Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 10.150.000 10.150.000

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 38 - 43)

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 10.150.000 10.150.000

1.Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 10.150.000 10.150.000

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 33.202.808 209.696.679 83.663.300 176.493.871 531,56 -126.033.379 -60,10

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 79.660.676.400 74.288.385.297 72.456.380.107 -5.372.291.103 -6,74 -1.832.005.190 -2,47

Quan sát bảng phân tích ta nhận thấy tổng tài sản năm 2004 là 74.288.385.297 đồng so với năm 2003 là 79.660.676.400 đồng đã giảm 5.372.291.103 đồng tương ứng 7%, tổng tài sản năm 2005 là 72.456.380.107 đồng so với năm 2004 đã giảm đi 1.832.005.190 đồng, tương ứng 2%. . Để biết được các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này ta đi sâu vào nghiên cứu sự biến động từng loại tài sản trong bảng phân tích sau:

* Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Bảng 03): của xí nghiệp trong năm 2003 là 18.315.719.795 đồng, sang năm 2004 là 20.015.005.060 đồng tăng 1.735.285.265 đồng, tương ứng tăng 9%; năm 2005 thì giá trị khoản mục này là 16.886.161.174 đồng so với năm 2004 đã giảm 3.164.843.886 đồng tức là 16%. Sự thay đổi naỳ chủ yếu do sự biến động của các khoản mục sau:

☺ Biến động vốn bằng tiền:

Khoản mục này chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố là tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Năm 2003 vốn bằng tiền là 2.418.735.956 đồng chiếm 3% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2004 số tiền này giảm xuống chỉ còn 887.401.285 đồng tức là đã giảm 1.531.334.671đồng tương ứng 63%, chỉ còn chiếm 1% trong tổng nguồn vốn và trong năm 2005 vốn bằng tiền là 2.682.088.275 đồng so với năm 2004 tăng lên 1.794.686.990 đồng tương ứng 202% và chiếm 4% trong quy mô chung. Trong đó khoản mục tiền gởi ngân hàng năm 2003 là 1.402.371.498 đồng đến năm 2004 là 653.720.277đồng giảm đi 748.651.221 đồng tương ứng 53%; năm 2005 là 1.850.229.151đồng tăng lên 1.196.508.874 đồng tương ứng 256%; khoản mục tiền mặt tại quỹ năm 2004 giảm đi 782.683.450 đồng tương ứng 77% so với năm 2003, nhưng đến năm 2005 là 831.859.124 đồng tăng lên 598.178.116 đồng so với năm 2004. Nhìn chung năm 2004 vốn bằng tiền của đơn vị giảm mạnh, nguyên nhân là do năm này đơn vị dồn tiền xây dựng nhà máy phân xưởng nhôm và phải ứng trước tiền nguyên vật liệu. Thêm vào đó cửa hàng giới thiệu sách số 20 Phan Đình Phùng đi vào hoạt động và đơn vị cũng chi một khoản tiền khá lớn để mua toàn bộ lượng sách cần thiết cho cửa hàng.

☺Biến động các khoản phải thu :

Năm 2003 khoản phải thu của xí nghiệp là 3.658.958.036 đồng đến năm 2004 đã tăng lên 178.338.320 đồng tương ứng 5% đạt 3.837.296.356 đồng, và tăng thêm 1.194.413.007 đồng tương ứng 31% vào năm 2005, đạt 5.031.709.363 đồng. Khoản phải thu của xí nghiệp tăng đều qua các năm chứng tỏ xí nghiệp đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn và nhiều đơn đặt hàng có giá trị cao như sách giáo khoa, lịch, vé số,… và phải sản xuất trước hàng loạt sau đó xuất bán từ từ cho khách hàng theo từng thời điểm. Khoản mục này có sự biến động như vậy chủ yếu là do khoản phải thu của khách hàng tăng. Năm 2005 phải thu của khách hàng là 5.050.739.142 đồng đã tăng so với năm 2004 là 2.470.904.120 đồng tương ứng 95,78%. Bên cạnh đó trả trước cho người bán cũng có biến động tăng rõ nét. Năm 2003 xí nghiệp trả trước cho người bán là 724.215.168 đồng do ứng trước ra nước ngoài để đặt mua máy in cuồn 4 màu 18 tỷ đồng phục vụ cho nhu cầu in. Đến năm 2004 thì trả trước cho khách hàng tăng 475.784.814 đồng tương ứng 65,7%. Nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và liên tục mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm ngành in nên xí nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy phân xưởng nhôm, phân xưởng sản xuất vé số và phải ứng trước cho người bán chi phí nguyên vật liệu xây dựng. Thêm vào đó dự phòng các khoản phải thu khó đòi năm 2005 cũng tăng so với năm 2004 là 42.782.087 đồng tương ứng 39,85% do dự phòng các khoản phải thu quá hạn > 2 năm. Đứng về phương diện sản xuất thì các khoản phải thu tăng cho thấy xí nghiệp thu hút ngày càng nhiều khách hàng với những hợp đồng giá trị cao. Chứng tỏ thị trường in ấn ngày càng được ngày càng được mở rộng và phát triển. Tuy nhiên xét về phương diện tài chính thì điều này gây không ít khó khăn cho xí nghiệp trong việc xoay trở đồng vốn vì đồng vốn bị ứ đọng nhiều hơn vào các khoản phải thu.

