. Hình thức doanh nghiệp: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân; hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng
1. Đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị.
1.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị.
Ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị lẻ, thiết bị toàn bộ, phụ tùng ô tô các loại, phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất;
Phôi thép, thép thông dụng, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất; Trang thiết bị, vật tư cho ngành điên, điện tử, điện lạnh;
Vật tư, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin tin học;
Vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa tiêu dùng; Nông, lâm, hải sản;
Hàng da giày;
Đại lý bán xăng dầu; Bất động sản
1.2. Thị trường hoạt động của công ty cổ phần thiết bị.
Công ty là đơn vị kinh doanh truyền thống và có uy tín trên thương trường. Công ty không chỉ hoạt động ở thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế. Có thể nói đây là một lợi thế to lớn của công ty và 2 thị trường này hàng năm đem lại cho công ty hàng trăm tỷ đồng doanh thu. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng đặt ra nhiệm vụ nặng nề là phải đáp ứng đầy đủ kịp thời lượng hàng hóa, thiết bị cũng như mặt hàng kinh doanh để có thể duy trì và chiếm lĩnh thị trường.
Thị trường trong nước là thị trường có khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.Vì vậy, hàng năm công ty đã cung cấp cho thị trường này một lượng lớn các mặt hàng như phôi thép, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, gia công chế biến…Đồng thời, công ty đã mở rộng thị trường ngoài nước để tăng
cường xuất nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, EC, SNG, Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ.
2.Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị.
Vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh thương mại.Vốn là công cụ hàng đầu cần thiết để doanh nghiệp thực hiện ý định kinh doanh của mình. Nó giúp cho việc duy trì hoạt động kinh doanh và xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể và chắc chắn.Vì thế, vốn giữ vai trò rất quan trọng.
2.1. Vốn hoạt động.
2.1.1. Phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu
Bảng 5. Vốn hoạt động của công ty phân theo cơ cấu vốn chủ sở hữu
Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 Tổng NVCSH trong đó 18.523.238.922 19.687.343.125 22.138.962.136
-Đầu tư cho TSCĐ 11.446.850.983 12.673.144.516 14.892.438.162 - Đáp ứng nhu cầu VLĐ
thường xuyên cần thiết 7.076.387.939 7.014.198.619 7.246.523.974
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày một tăng lên. Nếu năm 2005 là 18.523.238.922 đồng thì đến năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu là 22.138.962.136 đồng, tăng 19,5%. Điều này là cơ sở cho công ty thanh toán tiền hàng được nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó việc đầu tư cho tài sản cố định cũng tăng, cụ thể năm 2005 là 11.446.850.983 đồng thì năm 2007 là 14.892.438.162 tăng 30,1%. Qua đây cho thấy công ty rất quan tâm đến vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất và mở rộng quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện được
2.1.2. Phân theo nguồn vốn kinh doanh
Bảng 6: Vốn hoạt động của công ty phân theo nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải Năm 2005 Năm2006 Năm 2007 Tổng nguồn vốn trong đó 105.340.277.121 107.250.764.325 109.195.906.157
- Vốn ngân sách cấp 11.065.234.475 11.065.234.475 11.065.234.475- Vốn tự bổ sung 5.676.024.106 5.676.024.506 5.676.024.506 - Vốn tự bổ sung 5.676.024.106 5.676.024.506 5.676.024.506 - Vốn vay người lao động
- Vốn NH ngắn hạn 72.736.206.668 74.435.241.084 76.321.482.168- Vốn NH trung hạn 6.321.221.200 9.775.267.600 10.138.152.356 - Vốn NH trung hạn 6.321.221.200 9.775.267.600 10.138.152.356 - Nguồn khác 9.541.590.672 6.298.997.060 5.995.012.614
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rằng công ty cổ phần Thiết bị có nguồn lực tài chính dồi dào, tổng nguồn vốn lên tới 109 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn tương đối lớn so với các doanh nghiệp của Việt Nam. Tổng nguồn vốn của công ty biến động qua các năm và đều có xu hướng tăng lên đặc biệt là nguồn vốn được tăng cường do các các khoản vay cụ thể là các khoản vay ngắn hạn mang lại. Năm 2004 khoản vay ngắn hạn là 72.736.206.668 đồng thì đến năm 2007 là 76.321.482.168 đồng. Bảng số liệu trên còn thể hiện rằng công ty đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa các nguồn vốn huy động phục vụ kinh doanh. Điều này rất quan trọng bởi nó đảm bảo sự ổn định nguồn vốn kinh doanh cho công ty khi có sự biến động trên thị trường vốn quốc tế nói chung và thị trường trong nước nói riêng. Công ty cổ phần Thiết bị đã tiến hành huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay ngân hàng, vốn tự bổ sung và các nguồn vốn khác
2.2. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị.
