Thực trạng thực hiện pháp luật về giáo dục vàđào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay (Trang 44 - 71)

tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua

2.2.1. Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định.

Về phát triển hệ thống tr−ờng lớp

Trong những năm vừa qua, các cấp uỷ đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định đã quan tâm lãnh đạo trong việc củng cố và ổn định hoạt động ngành giáo dục mầm non. Năm học 2000-2001 toàn tỉnh có 17 nhà trẻ và 148 nhóm trẻ thì năm học 2004-2005 có 156 nhóm trẻ (từ năm 2002-2003 không có chuyên nhà trẻ). Về mẫu giáo trong năm 2000-2001 có 146 tr−ờng với 1619 lớp – 42360 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 173 tr−ờng với 1632 lớp – 40543 học sinh. Cơ cấu tr−ờng mầm non hiện nay có 26 công lập, 134 bán công, 13 t− thục. Bên cạnh đó, tỉnh còn quan tâm xây dựng các tr−ờng mầm non trọng điểm (tỉnh:1; huyện, thành phố:11) để chỉ đạo rút kinh nghiệm.

Nhận thấy rằng ngành giáo dục mầm non b−ớc đầu đã đ−ợc khôi phục sau một thời gian dài giảm sút nghiêm trọng; đặc biệt từ khi có Quyết định 161/2002/QĐ-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ, các địa ph−ơng đã có nhiều cố gắng để xoá “xã trắng” về giáo dục mầm non. Đến nay, bình quân mỗi xã, ph−ờng, thị trấn trong tỉnh có ít nhất 1 tr−ờng mầm non nh−ng lại phân bố không đều; cao nhất là thành phố Quy Nhơn: 35 tr−ờng/20 ph−ờng, xã; thấp nhất là huyện An Lão: 3 tr−ờng/9 xã.

Trong thời gian qua, ngành học phổ thông của tỉnh Bình Định đã thực hiện việc phát triển tr−ờng lớp khá tốt: Củng cố các tr−ờng hiện có, chia tách các tr−ờng tiểu học có quy mô lớn thành các tr−ờng có quy mô vừa phải, tách tr−ờng trung học cấp 2,3 thành tr−ờng trung học cơ sở và trung học phổ thông riêng để dễ quản lý và thực hiện các hoạt động giáo dục, xây dựng thêm tr−ờng mới ở các địa bàn có dân c− khá tập trung…

Năm học 2000-2001, toàn tỉnh có 233 tr−ờng tiểu học với 5876 lớp- 201.200 học sinh, thì đến năm học 2004-2005 có 247 tr−ờng với 5184 lớp- 158.100 học sinh. Bậc tiểu học có số tr−ờng tăng nh−ng số lớp và số học sinh giảm đáng kể do thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

Giáo dục bậc trung học có sự phát triển đáng kể với số l−ợng lớp và học sinh đều tăng hàng năm. Trong năm học 2000-2001, trung học cơ sở có 99 tr−ờng - 2441 lớp - 104.600 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 117 tr−ờng - 3298 lớp - 143.100 học sinh. Đối với trung học phổ thông, năm học 2000- 2001 có 45 tr−ờng - 877 lớp - 41.900 học sinh, thì năm học 2004-2005 có 46 tr−ờng - 1137 lớp - 53.600 học sinh. Về cơ cấu các tr−ờng phổ thông không có tr−ờng bán công và t− thục đối với tiểu học và trung học cở sở; bậc trung học phổ thông có 32 tr−ờng công lập và 14 tr−ờng bán công. Học sinh trung học cơ sở đạt 92,4% so với số dân trong độ tuổi (11-14 tuổi); học sinh trung học phổ thông đạt 50,1% so với số dân trong độ tuổi (15-17 tuổi). Số l−ợng học sinh ngoài công lập ở trung học phổ thông chiếm 46%.

Qua số liệu trên cho thấy bình quân mỗi xã, ph−ờng, thị trấn có 1,5 tr−ờng tiểu học; mỗi xã đồng bằng, ph−ờng, thị trấn có 1 tr−ờng trung học cơ sở; mỗi huyện, thành phố có 4 tr−ờng trung học phổ thông. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đối với việc học tập của học sinh.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, tr−ớc ngày giải phóng (30/4/1975) hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định chỉ có hai tr−ờng chuyên nghiệp đó là tr−ờng Kỹ thuật Quy Nhơn và tr−ờng S− phạm Bình Định. Sau

ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đ−ợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, hệ thống các tr−ờng chuyên nghiệp ở tỉnh Bình Định đ−ợc hình thành và phát triển khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể:

