2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí
2.1. Giải pháp về chế độ chính sách
- Về tuổi đời.
+ Đối với lao động nữ việc xác định tuổi nghỉ hưu nhằm rút bớt khoảng cách về hưu đối với nam giới. Nhà nước ta cần nâng tuổi lao động nữ lên, có thể lên bằng nam giới để khi nghỉ hưu họ có cơ hội hưởng bậc lương gần cuối
cùng trong quy định bậc lương (Hiện nay nếu lao động nữ nghỉ hưu ở độ tuổi 55 thì họ mới chỉ đạt đến bậc lương thứ 16/18 bậc theo quy định).
+ Đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, y tế, giáo dục,... khi đến độ tuổi nghỉ hưu cơ quan đơn vị có nhu cầu thì nên sử dụng tiếp, nhưng tố đa là 65 tuổi, ngược lại có những người có thời gian công tác đủ 15 năm ở vùng cao, biên giới hải đảo, ở những nơi có phụ cấp khu vực từ 0,5 trở lên thì giảm 5 tuổi đời (Hiện nay giảm 5 tuổi đời nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên). Người lao động thiếu một vài tháng mới đủ điều kiện giảm 5 tuổi đời thì nên tính lại. Nếu thiếu từ 6 tháng trở xuống thì xem như đủ điều kiện giảm 5 năm tuổi đời. Người lao động có thời gian tham gia ở chiến trường B, C, K vừa có thời gian công tác nặng nhọc, độc hại nhưng mỗi thời gian tương ứng không đủ 15 năm thì nên cộng dồn cho đủ 15 năm để được hưởng 5 năm tuổi đời theo quy định.
Mặt khác, BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nên khi có sự thay đổi về chính sách BHXH thì chính sách này phải áp dụng chung cho mọi người lao động tham gia BHXH chứ không áp dụng cho một ngành hay một đoàn thể nào đó. Trong năm 2001 Chính phủ có ban hành Nghị định 29/CP ngày 8 tháng 5 năm 1992 về việc giảm 5 tuổi đời cho cán bộ dân cử không trúng tuyển trong năm 2001 về nghỉ hưu khi đủ điều kiện về hưu, đây là vấn đề gây ra nhiều bất hợp lý trong đội ngũ công chức viên chức và người lao động làm công ăn lương, mặc dù nó chỉ có hiệu lực trong năm 2001.
- Vấn đề tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
+ Tiền lương danh nghĩa (cấp bậc, chức vụ) để làm cơ sở đóng BHXH là không hợp lý vì lương cấp bậc luôn thấp hơn nhiều so với lương thực tế. Thực tế hiện nay ở nhiều ngành sản xuất, kinh doanh có mức lương cao hơn nhiều tiền lương cấp bậc, có ngành cao gấp 2 - 3 lần. Do vậy mức lương nghỉ hưu hiện nay trên nền lương cấp bậc là quá thấp, khoảng cách chênh lệch giữa mức trợ cấp khi nghỉ hưu với mức lương khi còn làm việc là quá xa. Điều này
làm cho người lao động không muốn về hưu vì mức hưởng lương hưu là quá thấp không đảm bảo được cuộc sống.
+ Tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những khúc mắc. Theo quy định tiền lương làm cơ sở đóng BHXH trong liên doanh là tiền lương theo hợp đồng bằng ngoại tệ. Do chưa có quy định về (mức trần đóng) cho nên tiền đóng BHXH ở khu vực này cao hơn rất nhiều so với khu vực khác, điều này dẫn đến khi về hưu trong khu vực này có mức trợ cấp hưu trí rất cao so với khu vực khác, điều này dẫn đến quan hệ trợ cấp BHXH giữa những người nghỉ hưu trong cộng đồng rất cách biệt, mặt khác trong xí nghiệp liên doanh vẫn còn tồn tại vấn đề đóng BHXH khi chưa tính thuế thu nhập, hay sau khi đã tính thuế thu nhập cũng chưa được quy định cụ thể.
Để giải quyết hai vấn đề trên, ta có thể áp dụng các giải pháp sau: Thứ nhất:
Với tỷ lệ đóng góp như hiện nay là 20% (người sử dụng lao động đóng 15% quỹ lương, người lao động đóng 5% tiền lương) với mức hưởng tối đa là 75%, e rằng trong 8 - 10 năm nữa mà không có sự thay đổi về mức đóng góp, thì nguồn quỹ BHXH sẽ bị thâm hụt, và ngân sách Nhà nước sẽ là nguồn hỗ trợ chủ yếu. Do vậy, để khắc phục vấn đề này cần nâng tỷ lệ đóng góp này lên cho phù hợp hơn.