Bảng 7: Kết quả kinh doanh của Công ty.
Đơn vị: triệu đồng.
Stt Năm 2005 2006 2007
1 Tổng doanh thu 396.857 203.790 290.800
2 Khoản giảm trừ 2.100 1.670 1.938
3 Doanh thu thuần 394.757 202.120 288.862
4 Giá vốn 384.598 197.433 281.664
5 Lãi gộp 10.159 1.687 7.198
6 Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 9.657 2.005 3.553 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 502 2.682 3.645 8 Tổng lợi nhuận trước thuế 502 2.682 3.645
9 Thuế thu nhập phải nộp 140,56 0 0
10 Lợi nhuận sau thuế 361,44 2.682 3.645
Nguồn: Phòng kế toán
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị trong các năm 2005, 2006, 2007 tương đối ổn định. Sự thay đổi về tổng doanh thu không ảnh hưởng đến xu hướng gia tăng của tổng lợi nhuận.
Riêng năm 2006, doanh thu giảm, việc giảm này phần lớn mang yếu tố khách quan: do giá mặt hàng chủ lực( phôi thép) biến động lớn, các yếu tố của thị trường vốn, như lãi suất, tỷ giá không ổn định.
Năm 2007 tổng doanh thu tương đối ổn định, chỉ có biến động nhẹ, lợi nhuận các năm đều vượt mức kế hoạch đề ra, chủ động sử dụng nguồn lợi nhuận từ kinh doanh để khắc phục các tồn tại cũ để lại, tình hình tài chính lành mạnh.
Như vậy, Công ty cổ phần thiết bị đang có một chiến lược kinh doanh phù hợp trong cơ chế thị trường, hướng kinh doanh vào các mặt hàng có lợi nhuận cá biệt cao, ổn định, giảm ở những mặt hàng lợi nhuận cá biệt thấp, vòng đời ngắn.
III.Phân tích thực trạng kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị- Bộ Thương mại
1.Phân tích kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty cổ phần Thiết bị
Để có cái nhìn chi tiết về thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị, chúng ta cần phân tích tình hình hàng nhập khẩu theo mặt hàng. Từ đó ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về tình hình nhập khẩu của Công ty và đánh giá mức độ đa dạng của nguồn hàng nhập về theo thị trường cũng như sự đa dạng về chủng loại các mặt hàng mà công ty nhập khẩu.
