Tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An pdf (Trang 54 - 63)

đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động tổ chức thực tiễn của người lãnh đạo, quản lý dù ở bất cứ cấp nào. Bởi lẽ, tổng kết thực tiễn là phân tích và khái quát những vấn đề thực tiễn để rút ra những bài học cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo cũng như bổ sung, phát triển lý luận nói chung, chủ trương, đường lối, chính sách nói riêng. Không có tổng kết thực tiễn thì không có lý luận, không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng. Như Lênin đã nói, bản thân học thuyết Mác cũng là kết quả của tổng kết kinh nghiệm phong trào cách mạng của giai cấp vô sản. Tổng kết ba năm thực hiện chính sách cộng sản thời chiến, Lênin đã rút ra kết luận vô cùng quan trọng không thể đi con đường cũ nữa, cần thay đổi căn bản quan niệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, "Nép" đã ra đời như vậy.

Thực tiễn cho thấy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn không chỉ có giá trị trong việc góp phần đưa ra các quyết định chính xác mà còn giúp tìm ra những hình thức, phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách có hiệu quả nhất. Khi đánh giá vấn đề này, Lênin đã chỉ rõ: Sức mạnh của chúng ta ở chỗ và sẽ ở chỗ xem xét mọi cách hoàn toàn tỉnh táo, những thất bại nặng nề nhất để rút ra những bài học kinh nghiệm.

Không thể học cách giải quyết nhiệm vụ của mình bằng những phương pháp mới của ngày hôm nay, nếu kinh nghiệm ngày hôm qua không mở mắt cho chúng ta những sai lầm của những phương pháp cũ [36, tr. 260]. Khi sinh thời Bác Hồ luôn căn dặn cán bộ, đảng viên "... Công việc gì bất cứ thành công hay thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái thìa khóa phát triển công việc và để giúp cán bộ tiến tới" [48, tr. 243]. Đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thì tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sẽ giúp người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đưa ra được quyết định phù hợp với thực tế khách quan ở địa phương hơn. Thông qua tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới có điều kiện so sánh, phân tích, tổng hợp để phát hiện ra những vấn đề mà thực tiễn địa phương đặt ra, những vấn đề của chính sách còn "vênh", xa rời cuộc sống, những thất bại cũng như thành công v.v... Trên cơ sở đó, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở mới có thể bổ sung cho chủ trương, chính sách, có những bài học kinh nghiệm để chỉ đạo cho hoạt động tổ chức thực tiễn tiếp theo. Như vậy, trong hoạt động tổ chức thực tiễn sắp tới họ mới bớt mò mẫm, sự vụ v.v... Khi tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ít nhiều phải vận dụng tổng hợp những tri thức, vốn hiểu biết, kinh nghiệm bản thân để phân tích, đánh giá, khái quát những vấn đề thực tiễn ở địa phương. Như vậy, việc tăng cường tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động thực tiễn sẽ bắt buộc các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải động não, phải suy nghĩ, phải biết so sánh những gì mình được học với thực tiễn cuộc sống... Và đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao trình độ tư duy của đội ngũ này. Điều này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào việc ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm ở chính đội ngũ này. Do vậy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của từng đơn vị cơ sở cũng như tổng kết kinh nghiệm hoạt động tổ chức thực tiễn là cách trực tiếp để nâng cao sự hiểu biết, bồi dưỡng trí khôn, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng, làm cơ sở nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, không phải là kể lể thành tích hay khuyết điểm mà phải biết phân tích những vấn đề nảy sinh,

những vấn đề đã thực hiện..., tìm ra nguyên nhân, bản chất vấn đề gắn với hành động của chủ thể. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cũng không được sa vào một cực khác là thống kê ra một số nguyên nhân rất chung chung, trừu tượng thiếu cụ thể. Như thế là "không biết nghiên cứu kinh nghiệm đến tận gốc" [48, tr. 242]. Thông thường việc tổng kết kinh nghiệm được nêu lên ở một số nghị quyết của cấp ủy địa phương từ cấp tỉnh xuống cấp xã. Nhưng trong đó lại ít phân tích những việc làm tốt, cũng như những mặt tiêu cực một cách cụ thể. Trong tổng kết kinh nghiệm hoạt động tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở cần chú ý tới những bài học thất bại cũng như những nguyên nhân của chúng. Bởi lẽ, chính những bài học thất bại sẽ giúp họ tỉnh ngộ không lặp lại trong hoạt động tổ chức thực tiễn tiếp theo. Việc tổng kết kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An, nhìn chung còn rất hời hợt, chưa sâu sắc, chưa kịp thời hoặc ít đi sâu vào những vấn đề gay cấn ở địa phương. "... Việc triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chủ trương của Đảng ở nhiều tổ chức chưa chặt chẽ, còn mang tính hình thức, chậm sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm" [20, tr. 78]. Trước đây, đặc biệt là trước Đại hội VI của Đảng, công tác tổng kết kinh nghiệm còn nhiều mặt hạn chế. Chúng ta "chưa chú trọng tổng kết kinh nghiệm" [9, tr. 24]; đã thế công tác này lại bị chi phối bởi bệnh chủ quan duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí đã chi phối cả mục đích, yêu cầu và những phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Có thể nói không quá rằng, tổng kết kinh nghiệm đã bị định hướng bởi những kết luận đã được định ra từ trước. Lẽ ra đường lối, chủ trương, chính sách phải là kết quả của tổng kết thực tiễn thì trên thực tế, nhiều khi lại được đề ra trước khi tổng kết. Chính vì vậy mà tổng kết kinh nghiệm chủ yếu là nhiệm vụ thuyết minh, minh họa, cung cấp những số liệu để khẳng định những kết luận đã có sẵn chứ không thực hiện được vai trò kiểm tra, chủ trương, đường lối, chính sách.

