Cơ hội của cà phê xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO (Trang 35 - 36)

Khi chúng ta gia nhập WTO thì bên cạnh những thách thức thì vận hội đem lại cho Việt Nam nhiều thuận lợi như cánh cửa ra thế giới đã mở rộng cho thị trường xuất khẩu, đẩy nhanh chuyển giao và liên kết công nghệ…

Việt Nam đã từng bước mở rộng được quan hệ với các đối tác, do đó mở rộng được thị trường. Đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ và những sản phẩm hàng hoá nông sản, hàng công nghệ với số lượng lớn mà nền kinh tế nước ra sản xuất ra đã có thị trường tiêu thụ rộng rãi . Riêng đối với cà phê Việt Nam, mỗi năm chúng ta xuất hơn 1 triệu tấn hạt. Tiếp theo, chúng ta hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, thu hút nguồn vốn công

nghệ, kinh nghiêm tổ chức quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế. Cà phê hiện là một ngành xuất khẩu quan trọng vì nó đem lại giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 sau gạo trong xuất khẩu nông sản Việt Nam và việc hội nhập WTO sẽ tạo ra thị trường rộng lớn để tiêu thụ cà phê. Đồng thời, hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng sẽ được phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập.

Quan trọng hơn là qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán cà phê trên thương trường toàn cầu. Đặc biệt, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam ngày càng được mở rộng thông qua thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu cà phê Trung Nguyên... dần vượt ra khỏi biên giới quốc gia được khẳng định trên thị trường thế giới góp phần nâng cao vị thế của đất nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam trong điều kiện hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới - WTO (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w