Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, mối quan hệ với tồn tại xã hội, là cái phản ánh tồn tại xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như việc giáo dục đạo đức phải gắn với tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội.

Tỉnh Thanh Hoá, phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh: Sơn La - Hoà Bình - Ninh Bình, phía Nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía Đông là vịnh Bắc Bộ với chiều dài bờ biển là 102 km.

Toạ độ địa lý: 19018 - 20000 vĩ độ Bắc 1040

22 - 1060

04 kinh độ đông

Ở vị trí địa lý này Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùa nóng trùng với mùa mưa và mùa lạnh trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23- 240

C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 - 1.800 mm. Lượng mưa lớn, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.

Là tỉnh có số diện tích tự nhiên 11.168 km2

, gồm miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển, xếp thứ 6 về diện tích trong cả nước. Thanh Hoá nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, do đó Thanh Hoá là tỉnh thuận lợi với hệ thống giao thông như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy suốt vùng đồng bằng, đường Hồ Chí Minh chạy qua vùng trung du, quốc lộ 15A nối liền với các tỉnh Tây Bắc, quốc lộ 217 thông với nước bạn Lào, quốc lộ 45, 47 nối miền xuôi với miền núi, quốc lộ 10 nối các tỉnh

duyên hải Bắc bộ. Trong lịch sử nơi đây đã từng là căn cứ địa vững chắc chống ngoại xâm, là kho nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến.

Điều kiện tự nhiên của Thanh Hoá có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Chẳng hạn, với vị trí địa lý của Thanh Hoá, việc giao lưu với các tỉnh trong nước và đi ra các nước trên thế giới được thực hiện một cách dễ dàng. Chính vì vậy, con người nơi đây sống thân thiện, cởi mở, chan hoà. Đó là điều kiện để tiếp thu những cái mới, cái hay, cái đẹp trong quá trình giao lưu, hội nhập. Đồng thời, nó cũng dễ bị tác động, tập nhiễm của những cái xấu, cái lạ và rất dễ thay đổi do những tác động khác nhau.

Thanh Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, thêm vào đó do vĩ độ kém Bắc bộ, lại có nhiều địa hình che chắn nên ảnh hưởng của những đợt gió mùa đông từ phương Bắc tràn về đã làm giảm sự khắc nghiệt của thời tiết.

Đồi núi chiếm diện tích lớn làm cho Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên rừng phong phú.

Bờ biển Thanh Hoá kéo dài theo hướng Bắc - Nam, với thềm lục địa tương đối nông, rộng, bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo, núi như các tỉnh khác, với nhiều loại hải sản ngon và quý. Bờ biển Thanh Hoá có nhiều bãi cát đẹp, rộng, sạch. Do đó, Thanh Hoá là tỉnh có thế mạnh về khai thác du lịch và phát triển kinh tế biển.

Đồng bằng Thanh Hoá rộng 2.900 km, là đồng bằng rộng nhất của các tỉnh miềm Trung và là đồng bằng rộng thứ ba của cả nước sau đồng bằng Sông cửu Long và đồng bằng Bắc bộ. Đồng bằng Thanh Hoá chủ yếu được bồi đắp bằng phù sa của sông. Tuy nhiên, do vịnh biển hẹp và nông, nhiều đồi núi lại trải qua nhiều biến cố như đất nâng lên, sụt xuống, sông đổi dòng nhiều lần, nước biển nhiều lần lấn sâu vào đất liền rồi lại rút ra. Do đó, đất đai ở đây không được bằng phẳng, ít có cánh đồng thẳng cánh cò bay mà cao, thấp khác nhau.

Tóm lại, thiên nhiên ở Thanh hoá đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ tạo cho con người nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong quá trình sử dụng cải tạo và chinh phục tự nhiên để tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội.

Cuộc đấu tranh giữa con người và thiên nhiên ở đây luôn diễn ra gay gắt. Con người xứ Thanh luôn phải vật lộn với thiên tai, đã hao tổn biết bao sức lực và trí tuệ để chế ngự được phần nào những khó khăn do thiên nhiên gây ra, đồng thời khai thác và sử dụng các nguồn lực do thiên nhiên ưu đãi. Chính cuộc đấu tranh gian khổ giữa con người với tự nhiên đã góp phần hun đúc nên tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, chịu thương, chịu khó, ý chí tự lực, tự cường, tình yêu con người với con người, con người với thiên nhiên... Chính đây là môi trường tự nhiên đã góp phần tạo nên ý chí, bản lĩnh nghị lực và nhiều phẩm chất tốt đẹp cũng như những mặt còn hạn chế của con người và tuổi trẻ xứ Thanh.

Một phần của tài liệu Vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w