Chi phí sản xuất, chi phí bàn hàng, chi phí quản lý còn cao

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 77 - 80)

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp chủ yếu không những tạo cơ hội và khả năng cho xí nghiệp mở rộng quy mô đồng thời tăng mức tích lũy vốn, tăng lợi nhuận cũng như nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Muốn giảm chi phí sản xuất phải hạ giá thành sản phẩm in ấn, xí nghiệp cần phải có những chính sách thưởng phạt công bằng khuyến khích người lao động tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời có những biện pháp hữu hiệu theo dõi định mức vật tư một cách chính xác từ đó có thể tính giá thành chính xác và cạnh tranh.

Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần tìm thêm những nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định với mức giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và quy cách theo yêu cầu. Đây là khâu đầu vào rất quan trọng góp phần cho việc hạ thấp giá thành sản xuất. Song song đó, xí nghiệp cần phải đề ra các chính sách tiếp thị, phục vụ khách hàng một cách hợp lý, hữu hiệu sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường in ấn, tăng doanh thu hàng năm đồng thời nâng cao lợi nhuận của mình.



I. Kết luận:

Sau khi tiến hành phân tích tình hình tài chính Xí nghiệp in Tổng Hợp Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2005 thông qua các báo cáo tài chính chủ yếu em có một số kết luận như sau:

Trong các năm qua, Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ là một xí nghiệp có quy mô thuộc loại lớn với tổng doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế đang tăng với tốc độ nhanh. Cho thấy xí nghiệp đã hoạt động uy tín, giao hàng đầy đủ đúng hợp đồng, chất lượng bảo đảm, cũng như phong cách làm việc khoa học,…nên ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng thường xuyên, thu hút nhiều khách hàng mới với những hợp đồng có giá trị lớn. Không những thế xí nghiệp luôn tìm cách mở rộng quy mô như mua sắm thêm nhiều tài sản cố định, xây dựng thêm xưởng sản xuất bản kẽm, dây chuyền vé số, mở thêm cửa hàng giới thiệu sách, đầu tư về chất lượng in và đa dạng hóa sản phẩm,…Đồng thời, Ban Giám Đốc xí nghiệp đã mạnh dạn quyết định thanh lý, chuyển nhượng những trang thiết bị máy móc cũ kĩ lạc hậu, năng suất thấp cho các nhà in trong khu vực để áp dụng các thiết bị mới có kĩ thuật công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, năng suất vượt trội, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu cũng như công sức của người lao động.

Mặc khác, với uy tín của mình xí nghiệp đã huy động được rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài như nguồn vốn vay, vốn huy động của cán bộ công nhân viên xí nghiệp. Điều này cho thấy xí nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và có định hướng đầu tư có hiệu quả, chiếm được lòng tin của nhà đầu tư cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.

Tồn tại song song với những thuận lợi đó thì xí nghiệp vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như : tốc độ thu hồi công nợ còn chậm với những khoản nợ lớn, lượng hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp,…nên khoản tiền mặt dự trữ tại đơn vị không nhiều. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán còn hạn chế, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt rất thấp. Một vấn đề khác cũng có tầm quan trọng quyết định

giảm, trong đó chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng cao. Xí nghiệp cần phải xem lại các khả năng để có những định hướng và quyết định đúng đắn trong thời gian tới.

II. Kiến nghị:

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp và khắc phục một số hạn chế em xin kiến nghị một vài ý kiến nhỏ bé của mình với mong muốn đưa xí nghiệp đi lên ngày một vững mạnh.

1. Kiến nghị đối với ban lãnh đạo cấp trên:

Hiện nay cơ sở máy móc thiết bị của Xí nghiệp được nhà nước cấp ban đầu chủ yếu là TSCĐ có thời gian sử dụng đã lâu và lạc hậu. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì ngành in đang được đầu tư phát triển không chỉ trong nhà nước mà còn được mở rộng bởi các tổ chức, các cá nhân riêng lẻ nên tình hình cạnh tranh là vô cùng gay gắt, quyết liệt và xí nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư chiều sâu. Do đó xí nghiệp đang rất cần được hỗ trợ kinh phí để đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

2. Kiến nghị đối với Xí nghiệp in:

- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm cập nhật kiến thức về công nghệ, dịch vụ mới kịp thời cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2006 về đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.

- Đưa sản phẩm in đến gần với người tiêu dùng bằng cách phát triển marketting, tiếp thị tận nơi, tham gia quảng bá trưng bày tại các kỳ hội chợ về chất lượng sản phẩm in nhằm gia tăng khách hàng tự do đến với xí nghiệp.



1. Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.s Nguyễn Thị Diệu, Th.s Lưu Thanh Đức Hải _ Tủ sách Đại học Cần Thơ - Giáo trình: Nguyên lý kế toán.

2. TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Ngô Thế Chi -Giáo trình: Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ _ Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội. 3. TS Võ Văn Nhị - Giáo trình: Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới _

Nhà xuất bản tài chính.

4. Th.s Nguyễn Khắc Tâm _ Giáo trình: Kế toán quản trị _ Th.s Huỳnh Lợi, Nhà xuất bản thống kê 2001.

5. Các thông tin và số liệu trong bảng Báo cáo tài chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ năm 2003 – 2005.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w