Chức năng, nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 34)

trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán.

Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó tổ chức mã hoá, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.

- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng để kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm.

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển, hoặc phân bổ CPSX theo đúng từng trình tự đã xác định.

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về CPSX và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích CPSX và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích. - Tổ chức kiểm kê, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,... Xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý để xác định giá thành và kế toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.

1.7.2. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán

- Việc tập hợp các CPSX hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hoá ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí.

- Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy.

- Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khoá sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn.

- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết.

Trình tự xử lý có thể khái quát theo sơ đồ sau (sơ đồ 08): Bước chuẩn bị

- Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết sản phẩm dở dang, số lượng,... - Phần mềm kế toán sử dụng.

Dữ liệu đầu vào

- CPSX kinh doanh dở dang cuối kỳ, các bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển chi phí.

- Lựa chọn phương pháp tính giá xuất vật tư hàng hoá, phân tích tiêu thức phân bổ chi

phí, khấu hao.

- Các tài liệu khấu hao khác.

Máy tính xử lý

Thông tin và đưa ra sản phẩm

Thông tin đầu ra

Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm, các báo cáo CPSX, báo cáo giá thành sản

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Ở XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM

2.1. TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM – CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Công ty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội và Xí nghiệp Bê tông thương phẩm

Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội ( viết tắt là VIBEX ) tiền thân là Nhà máy bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập từ ngày 06 tháng 5 năm 1961 theo quyết số 472/BKT của bộ kiến trúc, sau đổi tên là xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ ngày 26 tháng 4 năm 1996, Xí nghiệp Liên hợp Bê tông Xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Thực hiện theo quyết định số 2283/QĐ-BXD ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội từ một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội.

Tên gọi chính thức :Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội Tên giao dịch tiếng Anh: Hanoi Concrete Construction Joint-Stock Company

Tên viết tắt :VIBEX JSC.,

Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội là đơn vị đầu tiên về cung cấp các sản phẩm bê tông trên toàn miền Bắc Việt Nam, qua 45 năm hoạt động, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội cùng với các thành viên trực thuộc đã không ngừng duy trì và phát triển, cung cấp hàng trăm ngàn m3 các sản phẩm bê tông và tham gia thi công hàng trăm công trình công nghiệp và dân dụng trên khắp Việt Nam, tạo lập được những thành công đáng kể và sự tin tưởng hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước. Trung thành với ý tưởng xây dựng một đất nước việt Nam ngày càng tươi đẹp và phồn thịnh, Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội đã không ngừng vươn lên nâng cao trình độ của mình, đồng thời áp dụng những công nghệ tiến tiến và các thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhờ đó quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng phát triển và mở rộng. Doanh thu của công ty trong những năm gần đây: Năm 2003 là 233.964 tỷ đồng, đến 2006 là 407.073 tỷ đồng và đến năm 2008 do ảnh hưởng của sự khó khăn chung của nền kinh tế doanh thu của công ty còn 387.324 tỷ đồng.

Công ty cổ phần bê tông Xây dựng Hà Nội bao gồm 15 đơn vị trực thuộc. Trong đó Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Xí nghiệp bê tông thương phẩm được thành lập theo quyết định số 287/TCT/TCLĐ của Công ty Bê tông Xây dựng Hà Nội. Từ khi được thành lập cho tới năm 2002 Xí nghiệp là một phân xưởng sản xuất của công ty, hạch toán phụ thuộc vào công ty. Cho đến năm 2002 theo quyết định số 328/TCT/TCLĐ của công ty, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm chính thức tách ra hạch toán độc lập. Là một đơn vị có con dấu riêng và có tư cách pháp nhân. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp luôn tồn tại song song và gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của công ty.Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một trong những đơn vị lớn của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, hàng năm doanh thu của Xí nghiệp chiếm khoảng 20% - 25% doanh thu của công ty.

Do mới chia tách, lại đi nên từ một phân xưởng sản xuất nên xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn cả về tiền vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Với số vốn ban đầu ít ỏi, chỉ với 700 triệu đồng do công ty cấp, lại nằm trên diện tích nhỏ hẹp, chỉ gần 1000m2 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, cơ sở vật chất thiếu thốn nên xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng tập thể cán bộ, công nhân của XN đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, phấn đấu duy trì hoạt động của XN ở mức độ cao và ngày càng phát triển.

