7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Nội dung giáo dục đaọ đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay
đoạn hiện nay
Thanh niên vừa là một phạm trù lứa tuổi, vừa như một phạm trù xã hội học, có đặc trưng trưởng thành sớm về tâm sinh lý, song còn hạn chế về khẳ
năng và kinh nghiệm sống để tham gia có trọng lượng, có uy tín vào các thiết chế xã hội để xây dựng và phát triển đất nước. Sự tự ý thức trong thanh niên thường mang tính cực đoan đôi khi còn mang tính xung đột, thiếu ổn định về nhân cách, lý tưởng và niềm tin, trong nhiều thanh niên còn thiếu tính tích cực xã hội. Việc giáo dục đạo đức cho thanh niên nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng là việc làm cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đạo đức bao hàm nhiều nội dung, song với đặc thù thanh niên ở Thanh Hoá cũng như những mặt hạn chế của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá bước đầu có thể đề xuất một số nội dung giáo dục đạo đức sau đây:
Một là, giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên.
Thanh Hoá là vùng đất địa linh nhân kiệt, có nền văn hoá giàu bản sắc, có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, là nơi có nhiều dấu ấn lịch sử. Thế hệ thanh niên ở Thanh Hoá hiện nay vinh dự được kế thừa những giá trị văn hoá to lớn mà biết bao thế hệ cha anh họ đã tạo dựng nên.
Thanh niên Thanh Hóa hiện nay là thế hệ được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong hoà bình, thống nhất đất nước, họ không trực tiếp chứng kiến những biến cố lịch sử to lớn. Họ không hiểu thấu đáo những hy sinh mất mát trong chiến tranh... Chính vì thế, việc giáo dục, nâng cao nhận thức cho thanh niên Thanh Hoá về lịch sử, về truyền thống cách mạng mà cha anh họ đã tạo dựng là nhiệm vụ rất cơ bản và quan trọng nhằm nâng cao lòng tự hào dân tộc, bồi đắp thêm cho hành trang tuổi trẻ trước yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã khẳng định:
Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc [8, tr.111].
Những giá trị đạo đức truyền thống như tinh thần yêu nước, lòng nhân ái thuỷ chung, yêu lao động, đức tính siêng năng cần cù thông minh sáng tạo trong lao động sản xuất, ý thức cộng đồng, tình nghĩa... là những giá trị nhân văn mang tính ổn định tương đối được lưu truyền qua các thế hệ, thể hiện trong các
chuẩn mực phổ biến và cơ bản để điều chỉnh và đánh giá hành vi đạo đức của các cá nhân.
Tình yêu quê hương, yêu đất nước là giá trị đạo đức xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Là một trong những nguyên tắc của đạo đức mới. Khái quát lịch sử Việt Nam nhiều thế kỷ qua, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam ngày 11 -2- 1951 Hồ Chí Minh nói:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước [43, tr.171].
Trong các cuộc kháng chiến giữ nước trước đây, lòng yêu nước được thể hiện tập trung cao nhất ở những hành động dũng cảm, sự hy sinh cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngày nay, trong xây dựng và phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, việc phát huy lòng yêu nước chính là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Yêu nước phải gắn liền với ý chí tự lực, tự cường, sự nỗ lực trong học tập, lao động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhằm phát huy mọi tiềm năng để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, thực hiện quyền bình đẳng và độc lập dân tộc, vươn lên ngang tầm thời đại.
Lòng nhân ái, bao dung là một giá trị truyền thống đặc sắc và vô cùng quý báu thể hiện đạo lý làm người của con người xứ Thanh. Con người Thanh Hoá vốn có đặc điểm nồng nhiệt, hiếu khách, dễ đồng cảm, chia sẻ với người khác. Đó là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo, thống nhất với mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh là làm cho mọi người đều có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xã hội công bằng và văn minh. Ngày nay, việc khuyến khích cái thiện phải gắn liền với việc ngăn chặn cái ác. Tình yêu con người gắn với sự căm thù, phẫn nộ và đấu tranh chống mọi sự nô dịch con người. Nó thể hiện sự quan tâm tới nỗi bất hạnh của người khác, biết đau nỗi đau nhân loại. Trong giai đoạn hiện nay, giá trị truyền thống ấy càng được phát
huy và thể hiện tới cao độ bằng những việc: từ thiện, nhân đạo, quyên góp giúp đỡ các đối tượng đặc biệt khó khăn... mà xã hội ta vẫn đang phát động.
