỈ XX
* Tiết 13- PPCT.
I /MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Về kiến thức 1. Về kiến thức
Qua bài này giúp học sinh nắm đựơc:
- Nắm vững nguồn gốc, đặc điểm và thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng KH –CN từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Như một hệ quả tất yếu của cuộc CMKH – CN, xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối TK XX.
2. Về tư tưởng :
- Nhận thức rõ mặc dù hoà bình thế giới được duy trì nhưng trong tình trạng chiến tranh lạnh.
- cảm phục ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người đã tạo nên nhiều thành tựu kì diệu, nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng chất lượng cao của con người.
- Từ đó, nhận thức: Tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập, rèn luyện, có ý chí và hoà bảo vươn lên để trở thành những con ngườiđược đào tạo chât lượng, đáp ứng những yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước.
3. Về kĩ năng:
- Các kĩ năng tư duy phân tích liện hệ,so sánh.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC1. Ổn định tổ chức 1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm ta bài cũ:
* Câu hỏi: Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV thuyết trình: cho đến nay, loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng trong lĩnh vực KH – KT.
+ Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII và XIX ( CMKHKT lần 1).
+ CMKHKT bắt đầu từ những năm 40 của TK XX ( CMKHKT lần 2).
- GV đặt câu hỏi: Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi nào mà con người cần phát minh KH- KT?
- HS suy nghĩ, liên hệ thực tiễn trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, lấy ví dụ minh hoạ. - GV trình bày về đặc điểm của cuộc CMKH – KT công nghệ lần 2.
+ GV trình bày 2 giai đoạn phát triển của CM kHKT lần thứ 2. Giải thích rõ khái niệm khoa học – kĩ thuật và công nghệ. ( Xem phần tài liệu tham khảo SGV).
- GV trình bày: Cuộc CMKHKT hiện đại đạt được thành tựu kì diệu trên mọi lĩnh vực. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK những thành tựu trên lĩnh vực:
+ Khoa học cơ bản: có nghiên cứu nào? + Khoa học công nghệ: có những phát minh sáng chế gì?
+ HS theo dõi nắm được những thành tựu về KH – CN.
- GV và HS đàm thoại về những thành tựu KH –KT.