Sản phẩm của Xí nghiệp là bê tông tươi với nhiều chủng loại khác nhau như: bê tông tươi Mác 100, Mác 200(12±2), Mác 250(12±2) Mác 350(10±2) Mác 350b25(12±2)..., không những đáp ứng yêu cầu sản xuât bê tông đúc sẵn, cột điện…của các xí nghiệp khác trong công ty mà còn cung cấp cho rất nhiều những công trình xây dựng khác.

Do vốn ban đầu ít ỏi, XN đã tìm cách tháo gỡ khó khăn bằng cách huy động vốn nhàn rỗi của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Bằng những nỗ lực, quyết tâm và tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể, Xí nghiệp Bê tông thương phẩm đã gặt hái được những thành quả ban đầu đáng khâm phục. Năm 2002 XN đạt mức sản lượng 30 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 4 tỷ đồng, doanh thu đạt 50 tỷ đồng vượt so với kế hoạch đặt ra là 3 tỷ đồng. Đến năm 2008 doanh thu của xí nghiệp đã tăng lên đang kể là 65 tỷ đồng. Ban đầu Xí nghiệp chỉ có một trạm trộn URU đặt tại mặt bằng Xí nghiệp ở Hà Nội. Nhưng do thấy được nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Xí nghiệp đã mở rộng thêm trạm trộn ở Cam Ranh vào năm 2005 và ở Quảng Ngãi vào năm 2006 với công suất 60m3/h. Như vậy có thể thấy được sự thay đổi một cách nhanh chóng của xí nghiệp cả về quy mô và doanh thu.

Sau gần 7 năm thành lập, XN bê tông thương phẩm được đánh giá là một XN có nhiều triển vọng trong 15 đơn vị trực thuộc của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Tin rằng, với những điều kiện thuận lợi và thời cơ mới, XN bê tông thương phẩm sẽ từng bước phát triển với quy mô rộng lớn hơn.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Xí nghiệp Bê tông

thươngphẩm

2.1.2.1. Đặc điểm về bộ máy quản lý của Xí nghiệp

Là một đơn vị hạch toán độc lập trong Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội, sản xuất sản phẩm chính tập trung tại một địa điểm nên bộ máy quản lý của XN được tổ chức theo kiểu trực tiếp, quản lý theo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo độ nhanh nhạy, chính xác trong khâu quản lý.

Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được bố trí như sau:

- Đứng đầu là Giám đốc XN: chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của CBCNV trong toàn Xí nghiệp. Là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của XN trước pháp luật, trước cấp trên.

- Phòng kinh doanh tổng hợp: chịu trách nhiệm về quan hệ với bạn hàng và với các XN thành viên khác. Phòng chịu trách nhiệm trong việc ký kết các hợp đồng mua bán, tìm bạn hàng tiêu thụ. Ngoài ra phòng còn có chức năng tìm hiểu về giá cả thị trường, nhu cầu của thị trường, sự biến động cung-cầu nhằm cố vấn cho ban Giám đốc XN vạch ra những phương hướng kinh doanh trong từng thời kỳ. Phòng còn có chức năng điều động xe chuyên chở vật tư hàng hóa.

- Phòng kỹ thuật: kết hợp với phòng kinh doanh lập nhu cầu vật tư, lập dự toán cho các công trình xây dựng. Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Là nơi lập kế hoạch sản xuất, tổ chức giám sát chặt chẽ sản phẩm cả số lượng và chất lượng.

- Phòng tổ chức hành chính: theo dõi, quản lý yếu tố con người của XN. Lên kế hoạch, bố trí điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ, chuyên môn cũng như tay nghề, bậc thợ của từng lao động. Theo dõi, lập định mức cho từng công việc, từng loại bậc thợ.

- Phòng tài chính - kế toán: là nơi xử lý thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính của toàn XN. Phòng có nhiệm vụ điều hòa, phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Đánh giá kết quả, hạch toán lỗ, lãi, phân phối lợi nhuận, thực hiện các chế độ thu nộp ngân sách với nhà nước và với Công ty.