☺ Biến động khoản mục hàng tồn kho :

Hàng tồn kho năm 2004 là 14.532.008.834 đồng tăng so với năm 2003 là 3.811.897.266 đồng tương ứng 35,56%, nhưng đến năm 2005 đã giảm xuống 6.302.761.985 đồng tương ứng 43,37%. Sở dĩ có sự biến động như vậy là do trong năm 2004 giá cả ngyên vật liệu ngành in như giấy in, mực in và vật tư in ấn có xu hướng tăng cao trên thị trường. Do đó để đảm bảo giá cả cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã thỏa

việc dự trữ gia tăng hàng tồn kho là điều cần thiết. Qua năm 2005 thì giá cả nguồn hàng này đã bình ổn trở lại và xí nghiệp đã xuất kho sử dụng dần dẫn đến chỉ tiêu này giảm xuống còn 8.229.246.849 đồng tức là giảm 43%. Đồng thời lượng hàng hóa tồn kho cũng đã giảm từ 13.008.242 đồng xuống còn 3.650.851 đồng tương ứng 71,93% nguyên nhân là cửa hàng giới thiệu sách đã chính thức hoạt động và bán đi khối lượng lớn sách dẫn đến lượng sách tồn kho giảm xuống. Việc giảm giá trị khoản mục hàng tồn kho là điều đáng mừng cho tình hình tài chính của xí nghiệp vì nó giúp thu ngắn thời gian xoay vòng vốn và giúp xí nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh.

Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta nhận thấy tình hình tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn của xí nghiệp trong 3 năm 2003 – 2005 là biến động tốt và đang có xu hướng ngày càng phát triển mạnh.

* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (bảng 03):

- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2004 là 54.237.380.237 đồng so với năm 2003 đã giảm 7.107.576.368 đồng tương ứng 11,87% nhưng so với năm 2005 thì năm 2005 khoản mục này đã tăng lên 1.332.838.696 đồng tương ứng 2,46%, chủ yếu là do sự thay đổi của khoản mục tài sản cố định. Năm 2003 đơn vị đã đầu tư mạnh máy móc thiết bị mới và bắt đầu đưa vào sản xuất, đến năm 2004 dây chuyền sản xuất mới đã ổn định và xí nghiệp đã tiến hành thanh lý, nhượng bán máy móc cũ kĩ, lạc hậu làm cho khoản mục TSCĐ giảm xuống 7.273.920.239 đồng tương ứng 11,87%, đây là khoản mục gây ảnh hưởng lớn đến TSCĐ và đầu tư dài hạn. Qua các năm xí nghiệp luôn đều đặn đầu tư đổi mới cơ sở hạ tầng nhà cửa kiến trúc và máy móc công suất thấp không còn phù hợp nên giá trị TSCĐ thực chất đang sử dụng trong xí nghiệp luôn tăng. Thêm vào đó năm 2003 xí nghiệp đã trích 10.150.000 đồng để mua trái phiếu bắt buộc do nhà nước phát động, đây cũng là một khoản chi bất thường làm tăng giá trị đầu tư dài hạn. Điều này cho thấy đơn vị luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng sản xuất và an toàn lao động; đồng thời hưởng ứng mạnh mẽ tất cả các phong trào, chỉ thị của cấp trên xứng đáng với các danh hiệu cao quý mà nhà nước đã trao tặng.

1.4 Phân tích tình hình nguồn vốn (Bảng 04):

Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, đơn vị sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặc tài chính và chủ động trong kinh doanh hoặc có những khó khăn mà đơn vị gặp phải trong việc khai thác vốn.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy tổng nguồn vốn của xí nghiệp có sự sút giảm về mặt giá trị. Năm 2004 tổng nguồn vốn là 74.288.385.297 đồng giảm so với năm 2003 là 5.372.291.103 đồng tương ứng 6,74%, và giảm 1.832.005.190 đồng tương ứng 2,47% vào năm 2005. Đây là quá trình chuyển đổi dần dần để đi đến ổn định nhằm tránh được những rủi ro có thể mắc phải do sự tăng trưởng quá bất ngờ từ năm 2002. Tổng nguồn vốn năm 2002 là 67.722.529.020 đồng thì năm 2003 đã tăng 11.888.147.380 đồng tương ứng 18% thành 79.660.676.400 đồng. Đứng về mặt tài chính thì sự sút giảm trên là biểu hiện của quá trình thu hẹp quy mô, là biểu hiện xấu của xí nghiệp, nhưng đứng về phía hiệu quả hoạt động lâu dài thì đây là điều tốt cho thấy xí nghiệp giảm thiểu tối đa những rủi ro.

* Nợ phải trả:

Nợ phải trả năm 2004 là 54.595.295.539 đ giảm 2.966.262.919 đồng so với năm 2003, tương ứng 12,18% và sang năm 2005 nợ phải trả giảm xuống so với năm 2004 là 2.835.095.081 đồng, tương ứng 5,19%. Qua 3 năm nợ phải trả của xí nghiệp liên tục giảm do xí nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao và tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh, ra sức trả dần nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 38 - 43)