cách mạng trong cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An nói riêng
Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, kỹ thuật thì việc nâng cao trình độ lý luận mà trước hết và chủ yếu là bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là một phương hướng quan trọng để từng bước khắc phục bệnh kinh nghiệm ở cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó vai trò đào tạo bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, hoạt động thực tiễn cung cấp rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho đội ngũ cán bộ này, nhưng họ không có lý luận nên tuyệt đối hóa kinh nghiệm. Có thể nói, đào tạo, bồi dưỡng lý luận ở Trường Chính trị tỉnh là con đường nhanh nhất, tập trung nhất để có được một hệ thống tri thức cơ bản làm nền tảng cho việc nâng cao trình độ lý luận cho người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, giúp họ thấy được nguồn gốc và con đường để khắc phục bệnh kinh nghiệm cũng như những căn bệnh khác trong hoạt động nhận thức và tổ chức thực tiễn của họ. Xuất phát từ thực trạng trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, cùng với những yêu cầu trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Long An, Trường Chính trị tỉnh cần phải nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ này. Trường Chính trị phải là nơi giúp người học nắm được phương pháp luận để nâng cao năng lực tổ chức thực tiễn cũng như xem xét, đánh giá, giải quyết các vấn đề nảy sinh ở địa phương một cách có hiệu quả.
Đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở Long An cần trang bị cho họ quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể và thực tiễn. Đây cũng chính là cơ sở lý luận cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm cũng như các căn bệnh khác ở đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở. Chúng ta cần lưu ý rằng, quá trình đào tạo bồi dưỡng ở Trường Chính trị và quá trình tự đào tạo rèn luyện trong thực tiễn là không tách rời nhau mà bổ sung cho nhau, tác động lẫn nhau, cùng nhau tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc nâng cao trình độ lý luận ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Việc đào tạo ở Trường chính trị cần quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ương II khóa VIII: "Có hình thức trường lớp thích hợp nhằm đào tạo bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xuất thân từ công - nông và lao động ưu tú, con em các gia đình thuộc diện chính sách" [15, tr. 34].
Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường chính trị tỉnh Long An trong 15 năm qua đã đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao trình độ lý luận, phương pháp biện chứng duy vật, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, góp phần tích cực vào việc khắc phục những hạn chế và nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Hàng năm, Trường chính trị Long An có tới trên 50 lớp các loại, trong đó đào tạo trung cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước trên 10 lớp. Đến nay, Long An đã có trên 70% số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đã qua đào tạo trung học chính trị và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (số liệu của phòng đào tạo Trường Chính trị tỉnh Long An). Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Long An thoát dần tình trạng không được đào tạo một cách có hệ thống. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Long An nói riêng đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, cán bộ chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Nhận thức được yêu cầu này Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Long An lần VII đã nêu: "Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cơ sở có trình độ lý luận chính trị trung cấp" [22, tr. 61].
Đào tạo theo mô hình bao cấp đã được Trường Chính trị Long An khắc phục một bước rất cơ bản, nhất là về nội dung chương trình, phương pháp. Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học đã được đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đổi mới một cách cơ bản và có hiệu quả. Tình hình thực tế Long An đòi hỏi Trường Chính trị tỉnh trước mắt cần giải quyết tốt một số vấn đề để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng. Chương trình nội dung đào tạo bồi dưỡng thể hiện yêu cầu, mẫu người được đào tạo và những nội dung đào tạo phải góp phần hình thành nên phẩm chất và trí tuệ người học. Đồng thời, nội dung chương trình còn luôn phải đổi mới và nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Đổi mới nội dung, chương trình sắp tới cần phải đảm bảo trang bị cho người học một cách cơ bản có hệ thống những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Các nguyên lý đó vừa mang tính lý luận cao vừa mang tính thực tiễn phong phú, nhằm đảm bảo cho người học không chỉ nắm vững nguyên lý, lý luận mà còn có khả năng tư duy độc lập sáng tạo, biết vận dụng vào thực tiễn địa phương. Bồi dưỡng phương pháp công tác, phương pháp quản lý và lãnh đạo trên các lĩnh vực kinh tế, quản lý nhà nước, xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng, tạo cho người học có những kiến thức mới về quản lý đồng thời góp phần hình thành phong cách làm việc khoa học thiết thực. Quán triệt đầy đủ các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ nhất là những quan điểm cơ bản mang tính nguyên tắc về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Thông qua đó mà nâng cao trình độ lý luận và lý tưởng cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
Nếu chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở Long An tốt nhưng phương pháp đào tạo không đáp ứng, không phù hợp thì chất lượng đào tạo vẫn sẽ không cao, khó mà nâng cao thật sự trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ được. Đổi mới công tác đào tạo, chính là tập trung và đổi mới chương trình gắn với đổi mới phương pháp nhằm tạo ra quá trình dạy học mang tính khoa học hiện đại, hiệu quả. Trọng tâm của đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là đổi mới phương pháp dạy và học. Yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học là nhằm làm cho quá trình chuyển giao tri thức của người dạy đến người học một cách tự giác và có hiệu quả. Muốn vậy, Trường chính trị tỉnh Long An phải cải tiến phương pháp dạy học theo hướng: Cải tiến phương pháp truyền thụ kiến thức làm cho người học dễ hiểu, dễ ghi, dễ nhớ và thiết
thực, tăng cường phương pháp dạy xử lý tình huống; dùng lý luận để phân tích những vấn đề thực tiễn nảy sinh ở địa phương; phát huy tính chủ động của người học, coi trọng tự học, tự nghiên cứu, gắn việc nghiên cứu với việc trau dồi phẩm chất đạo đức. Trong thời gian học nên có chương trình "bắt buộc" người học phải liên hệ vận dụng, giải quyết những vấn đề thực tế nảy sinh tại địa phương mà mình phụ trách.. Giành thời gian thích đáng cho việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế ở địa phương, cơ sở, những điển hình tiên tiến hoặc một số nơi có vấn đề là điểm nóng của địa phương; tập phân tích dưới dạng bài tập những vấn đề đặt ra trong quá trình đi thực tế. Tăng cường và thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra làm bài tập, thu hoạch tiến tới áp dụng phổ biến viết tiểu luận tốt nghiệp; đánh giá khách quan quá trình học tập của họ. Cuối khóa học cần có đánh giá nhận xét từng người và bàn giao cụ thể cho các cơ quan, địa phương sử dụng cán bộ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ trường chính trị tỉnh nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng. Nếu học viên là trung tâm của đối tượng đào tạo, thì cán bộ nhất là cán bộ giảng dạy là trung tâm của chủ thể đào tạo. Thực tế cho thấy, muốn có trò giỏi thì thầy phải giỏi. Đội ngũ giảng dạy thiếu và yếu là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Bởi vậy, trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài là phải coi trọng và tăng cường việc xây dựng đội ngũ giáo viên cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ cán bộ mà trung tâm là cán bộ giảng dạy cần được xây dựng theo hướng: Có phẩm chất chính trị vững vàng, gương mẫu trong lời nói và việc làm, là tấm gương sáng cho học viên và cán bộ công nhân viên; có kiến thức vững vàng, am hiểu thực tế, có phương pháp sư phạm tốt; có ý chí phấn đấu cầu tiến bộ; yêu nghề và gắn bó với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Để xây dựng được đội ngũ giáo viên như vậy, về lâu dài cần lựa chọn những sinh viên trẻ học giỏi được đào tạo chính quy ở các trường đại học. Trong quá trình đào tạo cần giúp đỡ họ để họ sớm đứng vào hàng ngũ của Đảng. Hiện nay, Trường Chính trị Long An đang gặp khó khăn về đội ngũ giáo viên, lực lượng dạy tốt quá mỏng. Số cán bộ mới cần được rèn luyện, bồi dưỡng thêm một thời gian nữa. Để chuẩn bị lâu dài đáp ứng quy mô đào tạo bồi dưỡng ngày càng tăng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
Bổ sung thêm đội ngũ cán bộ giảng dạy để hình thành các khoa và bộ môn chuẩn bị cho nhiệm vụ đào tạo những năm trước mắt và lâu dài. Phấn đấu xây dựng được đội ngũ đủ sức đảm đương nhiệm vụ giảng dạy ít nhất 70% chương trình. Khuyến khích giáo viên dạy toàn cua, hai bộ môn có quan hệ với nhau nhưng phải đảm bảo chất lượng. Có chính sách thu hút những cán bộ trẻ có năng lực, trình độ có phẩm chất đạo đức. Đặc biệt cần có chính sách phù hợp đối với những giáo viên có học hàm, học vị. Cùng với việc khai thác tận dụng lực lượng đội ngũ cán bộ hiện có của trường, cần mở rộng đội ngũ cán bộ giảng dạy kiêm chức, góp phần tạo thành một lực lượng hùng hậu của trường. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên và phát huy tác dụng của Trường chính trị tỉnh đối với địa phương. Phải đưa cán bộ giảng dạy đi đào tạo sau đại học nhất là số cán bộ giảng dạy trẻ có trình độ, có phẩm chất đạo đức. Phấn đấu năm 2010 Trường chính trị cơ bản có một đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên. Hàng năm cần giành kinh phí cho đội ngũ cán bộ giảng dạy đi nghiên cứu thực tế, khảo sát tình hình, nghiên cứu khoa học v.v... góp phần đắc lực vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh nhà.
Xây dựng và đổi mới đội ngũ cán bộ Trường Chính trị tỉnh là vấn đề lâu dài và đầy khó khăn. Một mặt, bản thân Trường Chính trị cần nỗ lực và chủ động, mặt khác phải được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp trên. Cần có sự phối hợp của các ban ngành, các địa phương trong tỉnh. Nếu làm được những điều đó chắc chắn Trường Chính trị tỉnh Long An sẽ tạo ra được một đội ngũ cán bộ có chất lượng, góp phần to lớn cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cho tỉnh nhà một lực lượng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hùng hậu tiến vào thế kỷ XXI.
Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng và quản lý học viên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với công tác quản lý. Quản lý nhằm điều hành, phối hợp các hoạt động của đối tượng theo một phương hướng nhất định để đạt mục đích. Trong nhà trường, có nhiều bộ phận, nhiều mối quan hệ, nhưng phải lấy nhiệm vụ phục vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm trọng tâm. Tất cả các hoạt động trong nhà trường đều xoay quanh nhiệm vụ trọng tâm đó. Quản lý đào tạo bao gồm toàn bộ nội dung liên quan trực tiếp đến quá trình đào tạo: Chương trình kế hoạch, thời gian, địa điểm v.v... Một nhà trường có nề nếp, có quy củ hay
không, trước hết thể hiện qua công tác quản lý này. Đây là một nhân tố quan trọng góp phần quyết định mục tiêu đào tạo. Yêu cầu của công tác quản lý đào tạo là toàn bộ những hoạt động đó phải đảm bảo theo một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc. Thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo, góp phần to lớn đến chất lượng đào tạo, đưa công tác đào tạo vào nề nếp, hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy cũng như quản lý học viên.
Củng cố và hoàn thiện tổ chức của Trường Chính trị tỉnh cũng như trung tâm chính trị các huyện thị. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được thực hiện chủ yếu thông qua Trường Chính trị và các trung tâm chính trị huyện. Để có điều kiện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, một mặt tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy, tăng cường cơ sở vật chất, mặt khác không ngừng củng cố và hoàn thiện tổ chức. Trước hết Trường Chính trị tỉnh là trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công cụ của Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Đây là loại trường đặc biệt có mục tiêu riêng, bản thân nó có vị trí hàng đầu trong hệ thống các trường đào tạo nói chung. Đối với các Trung tâm chính trị huyện thị cần được củng cố và tăng cường đội ngũ cán bộ tại trung tâm và phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó, tỉnh Long An phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Chính trị nhằm phục vụ nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Bởi vì, cơ sở vật chất của một trường, có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nó là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch mở lớp, chương trình hoạt động của trường, là điều kiện vật chất cần thiết cho việc đổi mới phương thức, phương pháp dạy và học. Bởi lẽ, một cơ sở đào tạo tốt thì phải có một cơ sở vật chất đầy đủ mới đáp ứng được mọi yêu cầu của việc dạy và học, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Việc nâng cao trình độ lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở thông qua con đường đào tạo, bồi dưỡng ở Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm chính trị huyện là