Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á (Trang 64 - 66)

622- 03: Chi phí NCTT phân xưởng láp ráp điện

1.2.Những mặt còn hạn chế

Về tổ chức bộ máy kế toán nói chung

Hoạt động kế toán hiện nay trong công ty có 9 cán bộ phòng kế toán. Đây là con số không lớn so với khối lượng công việc khổng lồ mà phòng kế

1 kế toán viên. Đây chính là điểm yếu dẫn đến sự chậm trễ trong việc hoàn thành các báo cáo tài chính.

Về trang thiết bị, đơn vị đang sử dụng phần mềm EFFECT hỗ trợ quá trình hạch toán tuy nhiên số lượng và chất lượng máy tính sử dụng là chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, số lượng người thường xuyên truy cập lớn. Do đó thường xảy ra các hiện tượng nghẽn mạch.

Xét về mặt kế toán quản trị, các báo quản trị của công ty mới dừng lại ở hình thức chưa thực sự là kênh thông tin quan trọng giúp cho ban giám đốc và các thành viên điều hành hoạt động của Công ty. Việc lập các báo cáo quản trị không phải là quy định bắt buộc. Nhiều báo cáo quản trị chưa thực sự được xác định rõ vị trí quan trọng do đó không được lưu tâm trong công tác quản lý.Như đã biết, công tác phân tích các báo cáo là một phần thật sự quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cũng như đối với Công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á. Nhất là trong xu thế hiện nay của thị trường chứng khoán và đặc biệt trong năm tới Công chính thức cổ phần hoá vì vậy việc phân tích các báo cáo tài chính đặc biệt trở lên quan trọng cho các cổ đông trong đó có lợi ích của chính các thành viên trong công ty.Tuy vậy bộ phận phân tích báo cáo chưa được phân công rõ ràng.

Về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

- Hạch toán chi phí NVL trực tiếp

Thứ nhất, trong hạch toán chi tiết NVL, Công ty lựa chọn sử dụng phương pháp sổ số dư. Ngoài những ưu điểm đạt được, phương pháp này gây khó khăn trong vấn đề kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các phòng ban,

giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nhất là trong trường thông tin liên hệ giữa 2 bộ phận kế toán này không thật sự dễ dàng.

Về thủ tục nhập kho, các NVL có khối lượng và giá trị lớn nhập kho của Công ty chỉ được lập biên bản giao nhận sau đó lập phiếu nhập kho mà không được lập biên bản kiểm nghiệm vật liệu nhập kho, do vậy mà không phát hiện ra các sai phạm về mặt chất lượng NVL nhập kho.

Về phương pháp tính giá: Giá thực tế của vật tư xuất kho Công ty sử dụng là phương pháp giá nhập trước xuất trước. Nguyên vật liệu trong Công ty mang những đặc điểm riêng và giá trị tuơng đối lớn. Mặt khác, các loại vật tư Công ty sử dụng là các kim loại giá biến động rất mạnh và phức tạp trên thị trường. Thực tế cho thấy mặc dù phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên lại không phù hợp với đặc điểm sử dụng vật tư trong Công ty.

Về công tác trích lập dự phòng : Hàng tồn kho và nguyên vật liệu nói riêng là những tài sản ngắn hạn và có giá trị biến đổi theo thời gian. Trong thời gian gần đây, giá cả các loại NVL của Công ty liên tục thay đổi. Tuy nhiên, thực tế Công ty lại không nắm bắt được mức độ quan trọng của vấn đề này dẫn đến không tiến hành trích lập dự phòng cho hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Thiết bị điện Việt Á (Trang 64 - 66)