Với đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ, thanh niên dễ dàng tiếp thu cái mới mà chóng quên đi quá khứ và khả năng chịu sự hướng dẫn, lôi cuốn cái mới, hiện đại hơn là truyền thống. Đặc biệt có những thanh niên bị nhiễm nặng tư tưởng sùng ngoại, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân theo kiểu phương Tây, các giá trị hiện đại lấn át giá trị truyền thống, giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài, lợi ích cá nhân coi trọng hơn lợi ích Tổ quốc, tập thể, cộng đồng. Nhiều cách sống, ứng xử trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp, những phong tục, tập quán của quê hương, của dân tộc. Trong bối cảnh xã hội bùng nổ thông tin hiện nay, sự đan xen giữa giá trị thật, với các giá trị giả đang làm nhiều thanh niên mất định hướng, sống gấp, hưởng thụ mà không có ý thức và thời gian so sánh, nhận biết giá trị truyền thống. Vì thế càng đi vào hiện đại, càng hội nhập với khu vực và thế giới thì càng phải giáo dục thanh niên phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, khơi dậy trong thanh niên lòng tự hào dân tộc, biết gạn đục khơi trong, nâng niu, trân trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống, có thái độ tôn trọng và biết ơn sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước vì độc lập, tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc và tương lai của các thế hệ mai sau. Biết làm giàu tri thức của bản thân bằng trí tuệ, tinh hoa văn hoá của nhân loại nhưng không bao giờ lãng quên cội nguồn, thờ ơ với truyền thống.
Như vậy, giáo dục đạo đức truyền thống hình thành trong thanh niên tình cảm yêu quê hương, đất nước, trung thành với Tổ quốc và dân tộc, giúp thế hệ trẻ ở Thanh Hoá vượt qua những cám dỗ vật chất tầm thường do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường và những phản giá trị văn hoá ngoại lai trong quá trình thực hiện chính sách mở cửa là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Chỉ trên cơ sở giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc, con người mới đủ bản lĩnh để đứng vững trước sự đảo lộn định hướng giá trị, coi tiền bạc, địa vị và sự giàu sang vật chất là giá trị mục đích mà xem thường các giá trị tinh thần, chuẩn mực đạo đức.
Trong cuộc sống của mình, con người không thể sống mà không có lý tưởng. Lý tưởng vừa là mục tiêu cao cả mà con người hướng tới, vừa là động lực thôi thúc con người hành động để thoả mãn các nhu cầu, lợi ích. Nếu như thiếu lý tưởng con người cảm thấy mình mất phương hướng, thiếu niềm tin trong cuộc sống. "Lý tưởng của con người sẽ làm cho họ có thái độ tích cực trong nhận thức, nồng nhiệt trong tình cảm, mãnh liệt trong ý chí, quyết tâm trong hành động" [60, tr.3]. Không có lý tưởng và niềm tin thì làm sao có đức hy sinh và lòng dũng cảm; sự cao thượng và lòng vị tha; dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận khó khăn, gian khổ... nghĩa là không thể hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức, những giá trị nhân cách cho thanh niên.
Lý tưởng chưa phải là cái hiện thực, lý tưởng đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất, là hình ảnh mẫu mà người ta phấn đấu để đạt tới. Đối với chúng ta, lý tưởng không phải là ảo tưởng, không phải là điều xa vời mà phải bắt nguồn từ cuộc sống. Lý tưởng đó được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, là sự thống nhất giữa khoa học và niềm tin, giữa lý trí và tình cảm. Để hình thành lý tưởng cho mình mỗi thanh niên phải biết phân tích, đánh giá, lựa chọn, khái quát hoá hiện thực để xây dựng cho mình một hình ảnh mẫu mực cần vươn tới. Tất nhiên, hình ảnh đó phải phù hợp với xu thế phát triển của cuộc sống, của thời đại, với các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nếu xác định lý tưởng đúng đắn, cao đẹp người thanh niên sẽ trở thành một nhân cách có ích cho xã hội, gia đình và chính bản thân mình.
Ý nghĩa cuộc sống của mỗi người, nhất là lớp trẻ không chỉ bó hẹp trong đời sống riêng tư mà phải vươn lên, gắn mình với xã hội, quan tâm tới mọi người, tới Tổ quốc, tới nhân dân trở thành lý tưởng và hoài bão lớn. Lý tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam ngày nay là "Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội", phấn đấu vì một nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội ngay trên mảnh đất của quê hương mình. Đây là một lý tưởng vừa cao đẹp, vừa khoa học.
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên có nhiều nội dung. Trước hết, giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng, giúp họ hiểu lý tưởng đó cao đẹp
như thế nào, xây dựng cho họ niềm tin vào CNXH và lý tưởng cách mạng, biết biến lý tưởng thành hiện thực, biết cụ thể hoá lý tưởng sống của mình trong lao động, học tập, sinh hoạt. Thứ hai, giáo dục tình cảm cách mạng, giáo dục lòng tin yêu đối với Đảng, với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động, với chế độ xã hội chủ nghĩa...
Việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay cần kết hợp những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại. Lý tưởng cách mạng phải được củng cố bằng niềm tin vào hiện thực tốt đẹp của dân tộc.