Trước khi đánh giá cụ thể tình hình nhập khẩu của Công ty, thì quá trình đánh giá tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Công ty qua các năm là rất cần thiết để giúp ta hiểu tại sao nhập khẩu lại là thế mạnh của Công ty chứ không phải là xuất khẩu. Cụ thể ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty trong năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Kim ngạch xuất khẩu 4,6 4,8 5,0 Kim ngạch nhập khẩu 17,3 5,3 8,2 Tổng kim ngạch XNK 21,9 10,1 13,2
Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị
Qua số liệu bảng trên ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty giảm. Cụ thể là năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 21,9 triệu USD nhưng sang năm 2006 con số này đã giảm mạnh khoảng 53,9% xuống
chỉ còn 10,1 triệu USD, đến năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có tăng nhưng không đáng kể đạt 13,2 triệu USD. Qua bảng trên ta thấy được trong giai đoạn 2005-2007 việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Tuy nhiên những khó khăn có thể giải thích một phần bởi tình hình bất ổn của thị trường thế giới. Việc biến động của giá cả dầu mỏ cũng ảnh hưởng không ít tới tình hình kinh doanh của Công ty. Mà mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty lại là nhập khẩu bởi vậy nên trong giai đoạn này không tránh khỏi những tác động. Một phần kim ngạch giảm do công ty chuyên đổi hình thức sang công ty cổ phần. Tuy nhiên, năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty cũng đã tăng 31% so với năm 2006.
Bên cạnh đó, thông qua số liệu của bảng 7 ta còn thấy rõ nhập khẩu luôn là thế mạnh của Công ty. Thật vậy, năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của Công ty chỉ đạt 4.6 triệu USD chiếm khoảng 21% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 17,3 triệu USD tức 79% gấp gần 3,76 lần so với kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, sang năm 2006 tình hình đã có thay đổi khi kim ngạch xuất khẩu đạt 4,8 triệu USD chiếm 47,5% tăng 4,3% so với năm 2005 trong khi đó kim ngạch nhập khẩu lại giảm xuống còn 5,3 triệu USD tương đương 52,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Xu hướng này đến năm 2007 đã thay đổi, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng và đạt 5 triệu USD đồng thời kim ngạch nhập khẩu cũng tăng 62% đạt 8,2 triệu USD.
Từ những đánh giá ở trên đã chứng minh được nhập khẩu là thế mạnh của Công ty và điều này được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây
1.1.Phân tích tình hình nhập khẩu của Công ty phân theo mặt hàng nhập khẩu
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển lớn, nền kinh tế luôn duy trì mức tăng trưởng 7% - 8% một năm. Đi kèm với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa thì nhu cầu xây dựng và vận tải trong nước cũng giá tăng theo, vì thế trong giai đoan này nhu cầu về nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và xây dựng rất lớn kéo theo đó là nhu cầu về máy móc thiết bị cũng tăng theo. Điều này được thể hiện một phần nào đó trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty cổ phần Thiết bị.
Bảng 9: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ phần Thiết bị
Đơn vị: USD
Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Phôi thép 13.570.027 78,42 4.336.580 80,82 6.608.776 80,66 Thép cuộn không gỉ 611.729 3,53 259.701 4,84 662.312 8.08 Thép cuộn cán nóng 813.395 4,7 38.708 0,72 - - Thép không gỉ 811.230 4,69 46.526 0,88 78.680 0,96 Thép cuộn cán nguội 517.218 2,98 410.767 7,66 - - Nhôm tấm 54.919 0,32 - - 68.147 0,83 Màng PVC 65.520 0,38 66.600 1,24 76.840 0,94 Nguyên vật liệu 17.731 0,1 15.795 0,3 210.783 2,57 Máy móc thiết bị - - 23.758 0,44 - - Mặt hàng khác 382.353 4,87 167.433 3,1 487.546 5,96 Tổng kim ngạch NK 17.304.122 100 5.365.868 100 8.193.084 100
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hàng nhập về của Phòng kinh doanh 2
Qua số liệu của bảng 8 ta có những nhận định sơ bộ về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Thứ nhất, ta thấy cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty rất đa dạng và phong phú. Nó thể hiện sự linh động và nhạy cảm với thị trường của Công ty. Tuy nhiên năm 2007 số lượng mặt hàng có xu hướng giảm.
