Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn, tạo nền tảng biến đổi về kinh tế xã hội nông thôn và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An pdf (Trang 38 - 45)

tảng biến đổi về kinh tế - xã hội nông thôn và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An

Như đã trình bày ở chương 1, bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An tồn tại trên cơ sở của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, độc canh cây lúa nước và trình độ dân trí còn thấp. Do đó, vấn đề cơ bản và cấp bách để khắc phục bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An là phải đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, tạo nền tảng vật chất cho sự biến đổi kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho nhân dân nói chung, cho đội ngũ cán bộ nói riêng. Thật vậy, trình độ kiến thức và năng lực của mỗi người xét đến cùng là sản phẩm của hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định, mà ở đó họ tồn tại và tiến hành hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người vận dụng và chủ động thay đổi hoàn cảnh, qua đó tạo ra môi trường và động lực để nâng cao năng lực, trình độ kiến thức của mình. Do đó, không thể ảo tưởng rằng có thể nhanh

chóng khắc phục được bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở khi mà hoàn cảnh kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém và nhiều bất cập, khi mà nền sản xuất xã hội còn yếu kém và trình độ học vấn, trình độ khoa học kỹ thuật trong nhân dân và cán bộ còn thấp. Do đó, vấn đề có tính chất cơ bản cấp bách là phải đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở đó thúc đẩy việc thay đổi hoàn cảnh kinh tế - xã hội và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho nhân dân và đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa lâu dài vừa có ý nghĩa cấp bách. Nó không những tác động trực tiếp đến việc từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An mà còn có ý nghĩa nhiều mặt đối với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tạo điều kiện cơ bản cho việc khắc phục từng bước bệnh kinh nghiệm, trước hết là cần đẩy mạnh việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Cần nhanh chóng phát triển hệ thống giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt đi lại bằng đường thủy trong nông thôn; đẩy mạnh điện khí hóa nông thôn, phát triển thông tin liên lạc bằng cách xây dựng ở mỗi xã một bưu điện văn hóa và các trạm truyền thanh. Phát triển hệ thống trường học, trạm xá, nhà văn hóa, đẩy mạnh công tác khuyến nông v.v... Đặc biệt là ở khu vực Đồng Tháp Mười. Hiện nay, Long An có 9/14 huyện, thị bị ngập lũ vào mùa lũ, mùa khô thì bị ngập phèn. Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở vùng này lại càng gặp nhiều khó khăn hơn trong điều kiện làm việc, phương tiện đi lại khi đi công tác ở cơ sở. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Long An phải thực hiện chiến lược dân sinh vùng lũ. Nghĩa là nhân dân phải được đảm bảo an toàn trong mùa lũ bằng cách đẩy mạnh việc xây dựng cụm dân cư ở các tuyến đê bao với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ nhằm tạo điều kiện cho nhân dân và cán bộ yên tâm sống và làm việc cùng với lũ. Trên tuyến cụm dân cư này, phải có trường học, trạm y tế, có chợ. Các tuyến lộ giao thông nông thôn phải nối liền với các cụm dân cư chính, phải vượt được lũ triệt để. Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Long An đã chi hàng trăm tỷ đồng cho nhân dân vay để tôn tạo nền nhà, xây dựng đê

