Thực hiện pháp luật về giáo dục vàđào tạo góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay doc (Trang 31 - 32)

đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước

Thực hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý. Quá trình hoạt động thực hiện pháp luật được diễn ra đồng thời và tiếp nối với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước. Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai dạng hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm ban hành pháp luật và không ngừng hoàn thiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là trách nhiệm của mọi tổ chức (kể cả cơ quan nhà nước) và mọi công dân Việt Nam và các tổ chức, công dân nước ngoài làm việc, sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và trách nhiệm thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp qui định.

Quản lý xã hội bằng pháp luật đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và ban hành pháp luật. Nếu pháp luật ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống, hiệu quả điều chỉnh của các qui phạm pháp luật không cao, chứng tỏ rằng quản lý nhà nước kém hiệu quả. Vì vậy, xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là đòi hỏi khách quan của việc quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Để quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Nhà nước phải xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục và đào tạo, làm căn cứ pháp lý, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động của lĩnh vực này. Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là tích cực đưa pháp luật ấy vào cuộc sống thực tiễn góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phát triển đúng với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Muốn vậy cần phải nắm vững tính chất nền giáo dục nước ta: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại. Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” [53, tr.1]; đồng thời nắm vững mục tiêu của giáo dục “...là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [53, tr.1].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay doc (Trang 31 - 32)