Thứ hai:
Đối với lao động trong xí nghiệp liên doanh cần phải tính thuế thu nhập trước khi tính tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo tỷ lệ quy định. Thực hiện tốt hai nội dung này mới đảm bảo được sự công bằng xã hội và khuyến khích người lao động đóng BHXH và về hưu khi họ có đủ điều kiện để nghỉ hưu.
Trong thực tế phát sinh nhiều vấn đề và cách tính theo quy định, về việc lấy lương bình quân 5 năm cuối cùng để tính mức hưởng lương hưu là chưa hợp lý, cách tính này chưa đảm bảo nguyên tắc giữa đóng và hưởng, đồng thời cách tính này có lợi cho những người có mức lương cao về cuối càng ngày càng tăng, nhưng lại thiệt thòi cho những người càng về cuối có mức lương thấp đi, đây là điều bất hợp lý trong cach tính này. Đặc biệt trong cách tính này là nảy sinh bất hợp lý về cách tính lương hưởng bình quân như sau:
a. Sự thay đổi đột ngột trong khu vực Nhà nước.
- Ngay trong cùng một doanh nghiệp, vẫn có thể bị sụt giảm nhiều bậc lương khi đổi từ công việc này sang công việc khác.
- Đang hưởng lương cấp bậc thì được đề bạt lên lãnh đạo, do đó được tăng lương lên một cách đột ngột, ngược lại thì lại giảm mức lương.
- Sỹ quan quân đội chuyển ngành sang khu vực doanh nghiệp, ở trong quân đội họi đang được hưởng lương cao nhưng khi chuyển sang khu vực này thì mức lương của họ lại bị giảm đi.
Để làm rõ vấn đề này ta xem ví dụ sau:
Một công nhân đã làm việc được 15 năm trong doanh nghiệp Nhà nước đang hưởng bậc lương 3,37 được 3 năm. Trước đó hưởng bậc lương 3,05, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao động với một DNNN khác với mức lương bậc 3 là 1,83 trong 3 năm thì nghỉ việc và xin trợ cấp BHXH thì mức lương bình quân được hưởng sẽ là:
Lbp = (((3,72 x 2 x 12) + (1,83 x 3 x 12)) / 5 x 12) / x 180.000 = 466.200 đồng
Tương tự như vậy, thay vì ký hợp đồng với doanh nghiệp Nhà nước thì người này lại hợp đồng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mức lương 330.00 đồng (tương ứng với mức lương hệ số 1,83)
Lbq = (((3,05 x 2 x 12) + (3,73 x 3 x 12))/5 x 12)/ x 180.000 = 622.440 đồng.
Như vậy lương bình quân của cả hai giai đoạn là:
Lbq = (622.440 x 15 ngày x 12 tháng ) + (466.200 x 3 ngày x 12 tháng)/ (18 ngày x 12 tháng) = 596.400 đồng.
Như vậy hai cách tính này cách tính thứ hai cho kết quả phù hợp hơn, mặc dù chênh lệch giữa 2 cách tính này là rất lớn.
b. Sự chênh lệch giữa hai khu vực:
Sự bất hợp lý này thể hiện với người tham gia BHXH trên 30 năm, trong đó có một thời gian tham gia nộp BHXH theo bảng lương thang lương của Nhà nước thấp, có một thời gian nộp BHXH theo bảng lương của Nhà nước rất cao.
Ví dụ: Một người có 30 năm làm việc trong khu vực Nhà nước, mức lương bình quân 5 năm cuối là 2,5 sau đó người này chuyển sang làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và hưởng 1000 USD/ tháng trong 5 năm rồi về hưu, như vậy cách tính lương bình quân sẽ là:
Lbq = = 2.385.714 đồng.
Lương hưu hưởng tối đa là 75% Lbq = 1789.285 đồng.
Tương tự như ví dụ trên, nhưng người này chỉ có 25 năm là khu vực Nhà nước thì lương bình quân sẽ là:
Lbq = = 2.385.714 đồng.
Lương hưu hưởng tối đa là 75% Lbq = 2031.249 đồng
Như vậy ở hai trường hợp trên thì trường hợp thứ hai có lợi hơn, mặt khác mức trợ cấp một lần của trường hợp một là có, trường hợp hai thì không có, nhưng trường hợp hai có thời gian có thời gian đóng BHXH ngắn hơn trường hợp một. Từ hai nhận định này ta có giải pháp cho các trường hợp sau:
+ Đối với trường hợp (a).
