Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hoàn thiện hạch toán chi phí NVL trực tiếp

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á (Trang 69 - 74)

- Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

2.3.Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hoàn thiện hạch toán chi phí NVL trực tiếp

2. Một số hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á

2.3.Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hoàn thiện hạch toán chi phí NVL trực tiếp

Hoàn thiện hạch toán chi phí NVL trực tiếp

Thực tế, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho thấy việc không kiểm soát chặt chẽ vấn đề nhập kho đối với những phiếu nhập kho có khối lượng lớn đã gây những thiệt hại đáng kể cho Công ty. Để tránh tình trạng này thì

việc kiểm soát chất lượng NVL nhập kho cần được lưu tâm đúng mức. Điều này có ý nghĩa thực sự quan trọng giúp cho việc sản xuất được liên tục và chất lượng sản xuất được đảm bảo. Chất lượng NVL nhập kho có thể gắn trách nhiệm ngay cho thủ kho. NVL mua về trước khi nhập kho phải được kiểm nhận chi tiết để xác định số lượng và chất lượng, quy cách thực tế. Căn cứ kiểm nghiệm là hoá đơn của nhà cung cấp. Trong quá trình kiểm nghiệm phát hiện thừa, thiếu, sai quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng mua bán thì ban kiểm nghiệm lập biên bản nói rõ nguyên nhân chờ xử lý

Để tránh những rủi ro mang lại từ việc thay đổi giá NVL, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, Công ty cần thiết phải trích lập dự phòng giảm giá NVL. Để tiện, Công ty có thể xây dựng một danh mục các loại vật tư có giá trị thay đổi lớn và chịu tác động của thị trường để trích lập dự phòng theo tỷ lệ thích hợp. thường sử dụng có giá thường xuyên biến động. Cuối năm, căn cứ vào danh mục này và giá cả cuối kỳ, kế toán xác định mức trích dự phòng cần thiết như sau:

Mức dự phòng Số lượng hàng Mức chênh lệch giảm giá hàng = tồn kho mỗi loại x Giảm giá của tồn kho cuối năm mỗi loại

Căn cứ vào mức trích lập dự phòng giảm giá NVL kế toán hạch toán Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 159: Dự phòng giảm giá HTK Cuối niên độ sau, tính mức dự phòng cần lập, nếu:

− Mức dự phòng cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng đã lập thì số chênh lệch được trích thêm, hạch toán như sau:

− Mức dự phòng cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích, kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng:

Nợ TK 159 : Mức chênh lệch giảm Có TK 632: Mức chênh lệch giảm

Việc trích lập dự phòng như trên vừa tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng vừa góp phần ổn định hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về phương pháp tính giá xuất kho: Để tăng tính năng động và nhạy bén với thị trường vật tư biến động mạnh thì đơn vị nên có những báo cáo quản trị kịp thời về tình hình cung cấp vật tư, tích trữ và sử dụng vật tư. Thay vì sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, Công ty có thể lựa chọn sử dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập. Phương pháp này giúp cho giá trị NVL xuất kho gần đúng với giá thị trường tại thời điểm sử dụng hơn so với phương pháp cũ.

Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Doanh nghiệp cần tuân thủ việc trích lập đầy đủ các khoản theo lương tính vào chi phí đối với chi phí nhân công trực tiếp. Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong Công ty là lương theo thời gian. Đây là hình thức chưa thực sự hợp lý khi chưa tính đến chất lượng người lao động. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty nên tiến hành trả lương theo sản phẩm kết hợp có thưởng. Mức thưởng tuỳ thuộc vào kết quả đạt được của công nhân. Có thể xem xét thưởng cho người laođộng như: thưởng do tiết kiệm NVL, thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc do giảm số lượng sản phẩm hỏng, thưởng do nâng cao năng suất lao động. Đối với trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức quy định hoặc không đảm bảo đủ ngày công … thì có thể phải chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ. Hình thức trả lương này một mặt khuyến khích người lao động. Mặt khác

lại giúp tăng năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung

Về vấn đề trích khấu hao TSCĐ tròn tháng, doanh nghiệp nên thay đổi theo quy định: áp dụng tính khấu hao theo ngày. Theo phương pháp này, mức trích khấu hao của TSCĐ trong tháng được tính tuỳ sự biến động của tình hình sử dụng TSCĐ theo ngày như sau:

− Đối với TSCĐ được sử dụng không tròn tháng:

− Đối với TSCĐ sử dụng tròn tháng được tính hoàn toàn như cũ Khi đó, tổng mức khấu hao TSCĐ của tháng được xác định:

Mức khấu hao TSCĐ tháng N = Mức khấu hao TSCĐ tháng N-1 + Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Như vậy mẫu bảng “ tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” phải tuân thủ theo quy định của bộ tài chính

Đối với vấn đề hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để cho chi phí sản xuất trong kỳ không bị đột biến trong trường hợp có TCSĐ sửa chữa,

152,334,338,214, .. 2413 627 (1a) (2a)

Mức khấu hao

TSCĐ =

Mức khấu hao TSCĐ trong tháng

(1b) (2) (2b)

335 (2c)

Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

(1a): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (1b): Thuế GTGT tương ứng (nếu có)

(2a): Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành (2a): Nếu tính vào chi phí sản xuất trong kỳ

(2b): Nếu phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn cho các kỳ sản xuất (2c): Nếu tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoàn thiện đối với vấn đề hạch toán CCDC dùng trong nhiều kỳ, thì nhất thiết giá trị của các loại CCDC này phải được phân bổ cho nhiều kỳ (ví dụ N kỳ):

Giá trị CCDC xuất sử dụng Giá trị phân bổ 1 lần =

Số kỳ phân bổ (N)

Bước1: Khi xuất CCDC ra sử dụng Nợ TK 142, 242 : 100% giá trị CCDC Có TK 153 : 100% giá trị CCDC

Bước 2: Phân bổ cho N-1 kỳ đầu

Nợ TK 627 : Giá trị phân bổ 1 lần Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ 1 lần Bước 3: Phân bổ kỳ N Giá trị phân bổ kỳ N = Giá trị phân bổ 1 lần -

Giá trị phế liệu thu hồi, số bồi thường

Nợ TK 334, 338 : Giá trị bồi thường Nợ TK 627 : Giá trị phân bổ lần cuối Có TK 142, 242 : Giá trị phân bổ 1 lần

Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí. Do vậy, để giá thành sản thực hiện đúng chức năng của nó thì nhất thiết phải loại bỏ giá trị phế liệu thu hồi ra khỏi chi phí sản xuất. Trong quá trình tập hợp chi phí, kế toán cần hạch toán phần giá trị phế liệu thu hồi này làm giảm chi phí NVL trực tiếp và do đó làm giảm chi phí sản xuất

Nợ TK 152, 111, 112: Giá trị phế liệu thu hồi Có TK 621 : Giá trị phế liệu thu hồi

Có thể đánh giá khái quát rằng, công tác quản lý cũng như công tác kế toán tại Công ty Thiết bị điện Việt Á là khá tốt. Bên cạnh một số khuyết điểm còn tồn tại, có thể thấy mô hình trên đã thực sự thành công qua kết quả đã đạt được.

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á (Trang 69 - 74)