Cùng với bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh kinh nghiệm cũng ảnh hưởng và chi phối rất lớn tới công tác tổng kết kinh nghiệm ở cấp cơ sở Long An. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của các xã trong tỉnh Long An khi tổng kết còn nặng về báo cáo, mô tả, thống kê, kể lể tình hình trong xã, kể lể thành tích, chưa rút ra được những kết luận mang tính định hướng, nhằm kiểm tra sự đúng đắn của đường lối, chủ trương góp phần bổ sung phát triển đường lối, chưa tìm ra được những nguyên nhân của thành công hay thất bại. Hầu

hết các bản tổng kết đều na ná giống nhau, như là sự sao chép của xã này đối với xã kia, của năm này đối với năm trước mà chỉ có thay đổi tên xã, thay đổi ngày, tháng, năm. Một hạn chế nữa của công tác tổng kết kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An là khi tổng kết thì chỉ được tiến hành dưới dạng sơ kết, tổng kết trong nội bộ ở xã của mình mà ít có sự tham gia, trao đổi giữa các xã trong huyện với nhau, chưa có sự tham gia chỉ đạo của cấp trên hoặc trong từng cụm, từng vùng với nhau. Chính vì vậy, mà những kết luận rút ra ở cấp cơ sở Long An còn bị hạn chế về nhiều mặt.

Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn là quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng phân tích, đánh giá, khái quát thực tiễn nhằm rút ra những bài học cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn cũng như nhận thức [55, tr. 39]. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn không chỉ như một biện pháp mà còn là một phương hướng cơ bản, một nguyên tắc trong việc phát triển lý luận, khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều và trong chỉ đạo thực tiễn.

Như chúng ta đã biết, kinh nghiệm được nảy sinh một cách trực tiếp từ một thực tiễn cụ thể, một hoàn cảnh cục bộ, riêng biệt. Vì vậy bên cạnh những ưu điểm, kinh nghiệm nói chung còn rời rạc, chắp vá, thiếu tính hệ thống trong nhiều trường hợp chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên. Cho nên, chỉ trên cơ sở của tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chúng ta mới thấy được những ưu điểm của kinh nghiệm đồng thời phát hiện được những hạn chế của nó; mới có căn cứ để không ngừng xem xét lại bổ sung sửa đổi chủ trương, chính sách cũ, có cơ sở để không mắc phải những sai lầm đã có góp phần định hướng mới cho hoạt động tổ chức thực tiễn tiếp theo.

Như vậy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giúp chúng ta không bị dừng lại ở những kinh nghiệm cụ thể, cá biệt, không bị trói buộc vào một thực tiễn cụ thể hay vào những tình huống cá biệt với những cách thức, phương pháp hành động cũ. Qua đây chúng ta có thể thấy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng to lớn như thế nào trong việc khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Để công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có hiệu quả thì phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:

- Trước hết phải có tính khách quan. Đây là yêu cầu cơ bản nhất của công tác tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Bởi lẽ, kết quả của việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phải được dùng làm căn cứ cho việc hoạch định cũng như xây dựng chủ trương, đường lối chính sách để tổ chức thực tiễn tiếp theo. Nếu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thiếu khách quan thì việc xây dựng chương trình hành động hoặc cụ thể hóa đường lối, chính sách của cấp trên sẽ bị hoặc bệnh kinh nghiệm hoặc bệnh chủ quan duy ý chí chi phối. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phải xác định tầm quan trọng của việc tổng kết kinh nghiệm, phải phân tích sâu sắc nguyên nhân của các tình huống có liên quan trực tiếp đến người lãnh đạo hoặc cấp lãnh đạo. Muốn tổng kết kinh nghiệm được tốt, cần phải có thái độ trung thực thẳng thắn tôn trọng sự thật, phải dân chủ, lắng nghe được nhiều ý kiến, khuyến khích tranh luận thật sự trên cơ sở có điều tra nghiên cứu. Nếu thiếu trung thực, thiếu trình độ hiểu biết, thiếu tầm nhìn, thiếu tranh luận, thiếu nhạy cảm thì khó tổng kết sâu sắc được kinh nghiệm của chính đơn vị mình, bản thân mình. Cần tổng kết những mặt tốt và những mặt khuyết điểm sai lầm, nêu ra cả những kinh nghiệm thất bại ở cơ sở mình. Phải dám nhìn thẳng vào sự thật, dù là sự thật đáng buồn nhất đi nữa thì mới học được cách tiến lên như Lênin đã dạy. Qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, mỗi người sẽ trưởng thành về trình độ và phương pháp công tác. Tổng kết và học tập kinh nghiệm là "thìa khóa phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới" [48, tr. 243] nhằm khắc phục được bệnh kinh nghiệm và bệnh chủ quan. Đồng thời thông qua đó mà tạo ra năng lực tư duy nhất định cho họ. Với ý nghĩa như vậy, hoạt động lãnh đạo và quản lý được tổng kết, nâng lên thành bài học kinh nghiệm có tính lý luận là một trường học thật sự để rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng, cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung.