Theo quy định, hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thì ngoài việc hưởng theo các mức lương (hệ số so với lương tối thiểu) còn bao hàm cả việc đảm bảo quy luật tăng lương theo niên hạn. Nếu mỗi khi có sự thay đổi mức lương đột ngột thì cần tách ra các giai đoạn riêng để tính lương bình quân. Mức lương bình quân của cả quá trình tham gia BHXH được tính trên cơ sở bình quân các giai đoạn, cụ thể là:
Lbq = Trong đó:
- n là số giai đoạn được phân chia nếu có sự thay đổi lương.
- Lbq1, Lbq2,... là mức lương bình quân 5 năm cuối của các giai đoạn. - T1, T2... Tn là thời gian tham gia BHXH của các giai đoạn.
Nếu trong một giai đoạn nào đó mà hưởng lương không theo thang lương của Nhà nước, thì thay tích số (Lbq x T) bằng tổng tiền lương đóng BHXH của giai đoạn đó một cách tổng quát là:
Lbq = (i = 1 - n) Trong đó:
- Li lương bình quân 5 năm cuối của giai đoạn i - Ti số tháng tham gia BHXH giai đoạn i
- n số giai đoạn được phân ra nếu có sự thay đổi đột ngột.
Thực chất của giải pháp này là việc vận dụng và mở rộng cách tính lương bình quân đối với người tham gia BHXH của cả hai khu vực, nhằm khắc phục những mâu thuẫn ở ví dụ trên.
Để khắc phục bất hợp lý nêu trên, cần hướng dẫn cách tính lương bình quân trong trường hợp này (thời gian tham gia BHXH trên 30 năm, hưởng lương ở hai khu vực) như sau:
- Ưu tiên tính thời gian đủ cho lúc nộp BHXH theo mức cao.
- Thời gian tính cho lúc nộp BHXH ở mức thấp sẽ bằng 30 năm thời gian tính cho lúc nộp BHXH ở mức cao (ở ví dụ trên là 30 -5 = 25 năm).
2,5 tháng x 2.385.714 đồng = 5.964.285 đồng
Kết quả này có thể chấp nhận được trong mối tương quan giữa hai trường hợp trên.
- Về tỷ lệ hưởng (% hưởng làm căn cứ hưởng BHXH)
Theo quy định hiện nay, đủ 15 năm đóng BHXH tính bằng 45% mức lương bình quân, sau đó cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được cộng thêm 2% và đến 30 năm sau mức hưởng tối đa là 75%. Ngược lại cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi theo quy định bị giảm 2% (theo Nghị định 93/CP được sửa đổi lại chỉ giảm 1%). Tuy nhiên việc quy định này lại không khống chế mức giảm tối đa theo cấp độ tương ứng.
- Về trợ cấp BHXH một lần cho những trường hợp trên 30 năm công tác. Hiện nay, trong bộ máy quản lý Nhà nước có những nhà khoa học đầu ngành, các nhân sỹ, các nghệ sỹ... thời gian tham gia BHXH của họ không chỉ dừng lại ở 30 năm tham gia BHXH mà còn tới 40 năm hoặc 50 năm. Theo quy định thì đủ 30 năm đóng BHXH được hưởng tối đa 75% lương bình quân của 5 năm cuối cùng, từ năm thứ 31 cứ mỗi năm được tính bằng 1/2 tháng lương bình quân của 5 năm cuối và tối đa không quá 5 tháng là điều bất hợp lý, về mặt công bằng xã hội là không đảm bảo. Như vậy cần thực hiện nên đưa tối đa mức hưởng là 75% mức lương hưu ở năm thứ 35 (Mức hưởng khởi đầu tham gia BHXH là 40%, sau đó mỗi năm tăng lên là 1,75%, kết quả mức hưởng sẽ đạt 75% sau 35 năm đóng BHXH). Mặt khác cũng có thể không nên
khống chế tối đa 5 tháng lương đối với những người có trên 30 năm tham gia đóng BHXH thì được hưởng 1 tháng lương, những tháng lẻ (từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 11) được tính bằng 1/2 tháng lương và không hạn chế mức hưởng tối đa, nhưng tuổi đời về hưu phải khống chế (trừ các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước).
