Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu tc469 (Trang 71 - 74)

2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kí kết thực hiện

2.1. Kiến nghị với Nhà nước

Nhà nước là một thiết chế đặc biệt có chức năng riêng, đó là việc quản lý nền kinh tế bằng pháp luật. Pháp luật là những nguyên tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, có vai trò tạo dựng các quan hệ kinh tế và cũng là nguồn để điều chỉnh nó theo đúng mục đích. Trong những năm qua, từ khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 ra đời, pháp luật về hợp đồng đã được sửa đổi bổ sung và đã hoàn thiện dần, và hiện nay đã khá hoàn chỉnh.

Về chủ thể của hợp đồng xây dựng, theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì chủ thể của hợp đồng xây dựng là pháp nhân với pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khi đó, pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã lấy tư cách pháp nhân làm căn cứ để xác định tư cách chủ thể của hợp đồng xây dựng, ngoài ra khi nền kinh tế thị trường phát triển, có nhiều chủ thể kinh doanh mới ra đời, và có những chủ thể kinh doanh không có tư cách pháp nhân như công ty tư nhân hay hộ kinh doanh cá thể. Khi đó, các chủ thể kinh doanh này cho dù có đầy đủ năng lực về tài chính và kĩ thuật cũng không được tham gia kí kết hợp đồng xây dựng. Từ những lí do đó, khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực, Luật thương mại ra đời đã thay đổi những quy định về chủ thể của hợp đồng, cụ thể trong thông tư số 02/2005/TT-BXD hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, đã sửa đối tượng áp dụng của hợp đồng xây dựng là Bên giao thầu và Bên nhận thầu là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực và điều kiện hoạt động, năng lực hành nghề khi tham gia kí kết hợp đồng thực hiện các hoạt động xây dựng tại Việt Nam. Như vậy, chúng ta đã tạo được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh hoàn toàn bình đẳng với nhau

trong các quan hệ pháp luật.

Về các quy định trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu: trong nền kinh tế thị trường, quan hệ hợp đồng là rất phổ biến, là căn cứ pháp lý làm phát sinh thường xuyên, liên tục các quan hệ kinh tế về xây dựng. Vì vậy, để đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế quốc dân, sự an toàn, công bằng cho các bên tham gia hợp đồng xây dựng khi kí kết phải quy định chặt chẽ chế độ về trách nhiệm pháp lý. Pháp luật nước ta đã quy định về vấn đề này một cách đầy đủ và chi tiết. Trước đây, theo pháp lệnh hợp đồng kình tế thì “bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại” (Điều 29.2 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế), như vậy đối với một hành vi vi phạm hợp đồng xây dựng chủ thể vi phạm có thể cùng lúc chịu hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Điều này là không hợp lý và mâu thuẫn với luật thương mại, vì vậy tất yếu nó đã bị đào thải cùng với việc pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Và hiện nay, theo quy định của Luật thương mại 2005 thì nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại.

Như vậy, pháp luật về hợp đồng đã được quan tâm xây dựng và cho đến nay đã khá hoàn thiện. Tuy nhên, phải bảo đảm việc kết hợp song song giữa nhiệm vụ ban hành các văn bản pháp luật và việc áp dụng, thi hành đúng các quy phạm pháp luật đã được ban hành. Và còn có một số vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm giải quyết đó là:

Thứ nhất, là việc thực thi pháp luật của các chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các cá nhân tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Hiện nay, Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã được

xây dựng khá hoàn thiện, nhưng nếu các chủ thể của nó không thực thi đúng theo những quy định của pháp luật thì sẽ dẫn tới việc hiệu quả không cao và không tạo ra được sự công bằng giữa các chủ thể kí kết. Vì vậy, cần thiết có một cơ quan chuyên trách về giám sát việc thực thi các đạo luật đã ban hành.

Thứ hai, Nhà nước cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành trong quá trình đấu thầu và trúng thầu. Nước ta bắt nguồn từ một nền kinh tế nhỏ lẻ, tự phát, các doanh nhân làm ăn với nhau cũng một cách tự phát, không theo một quy pham nào cả. Điều đó đã ăn sâu vào tâm lý những doanh nhân Việt Nam, bản thân nhà nước cũng không thể quản lý hết những mối quan hệ không theo pháp luật. Nhưng khi đã bước vào nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt cùng với sự giao thoa của các nền văn hoá khác nhau thì việc chấp hành theo các quy định pháp luật là cơ sở pháp lý quy nhất giúp nhà nước quản lý được các chủ thể kinh tế, đồng thời cũng giúp các doanh nhân tự bảo vệ mình

Thứ ba, cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn, quản lý các doanh nghiệp hoạt động xây dựng Tăng cường kiểm tra điều kiện, năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2003 và các quy định có liên quan. Đẩy mạnh hướng dẫn nghiệp vụ, trao đổi thông tin, nắm bắt hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp. Định hướng, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng phát triển bền vững, đúng pháp luật.

Thứ tư, Nhà nước cũng cần phải điều chỉnh một số chính sách để có thể tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.

Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian thẩm định, chú trọng các công trình trọng điểm, nhà cao tầng, các công trình kết cấu phức tạp và ứng dụng công nghệ mới. Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ trong khâu thực thi dự án. Điều

này rất cần thiết đối với những gói thầu thuộc dự án nhà nước

Ngoài ra, nhà nước cũng cần xem xét tìm cách giải quyết tình trạng giá nguyên vật liệu xây dựng giao động khó lường. Có những chính sách nhằm bình ổn giá cả để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng xây dựng.

Một phần của tài liệu tc469 (Trang 71 - 74)