Trong số các mặt hàng nhập khẩu phải kể đến mặt hàng phôi thép, một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của công ty và luôn chiếm tới trên 75% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa hàng năm của công ty.
nước. Sự thay đổi lớn nhất có thể nói đến đó là nhóm các mặt hàng thép và sự thay đổi lớn nhất về giá trị nhập khẩu mà ta có thể thấy rõ đó là mặt hàng phôi thép. Xét về tương đối thì sự thay đổi này không phải là lớn lắm cụ thể là năm 2005 tỷ trọng nhập khẩu của mặt hàng này chiếm 78,42% kim ngạch nhập khẩu của công ty, năm 2006 là 80,82%, năm 2007 là 80,66% giảm 0,16% so với năm 2006. Đây là con số không lớn, tuy nhiên nếu xét về số tuyệt đối thì đây lại là con số rất lớn. Nếu năm 2005 giá trị nhập khẩu của mặt hàng này là 13.570.027USD thì năm 2006 giá trị này giảm xuống còn 4.336.580 USD tức là giảm đi khoảng 68%. Đến năm 2007 giá trị nhập khẩu của mặt hàng này có tăng đạt 6.608.776 USD. Nhưng ngược lại với phôi thép thì các mặt hàng màng nhưa PVC, nguyên vật liệu lại tăng về giá trị nhập khẩu. Cụ thể 2006 nhựa PVC tăng 1,6% đạt 66.600 USD, năm 2007 nhựa PVC tăng 15,4% so với năm 2006 và đạt 76.840
Từ những phân tích ở trên ta thấy, những sự thay đổi lớn về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty từ năm 2005- 2007 là do: Với mặt hàng thép trước đây trong nước việc sản xuất phôi thép là rất hạn chế và phôi thép sản xuất trong nước có chất lượng thấp, sản lượng nhỏ chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước nên phải nhập khẩu nhiều. Năm gần đây, các nhà sản xuất đã bắt đầu thay đổi công nghệ, nhiều nhà máy sản xuất thép được xây dựng nên lượng cung cũng như chất lượng hàng hóa được gia tăng từ đó giảm đi nhu cầu nhập khẩu.
1.2.Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty.
Bảng 10: Kết quả kinh doanh của nhập khẩu của công ty giai đoạn 2005-2007
Đơn vị:1000 VND
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh thu bán hàng NK 362.704.641 347.208.721 358.231.602 Tổng chi phí kinh doanh NK 362.130.983 347.111.779 357.475.495 Lợi nhuận trước thuế 573.658 396.942 486.107
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty từ năm 2005-2007 có sự lên xuống theo biến động của thị trường. Năm 2005 tổng doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty đạt 362.704.641 nghìn đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt khá cao là 573.658 nghìn đồng. Điều này cho thấy doanh thu bán hàng nhập khẩu năm 2005 của công ty cao, hiệu quả kinh doanh khá tốt. Từ đó cho thấy khâu quản lý tương đối tốt đã tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên sang năm 2006, con số này đã có sự thay đổi. Năm 2006 đã có những thay đổi rõ rệt trong cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế, doanh thu bán hàng nhập khẩu của công ty chỉ đạt 347.208.721 nghìn đồng và lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 396.942 nghìn đồng. Sang năm 2007 tình hình đã cải thiện hơn, doanh thu bán hàng nhập khẩu đã tăng và đạt 358.234.602 nghìn đồng. Điều này chứng minh cho sự phản ứng nhanh kịp thời của lãnh đạo công ty, công ty đã thực hiện quản lý tốt, tiết kiệm được tối đa chi phí, chống lãng phí.
1.3.Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty phân theo bộ phận bán hàng
Công ty cổ phần Thiết bị - Bộ Thương mại là công ty tổ chức kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa. Đây là một phương pháp phát huy được nhiều lợi thế của mỗi bộ phận đồng thời không tao ra sự cạnh tranh về mặt hàng giữa các
doanh chú trọng vào mặt hàng mà họ kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các bộ phận bán hàng của công ty được bố trí như sau: Phòng kinh doanh 1 chuyên kinh doanh thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, các loại nguyên vật liệu. Phòng kinh doanh 2 chuyên kinh doanh các mặt hàng thép như: