III. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện WTO.
6. Tăng cường vai trò của nhà nước đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê trong điều kiện hội nhập WTO
trong điều kiện hội nhập WTO
Ngoài việc nhà nước có chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê. Tức là phải tạo ra chính sách thông thoáng đối với sản xuất và xuất khẩu cà phê.
Chinh phủ cần xây dựng mội trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, ổn định, nhất quán trong quyết định và thực thi các chính sách, cơ chế điều hành liên quan đến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu nhất là các cơ sở về chi phí đầu vào: máy móc, thiết bị, cung cấp dịch vụ…
Nhà nước phải hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê bằng việc nhà nước nên giao cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có thu nhập và cung cấp định hướng về tình hình tiêu thụ cà phê, giá cà phê, các đối thủ cạnh tranh các điều kiện xâm nhập thị trường…Và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong công tác triển lãm, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Đồng thời với đó là thực hiện chiến lược đào tạo nhân lực dài hạn cho ngành cà phê tạo ra những nhà kinh doanh giỏi chuyên môn, có khả năng phán đoán, có tầm
nhìn xa trông rộng để có thể kịp thời xử lý thông tin, dự báo được sự biến động của thị trường.
KẾT LUẬN
Như vậy cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao và sản xuất chủ yếu để xuất khẩu là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Với những thành tựu mà ngành cà phê đã đem lại cho đất nước chúng ta không thể phủ nhận vai trò của nó. Ngành cà phê không chỉ đóng góp một giá trị không nhỏ vào GDP, còn tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.
Khi Việt Nam chúng ta gia nhập WTO, với những thành tựu mà ngành cà phê đạt được là nền tảng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức của quá trình hội nhập, cần phải hiểu luật chơi tức là không chỉ nâng cao chất lượng hàng hoá của mình, tạo uy tín đối với khách hàng mà còn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng thương hiệu. Bởi trong hội nhập kinh tế quốc tế thưong hiệu là một tài sản có giá trị to lớn và trong đó sản phẩm là “trái tim” của giá trị thương hiệu.
Với bước tiến của nền kinh tế đất nước, ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng ngày càng bền vững hơn. Sản phẩm cà phê thơm ngon mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam không chỉ có mặt ở nhiều nước trên thế giới mà còn chiếm lĩnh thị trường nội địa. Cà phê sẽ tiếp tục là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay và trong nhiều năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Giáo trình Marketing . 1. Giáo trình Marketing .