BẢNG 1 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN NGẮN HẠN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 62 - 64)

II. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:

BẢNG 1 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN NGẮN HẠN

BẢNG 1 1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN

BẢNG 1 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN NGẮN HẠN

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Đồng 18.315.719.795 20.051.005.060 16.886.161.174 Tiền + Tương đương tiền Đồng 6.077.693.992 4.724.697.641 7.713.797.638

Vốn bằng tiền Đồng 2.418.735.956 887.401.285 2.682.008.275

Nợ ngắn hạn Ngày 23.824.425.754 26.725.946.145 30.638.326.052

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt Lần 0,10 0,03 0,09

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)

2.1.1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Bảng 13):

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động.

Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của xí nghiệp là thấp. Qua 3 năm thì tỷ lệ này liên tục giảm, năm 2004 tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm 0,02 lần nhưng đến năm 2005 thì giảm thêm 0,2 lần chỉ còn 0,55. Có nghĩa là năm 2005 xí nghiệp có 0,55 đồng tài sản lưu động để trả cho khoản nợ 1 đồng nợ ngắn hạn. Và các tỷ số trên đều có giá trị thấp hơn 2 : 1, điều nay cho thấy đơn vị không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Vì thế xí nghiệp phải tìm những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết nguồn vốn, nhằm hạn chế những khoản vay và lãi vay quá lớn.

2.1.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh (Bảng13):

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh sẽ cho biết khả năng thanh toán thật sự của xí nghiệp và được tính toán trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.

Theo số liệu tính toán bên trên ta nhận thấy rằng 3 năm qua xí nghiệp không có khả năng thanh toán nhanh và qua các năm khả năng thanh toán của xí nghiệp chưa có dấu hiệu tăng lên. Năm 2004 giảm 0,7 lần so với năm 2004 và năm 2005 thì tỷ lệ này tăng trở lại bằng với năm 2003. Các tỷ số này không chỉ nhỏ hơn 1 mà còn có giá trị rất thấp, đây là biểu hiện không khả quan cho tình hình thanh toán nhanh của xí nghiệp. Do đó xí nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số thanh toán nhanh bằng cách làm tốt công tác thu hồi công nợ ở các khoản phải thu.

2.1.3 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (Bảng 13):

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn.

Tỷ số này thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn bằng tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt năm 2004 giảm 0,07 lần so với năm 2003 và năm 2005 thì tăng lên 0,06 lần so với năm 2004 nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2005 xí nghiệp chỉ có 0,09 đồng để thanh toán tức thời 1 đồng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này của xí nghiệp qua 3 năm vẫn còn rất thấp so với 0,5/1, đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường ở các doanh nghiệp. Xí nghiệp cần phải xem lại mức tình hình dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách bình thường và thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.

2.1.4 Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên):

Ta có:

= Hoặc:

=

Với số liệu trong bảng cân đối kế toán ta tính được nguồn vốn lưu động thường xuyên qua 3 năm như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 62 - 64)