Truyền thụ lý tưởng cách mạng cho thanh niên không chỉ nhằm giúp họ lĩnh hội được các giá trị văn hoá, lịch sử, hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu mục tiêu của giáo dục mà còn phải nuôi dưỡng, bồi đắp cho thanh niên lòng nhiệt tình cách mạng và phương pháp cách mạng, nhất là những hiểu biết, tiếp cận vấn đề mới trong cuộc sống. Chúng ta coi việc giáo dục lý tưởng cách mạng là một trong những nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của giáo dục đạo đức, là cơ sở, nền tảng để phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng. Nhận thức được vấn đề này thanh niên bằng tất cả nhiệt tình, ý chí, tài năng, trí tuệ họ lấy phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm lẽ sống cao quý của mình
Ba là, giáo dục lối sống văn hoá cho thanh niên.
Thanh niên luôn là lớp người đi đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, họ là chủ nhân tương lai của nước nhà, là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình và xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thực tiễn có nhiều biến đổi thì lực lượng thanh niên cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Quan tâm đến thanh niên cần phải quan tâm đến lối sống của họ. Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII đã đề cập "Nổi lên trước hết ở nhận thức - tư tưởng trong đạo đức và lối sống"[9, tr46]. Vì vậy, giáo dục lối sống cho thanh niên nói chung và thanh niên Thanh Hoá nói riêng là điều cần thiết.
Lối sống, nếp sống văn hoá của thanh niên hình thành trên cơ sở tâm lý, nhu cầu của giới trẻ, được phát triển từ môi trường xã hội đổi mới - đó là thứ
văn hoá trẻ. Những yêu cầu về phát triển học vấn, tri thức nghề nghiệp, về lý tưởng, đạo đức, nhân cách tốt đẹp của xã hội chi phối toàn bộ đời sống của thanh niên. Nhìn chung, thanh niên đang hướng đến các giá trị được coi trọng là: độc lập, tự do và hạnh phúc, ấm no cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế rộng rãi cùng với sự bùng nổ thông tin và kinh tế, những hoạt động hội nhập giao lưu quốc tế cũng đang tác động và có ảnh hưởng sâu sắc trong quan niệm, lối sống, và các quan hệ xã hội của thanh niên. Đồng thời, sự biến đổi của thang giá trị xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của thanh niên. Có những biến đổi về quan hệ ứng xử, định hướng giá trị từ gia đình, lại có những biểu hiện tiêu cực trong xã hội phát triển nhanh mà chưa có cách ngăn chặn, trong lối sống của một số người lớn tuổi, đã thực sự trưởng thành, có vị trí trong xã hội còn những biểu hiện chưa gương mẫu cho con em họ noi theo, như tham nhũng, sống xa hoa, truỵ lạc, cá nhân vị kỷ. Lối sống cá nhân vị kỷ hiện nay cũng là điều đáng bàn ở thanh niên. Nhiều thanh niên trong học tập, trong công tác luôn đạt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của mọi người và để đạt được mục đích cho riêng mình họ đã sẵn sàng làm bất cứ điều gì dù điều đó có hại cho người khác. Triết lý sống chỉ biết đến mình, sống ích kỷ, sống vô trách nhiệm trước tập thể và cộng đồng, lối sống như vậy sẽ ăn mòn dần dần đạo lý sống đã được xây dựng trên nền tảng của cái thiện, đẩy con người rơi vào tình trạng tha hoá bản thân.
Các cơ quan văn hoá nghệ thuật, các thiết chế văn hoá còn chưa làm tốt chức năng của mình, thậm chí trên một số báo chí, phim ảnh còn có không ít những nội dung thiếu lành mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống thanh niên. Bên cạnh đó, công tác quản lý thanh niên ở nhà trường, trong gia đình, ngoài xã hội và trong các tổ chức của thanh niên còn chưa chặt chẽ, chưa thực sự có sức thuyết phục, chưa hấp dẫn đông đảo các tầng lớp thanh niên. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng và tác động làm biến đổi lối sống của thanh niên, dẫn đến những biểu hiện thiếu văn hoá trong lối sống của họ. Do vậy, cần phải làm rõ những thông tin tích cực và tiêu cực, những văn hoá phẩm giá trị và phản giá trị,
những lối sống đẹp và những lối sống truỵ lạc để đấu tranh loại trừ ảnh hưởng xấu, giúp thanh niên có ý thức, tri thức và năng lực trong đấu tranh để xây dựng một đời sống văn hoá tinh thần phong phú và cao đẹp phù hợp với xã hội Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH.
Vì vậy, việc giáo dục đạo đức lối sống giúp cho thanh niên sớm nhận thức đúng, có thái độ đấu tranh tích cực để chống lại mọi biểu hiện vị kỷ, những cách sống toan tính cá nhân, tự do buông thả, thiếu kỷ cương hành vi vô pháp luật,