Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế Toán:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 34 - 36)

III. Những thuận lợi khó khăn và phương hướng hoạt động trong thời gian tới: 1 Thuận lợi:

1Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Cân Đối Kế Toán:

Đối Kế Toán:

Dựa vào số liệu bảng cân đối kế toán ta đi vào phân tích các tỷ số sau:

BẢNG 02: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Gía trị hiện có tài sản cố định Đồng 61.301.603.797 54.027.683.558 55.486.555.633 Giá trị tổng tài sản Đồng 79.660.676.400 74.288.385.297 72.456.380.107

Vốn chủ sở hữu Đồng 22.099.117.942 19.693.089.758 20.696.179.649

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 0,77 0,73 0,77

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định % 0,36 0,36 0,37

(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ) 1.1 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định:

Tỷ suất này phản ánh trong 1 đồng vốn thì có bao nhiêu đồng tài sản cố định.

Ta nhận thấy qua 3 năm tỷ số này đều có giá trị cao trên 0,7, tức là cứ trong 1 đồng vốn thì có 0,7 đồng đầu tư cho TSCĐ, đó là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy đơn vị đã đặt trọng tâm vào việc đầu tư tài sản cố định. Trong khi đó, giữa các mặt đầu tư thì đầu tư tài sản cố định sẽ cho khả năng sinh lợi ổn định và lâu dài, đảm bảo tính an toàn cao về vốn cho doanh nghiệp. Qua 3 tỷ suất trên thì năm 2003 và năm 2005 có tỷ suất đầu tư cao chứng tỏ trong năm đó đơn vị đã đầu tư rất mạnh vào tài sản cố định, nhằm mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh đơn vị cần thay thế máy móc thiết bị cũ lỗi thời, khấu hao lớn, tốn kém nguyên vật liệu,… và nhằm đầu tư thêm thiết bị mới để nâng cao chất lượng phục vụ, tiết kiệm nguyên nhiên liệu trong sản xuất tạo hiệu quả hoạt động tốt hơn.

1.2 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

Tỷ suất này phản ánh trong một đồng TSCĐ thì có bao nhiêu đồng vốn tự có, nghĩa là khả năng tài chính của đơn vị có đủ vững mạnh để đảm bảo cho việc mua sắm TSCĐ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất này qua 3 năm đều tăng và tăng trưởng với tốc độ khá đều. Điều này chứng tỏ đơn vị đầu tư vào TSCĐ ngày càng hiệu quả. Năm 2005 tỷ suất này đạt giá trị cao nhất

giá trị nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng so với năm 2004 là 1.003.089.891đ hay tăng 5,09% cho thấy xí nghiệp đã cố gắng rất nhiều để làm tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trang bị cho TSCĐ.

Tuy nhiên tỷ lệ này nhìn chung còn thấp và có giá trị <1, nghĩa là đơn vị đã dùng nhiều nguồn vốn đi chiếm dụng từ các đơn vị khác để đầu tư, điều này rất mạo hiểm vì không thể thu hồi nhanh chóng được. Do đó xí nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

1.3 Phân tích tình hình tài sản:

Để biết được chính xác hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp qua 1 kỳ kinh doanh như thế nào chúng ta cần phải tiến hành phân tích, đánh giá những chỉ tiêu cần thiết trên bảng tình hình tài sản một cách hợp lý và khoa học. Việc phân tích này giúp chúng ta xem xét tính hợp lý của việc sử dụng vốn như thế nào với số vốn đã có Xí nghiệp phân bổ cho từng loại tài sản thích hợp chưa?

* Nhận xét chung:

Như vậy tổng tài sản qua 3 năm đều giảm chứng tỏ quy mô hoạt động của doanh nghiệp đã phần nào thu hẹp so với năm trước đó. Tuy nhiên nếu so sánh với tổng tài sản năm 2002 là 67.722.529.020 đồng thì năm 2003 đã tăng thêm 11.888.147.380 đ tương ứng 18%, đây là tỷ số khá lớn thể hiện sự gia tăng quy mô khá bất ngờ và chứa đựng nhiều rủi ro. Qua các năm thì chỉ tiêu này dần dần biến động giảm xuống đi vào một tỷ trọng ổn định, an toàn và có khả năng tăng trưởng trở lại. Nhưng để đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của xí nghiệp ta cần đi vào phân tích cụ thể từng chỉ tiêu cũng như so sánh những tỷ số tài chính khác nhau từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế từng mặt mới có thể đề xuất những giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (Trang 34 - 36)