bao (có 33.000 hộ dân đến vay để tôn nền nhà với kinh phí là 141 tỷ đồng). Nhưng lũ năm sau lại cao hơn lũ năm trước. Vì vậy, nhu cầu tôn nền còn rất lớn. Theo số liệu điều tra của ủy ban nhân dân tỉnh Long An, sắp tới có khoảng 37.000 số hộ cần vay vốn tôn nền nhà (chưa kể số hộ cần phải tôn thêm trong số 33.000 hộ đã tôn nền nêu trên). Chính vì thế phải xây dựng những cụm dân cư để người dân yên tâm sản xuất, ổn định đời sống khi mùa nước lũ tràn về. Chỉ có như vậy, Long An mới có thể thúc đẩy nhanh quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ đó tạo ra cơ sở cần thiết để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật trong nhân dân và cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Trên cơ sở đó, Long An từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Thật vậy, Mác đã từng chỉ ra những công xã nông thôn phương Đông ở ấn Độ đã bị phá hủy và vĩnh viễn biến mất không phải vì sự can thiệp thô bạo của viên quan lại thu thuế người Anh và tên lính Anh mà do sự tác động của máy hơi nước Anh và sự tự do thương mại của Anh [54, tr. 62-63]. Do đó, để khắc phục được những hậu quả tiêu cực của nền sản xuất nhỏ đối với việc hình thành và tồn tại của bệnh kinh nghiệm cần phải đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chính sự thay đổi mạnh mẽ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tạo ra điều kiện vật chất cho việc đẩy mạnh sự biến đổi kinh tế - xã hội nông thôn. Trên cơ sở đó mới có thể thay đổi cách nghĩ, cách làm của nhân dân. Chỉ với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn hoàn thiện và hợp lý theo hướng sản xuất hàng hóa với công nghệ cao mới tạo ra được những điều kiện vật chất cần và đủ để khắc phục những hậu quả tiêu cực của nền sản xuất nhỏ.

Chính nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa với kết cấu hạ tầng hoàn thiện và quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp cao, đòi hỏi người sản xuất nói riêng và mọi người trong xã hội nói chung phải có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật nhất định mới đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất và quản lý. Đây là những điều kiện tốt kích thích mọi người phải vươn lên tìm tòi, học hỏi, nâng cao trình độ văn hóa khoa học, kỹ thuật, trình độ quản lý... Từ đó tạo ra tâm lý và nếp nghĩ coi trọng tri thức, coi trọng khoa học và lý luận. Đây chính là điều kiện quan trọng góp phần hình thành, nhu cầu nâng cao trình độ và phương pháp tư duy biện chứng từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn là điều kiện không thể

thiếu được để phát triển kinh tế hàng hóa và góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa phương trong huyện, trong tỉnh và cả nước với nhau. Đây là điều kiện tốt để mở rộng tầm nhìn của nhân dân và phát triển giao lưu, trao đổi văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nâng cao trình độ dân trí nói chung. Những yếu tố này sẽ góp phần hình thành những điều kiện xã hội và môi trường xã hội thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển tư duy biện chứng duy vật, góp phần từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm trong nhân dân nói chung và ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng.

Văn kiện Đại hội VII tỉnh Đảng bộ Long An đưa ra mục tiêu tổng quát trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2005: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, phát huy cao độ nội lực kết hợp với tranh thủ nguồn ngoại lực, đặc biệt chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế một cách vững chắc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, ổn định dân sinh vùng lũ lụt, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhà nước..." [22, tr. 29].

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát của Tỉnh ủy về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thì phải nâng cấp và nhựa hóa các trục giao thông chính từ thị xã Tân An về các huyện, đến các khu công nghiệp chính của tỉnh. Chẳng hạn như tuyến Tân Mỹ (Đức Hòa), Bình ảnh (Thủ Thừa), Bình Hiệp (Mộc Hóa) v.v... Phải đầu tư hệ thống thủy lợi, nạo vét kênh mương để đưa đất tôn nền thành tuyến cụm dân cư v.v... Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội mở rộng sản xuất hàng hóa, sẽ kích thích mọi người phải tìm tòi học hỏi vươn lên. Bởi lẽ, sản xuất hàng hóa tự nó đòi hỏi phải có sự "bình đẳng" và "tự chủ", tuân theo quy luật của thị trường. Đây là một đặc điểm rất quan trọng góp phần khắc phục tính tự ti, tư tưởng nông dân sản xuất nhỏ, tư tưởng đẳng cấp phong kiến và thái độ chây lười. Từ đó hình thành tiền đề quan trọng cho việc từng bước khắc phục bệnh chây lười học tập, lười suy nghĩ, sùng bái kinh nghiệm cũ góp phần hình thành tư duy khoa học sáng tạo. Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi cho việc khắc phục bệnh kinh nghiệm, do việc đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn và mở rộng phát triển kinh tế hàng hóa còn phải đi đôi với xây dựng nông thôn

