II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo
1. Những mục tiêu cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo 2008-
ngành Giáo dục và Đào tạo
1. Những mục tiêu cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo 2008-2009 2009
1.1. Giáo dục mầm non
- Thực hiện quyết định 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án Phát triên giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015 của Thủ tướng chính phủ. Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường lớp Mầm non.
- Phấn đấu huy động ít nhất 15% trẻ trong nhóm tuổi 0-2 ra học ở nhà trẻ, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 10%. Học sinh nhà trẻ là 616.947 cháu (tăng 10,4% so với 2007).
- Phấn đấu huy động ít nhất 67% trẻ trong nhóm tuổi 3-5 ra học mẫu giáo, ở những vùng khó khăn phấn đấu đạt ít nhất 55%. Học sinh nhà Mẫu giáo là 2.717.825 cháu (tăng 4,4% so với 2007).
- Phấn đấu huy động ít nhất 95% trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chuẩn bị tốt nghiệp cho Tiểu học.
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 12%.
- Đảm bảo tỷ lệ trẻ khuyết tật được giáo dục mẫu giáo đạt 30% ở vùng khó khăn, 40% ở vùng trung bình và 60% ở vùng thuận lợi.
- Tỷ lệ cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 15%. - Phấn đấu 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong
1.2. Giáo dục phổ thông
- Tiểu học: Huy động 99% dân số thuộc nhóm tuổi 6-10 đến trường tiểu học, phấn đấu 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia, bố trí tối đa để học sinh TH ở những nơi có điều kiện được học 2 buổi/ngày. Phấn đấu tối thiểu 40% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi được hưởng 1 năm giáo dục trước khi vào lớp 1 và nhập học TH. Phấn đấu thêm 5 tỉnh PCGDTH đúng độ tuổi. Chỉ tiêu học sinh tiểu học là 7.070.040 (giảm 1,1% so với 2007).
- Trung học cơ sở: Huy động 90% dân số thuộc nhóm tuổi 11-14 đến trường THCS; 99% học sinh học xong lớp 5 tiếp tục theo học THCS, thực hiện phân luồng sau THCS. Phấn đấu thêm 6 tỉnh đạt tiêu chuẩn quốc gia phổ cập GDTHCS. Phấn đấu tối thiểu 30% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THCS. Học sinh THCS: 6.269.740 (giảm 2,1% so 2007).
- Trung học phổ thông: Thực hiện phân ban ở tất cả các trường trong phạm vi toàn quốc; thực hiện hướng nghiệp, phân luồng sau khi tốt nghiệp THPT. Phấn đấu tối thiểu 20% dân số khuyết tật trong nhóm tuổi nhập học THPT. Học sinh THPT: 3.349.748 (tăng 5,2% so với 2007).
1.3. Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp
- Tuyển mới chính quy là 382.000 chỉ tiêu (tăng 18% so với 2007) - Vừa học vừa làm là 70.000 chỉ tiêu ( tăng 7% so với 2007).
- Tăng 18% chỉ tiêu tuyển sinh, thu hút ít nhất 12% học sinh lớp 9 theo học TCCN. Phấn đấu tỷ lệ học sinh trên một giáo viên ở TCCN là 20 và có ít nhất 50% các trường TCNN được kiểm định chất lượng đào tạo.
- Đổi mới và thống nhất các trình độ đào tạo, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo trong TCNN. Tiếp tục thực hiện chính sách cử tuyển ở bậc TCCN. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý theo nhu cầu
1.4. Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học
- Cao đẳng, đại học: Phấn đấu tăng khoảng 12% chỉ tiêu tuyển sinh, phấn đấu đưa tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 180. Khoảng 50% sinh viên theo học chương trình nghề nghiệp - ứng dụng. Có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức giáo dục từ xa. Khoảng 14,5% sinh viên theo học ở các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Tăng 10% quy mô tuyển mới hệ dự bị, cử tuyển để tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các DTTS; dành 2% số chỉ tiêu tuyển mới hệ chính quy để đào tạo theo địa chỉ cho các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh thuộc ĐBSCL.
- Tuyển mới chính quy ĐH, CĐ là 392,000 chỉ tiêu (tăng 12% so với 2007)
- Vừa học vừa làm, liên thông là 265.000 chỉ tiêu (tăng 15,3% so với 2007).
- Cử tuyển ĐH, CĐ 3.500 chỉ tiêu (tăng 16,2% so với 2007).
- Sau đại học: Đào tạo thạc sĩ là 24.000 chỉ tiêu, tăng 18% để tạo nguồn đào tạo tiến sĩ. Đào tạo tiến sỹ là 1.800 chỉ tiêu, tăng 10%; triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ giai đoạn 2007-2020. Bác sĩ chuyên khoa là 2.100 chỉ tiêu, tăng 2% so với 2007.
- Đào tạo ở nước ngoài: Tăng chỉ tiêu tuyển mới đào tạo nước ngoài đạt ít nhất 600 người trong đó 50% là đào tạo tiến sĩ, 25% đào tạo thạc sĩ, 15% đào tạo kỹ sư, và 10%thực tập khoa học từ các nguồn NSNN, Hiệp định, các dự án.
1.5. Giáo dục thường xuyên
- Phấn đấu ít nhất 95% người lớn trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ. - 100% cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có TTGDTX cấp tỉnh.
- 60% xã, phường, thị trấn trong cả nước xây dựng được các TTHTCĐ.
1.6. Kế hoạch ngân sách
Căn cứ vào thực hiện 2007 và khả năng cân đối ngân sách nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự toán chi ngân sách Nhà nước toàn ngành năm 2008 như sau:
Ước tổng chi NSNN năm 2008 là 381.000 tỷ đồng, trong đó ước chi NSNN cho GD-ĐT là 76.200 tỷ đồng (bằng 20% tổng chi NSNN). Trong đó:
- Chi thường xuyên: 58.997 tỷ đồng (tăng 13,8%)
- Chi CTMTQG giáo dục và đào tạo: 3.868 tỷ đồng (tăng 14,4%) - Chi đầu tư: 13.335 tỷ đồng (tăng 16%)