0
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Giai đoạn từ năm 1993 đến nay

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 -61 )

3. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình

3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay

Trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường thực sự trở thành một thách thức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, cùng với nó việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp theo cách bao cấp của Nhà nước trước đây trong giai đoạn này cũng đã hạn chế nhiều. Mặt khác các doanh nghiệp cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế này, số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng lên, nhưng để được hưởng các chế độ bảo hiểm hưu trí phải có tham gia mới được hưởng. So với trước đây, nếu áp dụng như cũ chế độ BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng không còn phù hợp nữa. Do vậy việc đổi mới chính sách BHXH là yêu cầu cấp thiết cần được đặt ra và nó được thể hiện qua các giai đoạn như sau:

* Giai đoạn từ 1993 đến 2000

Sự thay đổi về chính sách BHXH ở giai đoạn này là ban hành Nghị định 43/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ, Nghị định này ra đời là bước ngoặt đối với sự nghiệp BHXH qua:

- Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. - Thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập. - Thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng.

- Về việc thực hiện các chế độ so với trước đây, bỏ chế độ trí, tử tuất). Cùng với sự thay đổi của chính sách BHXH này, chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được thay đổi theo. Ở đây mối quan hệ biện chứng giữa các chế độ rất khăng khít, sự tác động qua lại giữa chúng là mối quan hệ nhân quả có nghĩa là chế độ này tốt thì kết quả thực hiện chế độ khác hiệu quả cao. Trong đó chế độ bảo hiểm hưu trí là sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, nó phản ánh bản chất của xã hội, sự chuyển đổi đó được thể hiện như sau:

a. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lần. - Về tuổi đời.

Lao động nam 60 tuổi, lao động nữ 55 tuổi (nếu làm việc ở điều kiện bình thường).

Và lao động nam 55 tuổi, lao động nữ 50 tuổi (nếu có 20 năm làm việc nặng nhọc, độc hại, có 10 năm công tác ở chiến trường B, C, K trước 30 tháng 4 năm 1975), có thời gian công tác trong thời kỳ kháng chiến trước 20 tháng 7 năm 1954). Ngoài ra, những người thuộc diện theo Quyết định 176/QĐ - HĐBT ngày 10 tháng 9 năm 1989 và Quyết định 111/QĐ - HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 có ít nhất 20 năm công tác, với công việc nặng nhọc, độc hại có phụ cấp khu vực 0,7 và 01 hoặc ít nhất 10 năm công tác ở chiến trường B, C, K thì được giảm 5 tuổi (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi), ngược lại người không thuộc diện quyết định này, mà cũng có thời gian công tác như trên thì cũng được giảm 5 tuổi (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi).

- Đối với thời gian tham gia BHXH tính hưởng trợ cấp 1 lần theo quy định phải có 20 năm (240 tháng) tham gia BHXH không tính thời gian quy đổi, hay nói một cách khác ở Nghị định này thời gian quy đổi xoá bỏ, nếu thời

gian tham gia BHXH nhỏ hơn 20 năm, nhưng bị suy giảm khả năng lao động trên 61% thì được hưởng trợ cấp 1 lần.

b. Về mức hưởng.

- Mức hưởng trợ cấp 1 lần.

Cứ mỗi năm đóng được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương bình quân của 10 năm trước khi nghỉ việc, ngoài ra còn được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương theo mỗi năm công tác theo Điều 42 Bộ Luật lao động.

Lbq = ∑Ti x Trong đó:

- Lbq lương bình quân;

- Ti thời gian thứ bảo hiểm hưu trí; - Li lương trong thời gian Ti

- Mức hưởng hàng tháng.

Đối với những người có đủ 20 năm đóng BHXH và tuổi đời theo quy định được hưởng 15 năm đầu = 45% sau đó từ năm thứ 16 mỗi năm được tính thêm 2%.

Như vậy 20 năm đóng BHXH được hưởng 55% tiền lương đóng BHXH bình quân.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đủ 60 tuổi. Thời gian tham gia đóng BHXH: 20 năm Tiền lương bình quân 500.000 đồng.

Lương hưu là: 500.000 x 55% = 302.500 đồng.

Những người có thời gian công tác (tham gia BHXH từ 20 năm trở lên đến 30 năm) tuỳ từng người và thời gian tam gia BHXH được hưởng tối đa là 75% tiền lương đóng BHXH bình quân.

Nếu người về hưu có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu, thì được nâng lên bằng mức lương tối thiểu.