Vấn đề quan trọng trong tổng kết kinh nghiệm không phải là nắm lấy những sự kiện riêng lẻ, mặc dù là có thật mà phải nắm lấy toàn bộ các sự kiện trong mối liên hệ chính thể giữa chúng, phải biết phân tích chúng một cách khách quan, khoa học. Lênin cũng đã có ý kiến cho rằng "Các hiện tượng trong đời sống xã hội cực kỳ phức tạp, nên bao giờ người ta cũng có thể tìm được, với một số lượng bao nhiêu cũng có, những ví dụ

hoặc tài liệu lẻ tẻ để chứng minh cho bất cứ một "luận điểm nào" [40, tr. 388]. Chính vì vậy, yêu cầu khách quan đòi hỏi những người làm công tác chỉ đạo và thực hiện tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phải có tấm lòng trung thực. Trung thực không chỉ là tiêu chuẩn của đạo đức, của nhân cách mà còn là điều kiện không thể thiếu để hình thành thái độ phê phán và tự phê phán, tôn trọng sự thật, đánh giá đúng sự thật. Chỉ với tấm lòng trung thực dám nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật thì mới đảm bảo tính khách quan trong tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Cho nên không được lấy ý đồ có sẵn để áp đặt cho việc tổng kết kinh nghiệm, không được lấy việc tổng kết kinh nghiệm để chứng minh cho ý muốn chủ quan của mình. Phải tôn trọng kết quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, dù kết quả có trái với ý muốn của người lãnh đạo thậm chí trái với đường lối hiện có. Cần phải khắc phục tình trạng là khi phân tích, đánh giá tình hình hoặc là chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, hoặc chỉ đổ lỗi cho những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan.

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn còn đòi hỏi phải có tính khái quát sâu sắc. Đây là yêu cầu thứ hai quan trọng không thể thiếu được trong công tác tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn. Để khắc phục và ngăn ngừa bệnh kinh nghiệm có hiệu quả cần thực hiện triệt để yêu cầu này. Trước đây, những kết luận được rút ra, sau khi các lãnh đạo ở cơ sở Long An tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương chưa có tính khái quát cao. Chẳng hạn, trong tổng kết kinh nghiệm thực tiễn thường nói đến nguyên nhân thắng lợi hay nguyên nhân của tồn tại một cách rất chung chung, đặc biệt là khi đề cập đến nguyên nhân chủ quan. Hầu hết lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở Long An khi phân tích nguyên nhân sai lầm, hạn chế v.v... thì họ cố tình tránh né. Nếu khái quát thực tiễn không trúng và chưa đến tầm khái quát thì chúng ta sẽ mãi mãi bị bệnh kinh nghiệm níu kéo, từ đó tổng kết kinh nghiệm thực tiễn không thực hiện được vai trò cũng như mục đích của mình. Để tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn đúng và rút ra được những kết luận có tính khái quát cần phải có lý luận, nghĩa là bản thân việc tổng kết kinh nghiệm đã đòi hỏi phải có một trình độ lý luận nhất định ở những người tham gia tổng kết. Tính khái quát cao trong tổng kết thực tiễn được thể hiện ở chỗ, qua phân tích, khái quát các sự kiện thực tế phải rút ra được những vấn đề có tính quy luật, tức là phải nắm được các mối quan hệ bản chất nhất có giá trị cho chỉ đạo tổ chức thực tiễn tiếp theo cũng như cho việc bổ sung, hoàn thiện

chính sách. Trên cơ sở đó mới khẳng định được những quan điểm cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, góp phần định hướng, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách. Những kết luận được rút ra từ tổng kết kinh nghiệm thực tiễn có tính khái quát cao là những kết luận phải có tính phổ biến, điển hình và có giá trị thực tiễn cao, tức là phải có tác dụng định hướng, dẫn đường, chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với cơ sở mình không

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An pdf (Trang 54 - 63)