- Về việc tính tháng lẻ:
Theo quy định hiện nay người lao động về trước tuổi, thì mỗi năm về hưu trước tuổi (theo Nghị định 93/CP) bị trừ 1% mức tiền lương bình quân tham gia đóng BHXH. Nhưng điều đặt ra ở đây là khi về hưu tham gia đóng BHXH có tháng lẻ (từ tháng 1,2,... cho đến tháng thứ 11), thì thời gian này lại không được tính hưởng BHXH, phải chăng cần điều chỉnh lại cho công bằng hơn. Cụ thể nếu tháng lẻ từ tháng 1 đến tháng 5 thì không tính, còn tháng thứ 6 đến tháng thứ 11 thì được xem như 01 năm đóng BHXH để người lao động khỏi bị thiệt thòi.
- Về trợ cấp khu vực:
Theo quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì có cả trợ cấp khu vực, nhưng khi giải quyết chế độ lại không tính khoản phụ cấp khu vực này (trừ trợ cấp ốm đau, thai sản). Thật ra phụ cấp khu vực cho những người tham gia lao động ở vùng sâu, vùng xa,... chẳng qua là khoản tiền khuyến khích để bù thiệt thòi về vật chất, tinh thần của người lao động. Nhiều người khi công tác ở những khu vực trên khi về hưu lại trở về quê nhà (nơi không có phụ cấp khu vực) thì không được tính khoản phụ cấp khu vực. Ngược lại có người cả quá trình đóng góp không có khoản phụ cấp nào nhưng khi về hưu họ trở về nơi có khoản phụ cấp khu vực thì đương nhiên họ có khoản trợ cấp này.
Như vậy có người đóng thì không được hưởng, có người không đóng thì được hưởng điều này đặt ra yêu cầu cần phải thực hiện tốt quan điểm (có đóng, có hưởng) theo hướng:
Một là:
Khi giải quyết chế độ BHHT nên tính tiền lương và phụ cấp (cả phụ cấp khu vực) trong việc trích nộp BHXH.
Hai là:
Không tính khoản phụ cấp khu vực vào trong tiền lương và phụ cấp trích nộp BHXH.
- Về việc trừ 1% về trước tuổi.
Theo quy định hiện nay mỗi năm về trước tuổi bị giảm 1% mức tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng BHXH, xung quanh việc quy định này cần được thực hiện lại như sau:
+ Những người có thời gian đóng BHXH trên 30 năm nếu về hưu trước tuổi thì có thể lấy số năm trên 30 năm khấu trừ vào tuổi tối thiểu để tỷ lệ lương hưu hàng tháng ít bị giảm.
+ Những người có thời gian tham gia đóng BHXH chưa đủ 30 năm thì tất yếu cứ về hưu trước tuổi bị giảm 1%.
2.2. Về mặt tổ chức quản lý.
- Cần phối hợp giải quyết tốt chế độ lương hưu và trợ cấp ưu đãi.
Đây là hai chế độ thuộc hai lĩnh vực khác nhau, do hai ngành phụ trách cơ quan BHXH giải quyết chế độ hưu trí, cơ quan Lao động thương binh - xã hội giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi. Điều này nói trên sự phân cấp phân quyền, xong trên thực tế thì việc giải quyết hai chế độ này vẫn do một cơ quan đảm nhận. Thời gian qua việc giải quyết cho hai chế độ này còn thiếu chu đáo, gây nhiều khó khăn phiền hà cho người hưởng chính sách, nhất là giải quyết chế độ ưu đãi, còn nhiều người kêu ca phàn nàn, thủ tục giấy tờ không thống nhất,...
Như vậy nguyên nhân chính là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng,... để khắc phục tình trạng này làm cho việc giải quyết chế độ chính sách của Nhà nước được thông thoáng, đối tượng được thuận lợi chua đáo, cần làm tốt hai khâu sau:
+ Giải quyết đầy đủ các loại giấy tờ, chứng nhận, xác nhận ban đầu cho người hưởng chế độ. Đây là việc làm và trách nhiệm của cơ quan chủ quản nơi người đó công tác.
Khi thông báo cho người lao động về nghỉ hưu thì đồng thời phải thông báo các chế độ chính sách khác liên quan mà ngườ đó được hưởng sau khi về hưu. Những giấy tờ xác nhận phải có yêu cầu cụ thể để hai bên cùng chuẩn bị khi ra quyết định nghỉ hưu cho người lao động để chuyển tới cơ quan BHXH xét duyệt thì đồng thời cũng làm xác nhận của cơ quan về quá trình làm việc, thời gian tham gia kháng chiến, việc khen thưởng và kỷ luật,... và có xác nhận