Nhận xét: Khi Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP nhằm sửa đổi và bổ sung các chế độ chính sách BHXH. Do vậy đã khắc phục được phần nào những hạn chế của Nghị định và các quyết định trước đây cùng với nó chế độ chính sách BHXH cũng được thay đổi cho phù hợp hơn.

Bảng 7: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí (1993 - 2000)

Năm Tổng số HC HQ Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển

Người Nguồn Tỷ lệ % Người Nguồn Tỷ lệ % Người Nguồn Tỷ lệ %

1993 43.674 1.528 3,5 34.324 1.180 3,44 9.350 293 3,14 1994 49.621 5.279 10,64 40.221 4.814 11,97 9.400 106 1,13 2000 51.154 736 1,44 41.645 617 1,48 9.459 112 1,14

Như vậy từ sự thay đổi trong chế độ chính sách đã dẫn đến số người về hưu hàng tháng tăng lên, đặc biệt chú ý là đối tượng là nữ giới là công nhân sản xuất trực tiếp, ốm yếu, lao động không có việc làm, cùng với cuộc sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, mức hưởng lương hưu giữa khu vực hành chính và doanh nghiệp Nhà nước,...

Những vấn đề này là sự bất hợp lý, xử lý tình huống tạo ra những kẽ hở trong việc thực hiện chế độ chính sách. Như tăng tuổi đời, thời gian công tác,... về hưu ồ ạt, gây sự mất công bằng, những hiện tượng tiêu cực tham nhũng nảy sinh, gây bất bình trong nhân dân.

Từ khi Nghị định 43/CP ra đời với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tổ chức hạch toán độc lập, có sự chuyển biến, về số lượng và chất lượng. Cùng với nó là những quy định mức đóng BHXH (người lao động đóng 5%, chủ sử dụng lao động đóng 15% tiền lương, chức vụ, cấp bậc theo quy định của Nhà nước) tại thời điểm. Do vậy hàng năm số đối tượng được xét hưởng chế độ hưu trí không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp phần nào đã tháo gỡ được những khó khăn về số lao động hiện có, để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

Từ sự phân tích trên chúng ta thấy chế độ bảo hiểm hưu trí đã được những kết quả nhất định.

- Đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng nhanh của đông đảo người lao động và những lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và số lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp được biểu hiện bằng nhiều hình thức tham gia "bắt buộc hay tự nguyện" điều mà Nghị định trước đây chỉ quy định ở hình thức bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước.

- Đã tách được chế độ ưu đãi ra khỏi chế độ bảo hiểm hưu trí trong đó chế độ MSLĐ được thay bằng trợ cấp 1 lần, tránh được sự rườm rà trong công tác quản lý, xoá bỏ dần hiện tượng tiêu cực nảy sinh.

- Việc quy đổi thời gian công tác không còn được áp dụng ở đây quá trình tham gia và được hưởng BHXH không còn tính thời gian công tác quy đổi mà được căn cứ vào quá trình công tác có đống BHXH.

- Một trong những điều nổi bật của Nghị định 43/CP ở đây là đề xuất về việc quản lý thống nhất chung sự nghiệp BHXH về một đầu mối.

- Việc tính tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu ở đây được quy định lại, không phải mức tiền lương cuối trước khi nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu.

Như vậy kể từ khi ra đời chế độ bảo hiểm hưu trí đã đạt những thành công nhất định, nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước luôn đặt ra những đòi hỏi về sự hoàn thiện về chế độ chính sách. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chế độ chính sách lại bộc lộ những tồn tại như sau:

- Mức lương hưu hưởng 55% cho 20 năm tham gia đóng BHXH và mức hưởng tối đa là 75% tiền lương là quá cao so với công ước quốc tê.

- Việc quy định thời gian tiền lương bình quân 10 năm để tính hưởng lương hưu hàng tháng là không phù hợp. Trong khi đó theo Nghị định 236/NĐ-HĐBT lại lấy mức lương cuối cùng để tính lương hưu hàng tháng. Do vậy người về hưu theo Nghị định 43/CP có mức lương thấp hơn so với người về hưu theo Nghị định 236/NĐ-HĐBT đó là điểm yếu trong việc sửa đổi và bổ sung chế độ chính sách BHXH.

* Giai đoạn từ 2000 đến nay.