Sơ đồ 09: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp

Xí nghiệp Bê tông thương phẩm là một xí nghiệp thuộc nghành công nghiệp xây dựng, sản phẩm chính là bê tông tươi phục vụ cho nghành xây dựng, thủy lợi, giao thông đường bộ. Quy trình sản xuất khép kín và đòi hỏi phải nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác và chủ yếu vẫn dùng sức của công nhân. Tuy nhiên XN đã biết cách sắp sếp các công đoạn sản xuất hợp lý và thuận tiện cho thao tác của công nhân. Bộ phận sản xuất bao gồm 3 trạm trộn bê tông ở Hà Nội (URU), Cam Ranh và Quảng Ngãi. Mỗi trạm được coi là một phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp. Mỗi trạm trộn có một máy trộn và còn có một đội xe để chuyên chở bê tông tươi đi giao cho khách hàng. Đứng đầu mỗi phân xưởng trộn là quản đốc phân xưởng. Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của mỗi trạm trộn trước xí nghiệp. Ở mỗi trạm trộn còn có các tổ sản xuất, bao gồm các tổ sau:

Giám đốc XN Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Bộ phận sản xuất Trạm trộn URU- HN Trạm trộn Cam Ranh Trạm trộn Quảng Ngãi Các tổ sản xuất Các tổ sản xuât Các tổ sản xuất

- Tổ vận chuyển: là tổ chuyên phụ trách việc vận chuyển bê tông tươi sau khi đã được trộn tới địa điểm giao hàng theo yêu cầu của khách hàng. Hiện tại ở trạm URU – Hà Nội có 4 xe bơm bê tông chuyên vận chuyển, nếu trong những đợt số lượng đơn đặt hàng nhiều tổ vận chuyển của XN không đủ để đảm bảo nhu cầu vận chuyển thì XN sẽ thuê thêm xe của các xí nghiệp khác trong công ty hoặc thuê ngoài. Ở hai trạm Cam Ranh và Quảng Ngãi mỗi trạm có 3 xe.

- Tổ bơm bê tông: là tổ chịu trách nhiệm sàng rửa cát, đá để đưa vào máy trộn cho đến khi bê tông được trộn xong và cho vào xe vận chuyển đi.

- Tổ vận hành và thí nghiệm: tổ này có nhiệm vụ về việc vận hành của máy móc ở từng trạm và những tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại sản phẩm bê tông tươi theo đúng tiêu chuẩn mà phòng kỹ thuật đã đưa ra.

2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Bê tông thương phẩm

Sản phẩm chính của xí nghiệp là bê tông bê tông tươi, trong đó có một số loại sản phẩm bê tông tươi như sau: Bê tông tươi Mac-100, Mac-200(12±2), Mac-350(12±2)…,tùy đặc điểm yêu cầu xây dựng của khách hàng và theo đơn đặt hàng của khách hàng mà xí nghiệp cung cấp đúng loại sản phẩm. Hiện tại xí nghiệp có ba trạm trộn bê tông đó là trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 65m3/h sản xuất và lắp đặt tại mặt bằng xí nghiệp ở Hà Nội (URU); trạm trộn bê tông thương phẩm công suất 60m3/h sản xuất và lắp đặt tại cơ sở ở Cam Ranh và tram trộn công suất 60m3/h lắp đặt và sản xuất tại Quảng Ngãi. Nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất bê tông thương phẩm là xi măng, cát, đá, phụ gia, nguyên vật liệu này xí nghiệp mua từ nhiều nguồn khác nhau từ các công ty trong nước như: Công ty xi măng Chinfon – Hải Phòng, Công ty xi măng Bỉm sơn, Công ty cát Việt Trì – Vĩnh Phúc …

Quá trình sản xuất bê tông tươi là một quá trình sản xuất khép kín, được tóm tắt như sau: Đối với xi măng, cát, đá và phụ gia như Sikar4, Đartemt100, D17...được chuyển vào trạm trộn theo yêu cầu của sản xuất. Tại đây cát sẽ được

sàng, đá dăm sẽ được rửa sạch, sau đó xi măng, cát, đá, phụ gia được đưa vào máy trộn theo tỷ lệ do phòng kỹ thuật quy định, sau khi được máy trộn đều tạo

Một phần của tài liệu Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w