mới, nếu không thì những điều kiện đó sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng rất ít đối với việc khắc phục bệnh kinh nghiệm cũng như các căn bệnh khác. Bởi lẽ, có xây dựng nông thôn mới thì mới có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội một cách triệt để ở nông thôn và tạo môi trường để rèn luyện, trau dồi năng lực và phẩm chất đạo đức cho cán bộ. Thông qua giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh trong xây dựng nông thôn mới như: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phát huy truyền thống đạo lý lá lành đùm lá rách, giải quyết vấn đề môi trường, sức khỏe dân cư v.v... sẽ lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia vào các phong trào hành động đưa chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Qua đó góp phần rèn luyện năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Đồng thời, họ phải cố gắng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật để đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong điều kiện mới. Tất nhiên, hiệu quả của việc phát huy những điều kiện thuận lợi đó trong việc góp phần khắc phục bệnh kinh nghiệm còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò chủ quan. ở đây, sự tích cực, chủ động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, của mỗi cán bộ là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn thì việc từng bước nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ đảng viên nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng là điều rất cần thiết để góp phần khắc phục bệnh kinh nghiệm. Có thể khẳng định rằng, chỉ trên một trình độ dân trí nhất định mới có thể xây dựng và trau dồi được phương pháp tư duy biện chứng duy vật, mới khắc phục được bệnh kinh nghiệm cũng như các căn bệnh khác. Nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho cán bộ đảng viên nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng là trực tiếp đầu tư cho việc nâng cao trình độ lý luận, là từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để nâng cao khả năng tiếp nhận một cách đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Chúng ta cũng cần phải thấy rằng, để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nhất thiết phải được đặt trong mối quan hệ với việc nâng cao trình độ dân trí trong dân cư. Để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kỹ

thuật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng và nhân dân nói chung một cách có hiệu quả cần phải quán triệt và nắm vững những định hướng mà Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ VII đã đề ra. Cần phải quan tâm đào tạo bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở, phấn đấu đạt 90% cán bộ chủ chốt cơ sở tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa tương đương. ở Long An, phải tiếp tục xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học cho nhân dân và nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. phải xây dựng mới một số trường phổ thông trung học nội trú ở khu vực vùng Đồng Tháp Mười. Đối với những huyện ở vùng Đồng Tháp Mười như huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng v.v... Cần phải củng cố và phát triển trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện về cơ sở vật chất, về nhân sự để vừa đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đảng viên vừa góp phần bổ túc văn hóa cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đồng thời, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở này phải được đào tạo ở trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở phải nâng cao ý thức tự giác phấn đấu rèn luyện để nâng cao trình độ học vấn. Đây là sự nỗ lực cố gắng vô cùng quý báu. Nếu thiếu sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ này thì khó có thể nâng cao trình độ về mọi mặt cho họ được. Các tổ chức Đảng phải có kế hoạch kiểm tra, giúp đỡ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng và nhân dân nói chung.

Phát triển công tác thông tin đại chúng là một phương hướng quan trọng để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho nhân dân và cán bộ đảng viên nói chung, trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Công tác thông tin đại chúng sẽ góp phần mở rộng tầm nhìn cho nhân dân, cán bộ đảng viên và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, góp phần nâng cao trình độ dân trí. Trong đó cần chú ý đến việc phổ biến kiến thức thông qua câu lạc bộ nghề nghiệp, đối thoại trực tiếp qua đài truyền hình (nhịp cầu nhà nông). Tăng cường mở các lớp tập huấn ngắn hạn cho từng đối tượng cụ thể nhằm thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt và góp phần nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nói riêng và nhân dân, cán bộ đảng viên nói chung. Thông qua các tổ chức hội nghề nghiệp, bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng với các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ giúp cho nhân dân và cán bộ đảng viên tai nghe, mắt thấy về vai trò to lớn của khoa học công nghệ. Đồng thời giúp họ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An pdf (Trang 38 - 45)