Trong giai đoạn này, nhằm khắc phục những tồn tại của các nghị định trước đây, việc tổ chức thực hiện sự nghiệp BHXH đã dần dần mang tính pháp quy. Vì vậy Chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH tạm thời ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1991; Nghị định số 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1991 về việc thành lập BHXH Việt Nam, thống nhất quản lý theo ngành dọc trung ương xuống địa phương.

Sự ra đời của điều lệ BHXH đã giải quyết và bổ sung những tồn tại của các nghị định và quyết định trước đây đối với sự nghiệp BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Trong đó chế độ hưu trí được thể hiện.

a. Điều kiện hưởng - Về tuổi đời.

1. Theo quy định chung, nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi (nếu làm việc bình thường đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên).

2. Nam đủ 55 tuổi, nữ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại.

b. Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. c. Đủ 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, ở Lào trước 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở Cam Pu Chia trước 31 tháng 8 năm 1989.

3. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại điều 25 Điều lệ BHXH như có một trong các điều kiện sau:

a. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm.

b. Nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

c. Người lao động có ít nhất 15 năm, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời).

Thời gian đóng BHXH.

Theo quy định tại điều lệ BHXH, người lao động phải có tối thiểu 20 năm thực thế tham gia BHXH đối với những người làm việc ở điều kiện bình thường, đối với các trường hợp bị giảm tỷ lệ % tiền lương hưu phải có ít nhất 15 năm tham gia đóng BHXH nếu làm việc ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc tham gia ở các chiến trường B, C, K.

Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi sau:

- Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau:

+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức lương bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính bằng 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa không quá 75% mức lương bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.

+ Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại Điều 26 (Điều lệ BHXH) thì cứ mỗi năm nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Mức lương hưu thấp cũng bằng mức lương tối thiểu.

Theo Nghị định 93/CP sửa đổi một số điều chưa hợp lý người lao động có điều kiện sau đây cũng được nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng:

- Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.

- Có 30 năm tham gia đóng BHXH trở lên.

- Có đơn tự nguyện đề nghị được thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở đồng ý.

Ngoài chế độ lương hưu hàng tháng, người lao động có thời gian tham gia BHXH từ năm thứ 31 trở đi (đủ 12 tháng) cứ mỗi năm được trợ cấp 1/2 tháng lương bình quân để tính lương hưu. Mức tối đa không quá 5 tháng.

* Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, thì được hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH, hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Ngoài ra còn được trợ cấp 1/2 tháng lương theo tiền lương bình quân

đóng BHXH theo Điều 42 Bộ luật lao động. Nguồn kinh phí này do chủ sử dụng lao động trả.

- Người lao động không đủ điều kiện về tuổi đời để giải quyết theo chế độ, nếu không có nguyện vọng hưởng chế độ trợ cấp 1 lần thì được hưởng chế độ hưu chờ cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời. Trong quá trình chờ hưu mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cũng được giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện theo quy định.

Cách tính lương bình quân đối với người hưởng lương hưu. Theo hệ thống lương hưu của nhà nước.

Lbq

Trong đó: - Lbq là lương bình quân.

- Ti là thời gian tham gia đóng BHXH thứ bảo hiểm hưu trí trong 5 năm cuối.

- Li là mức lương của thời gian Ti. + Nhận xét:

Việc ban hành (Điều lệ BHXH) đã tạo ra cho sự nghiệp BHXH một hành lang pháp lý, trong đó quy định rõ điều kiện đóng được hưởng chế độ cụ thể cùng với nó chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được sửa đổi và bổ sung theo sự thay đổi này. Từ việc thay đổi trên cùng với quá trình tổ chức và thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí đã đạt những kết quả sau:

- Khắc phục được hoàn toàn thời gian quy đổi, tránh tình trạng "hưu non, hưu chui".

- Đã chú ý đến mục đích của chế độ hưu trí là cung cấp các khoản trợ cấp khi người lao động về già trên cơ sở tích lũy của họ khi còn làm việc.

- Bảo đảm được tính công bằng giữa đóng và hưởng của từng loại hình lao động, đối tượng cụ thể.

Từ nhận định trên, qua 7 năm thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí ở tỉnh Thái Bình có sự tiến bộ rõ rệt.

Thứ nhất:

Số người về hưu có sự tăng giảm khác nhau qua các năm, nhìn chung từ năm 2000 đến nay số người về hưu ở tỉnh Thái Bình có xu hướng giảm do nhiều lý do khác đó là: việc làm của người lao động tương đối ổn định, tình hình kinh tế - xã hội văn hoá của địa phương có sự phát triển, đời sống của

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 43 -61 )

×