- Một tr−ờng Đại học S− phạm (từ năm 2004 đến nay là Đại học Quy Nhơn- đào tạo đa ngành), một tr−ờng Cao đẳng S− phạm, 04 tr−ờng trung học chuyên nghiệp (trong đó có một lớp đào tạo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng thuộc Bộ Y tế), 04 tr−ờng công nhân kỹ thuật (trong đó có 03 tr−ờng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Một trung tâm dạy nghề, 09 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-h−ớng nghiệp các huyện, thành phố và 04 tr−ờng trung học có dạy nghề phổ thông; một trung tâm đào tạo nghiệp vụ giao thông vận tải; một trung tâm giáo dục th−ờng xuyên; 02 trung tâm xúc tiến việc làm; 04 cơ sở dạy nghề và 11 trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học.

- Một tr−ờng chính trị tỉnh và 11 trung tâm chính trị huyện, thực hiện nhiệm vụ đào tạo và bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị của tỉnh và huyện.

Bên cạnh mạng l−ới tr−ờng lớp phổ thông nh− trình bày trên, đối với giáo dục miền núi và vùng đồng bào dân tộc ít ng−ời cũng đ−ợc các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh Bình Định quan tâm. Hiện nay mạng l−ới tr−ờng lớp này đ−ợc bố trí nh− sau:

- Tại Thành phố Qui Nhơn có 1 tr−ờng trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, với qui mô từ 280 đến 300 học sinh dân tộc thiểu số của toàn tỉnh.

- Tại huyện Vân Canh có 1 tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 240 học sinh nội trú và 210 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 tr−ờng tiểu học bán trú nhô (có lớp 6 và lớp 7) tại xã Canh Liên, với qui mô 65 học sinh bán trú.

- Tại huyện Vĩnh Thạnh có 1 tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 220 học sinh nội trú và 65 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 2 tr−ờng tiểu học bán trú nhô tại 2 xã Vĩnh Sơn và Vĩnh Kim cho học sinh trung học cơ sở của 2 xã này với qui mô 240 học sinh bán trú.

- Tại huyện An Lão có 1 tr−ờng phổ thông dân tộc nội trú huyện, qui mô có 210 học sinh nội trú và 460 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 tr−ờng bán trú dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở ở xã An Toàn (trung học cơ sở Đinh Nỉ) cho học sinh 2 xã An Vinh và An Dũng, qui mô 400 học sinh bán trú.

- Tại huyện Hoài Ân có 1 tr−ờng trung học phổ thông Hoài Ân có lớp nội trú và bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số, với qui mô 65 học sinh nội và 80 học sinh bán trú cấp trung học cơ sở. Có 1 tr−ờng trung học cơ sở (Ân Nghĩa) có bán trú cho 40 học sinh dân tộc thiểu số cấp trung học cơ sở cho con em của đồng bào dân tộc 2 xã vùng cao Đắk Mang và Bók Tớị

Đối với giáo dục mầm non trong toàn tỉnh hiện có có 15 xã và cụm xã miền núi, với 65 lớp mẫu giáo có 1.600 cháu gắn với điểm tr−ờng tiểu học ở các bản, làng.

Nhìn chung việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã có nhiều cố gắng và đạt đựơc những thành tích đáng kể. Đó là một hệ thống giáo dục đ−ợc xây dựng khá hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng đã đ−ợc hình thành với đầy đủ các cấp học, trình độ đào tạo và ph−ơng thức giáo dục; qui mô tr−ờng lớp đ−ợc mở rộng và đ−ợc trải đều trên các vùng miền của tỉnh, tạo điều kiện cho việc học tập của nhân dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế xã hội và đất n−ớc và của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, việc thực hiện qui định của pháp luật về các tổ chức giáo dục vàđào tạo ở tỉnh Bình Định vẫn còn những hạn chế nhất định. Ngành học mầm non tuy có nhiều cố gắng nh−ng mạng l−ới tr−ờng lớp ch−a phủ kín hết các thôn,

bản; tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ và mẫu giáo còn thấp so với số dân trong độ tuổi và chỉ tiêu chung của cả n−ớc; cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Ngành học phổ thông phát triển khá đều khắp nh−ng qui mô còn có sự chênh lệch giữa các vùng miền, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, ch−a đáp ứng cho nhu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóạ Hệ thống các tr−ờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ch−a phát triển t−ơng xứng với tiềm năng kinh tế-xã hội của tỉnh; qui mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề còn nhỏ bé, ch−a cân đối giữa các ngành học, cấp học, ch−a đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới

2.2.2 Thực trạng thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định

Thực hiện qui định của pháp luật đối với hoạt động giáo dục và đào tạo là những nội dung mà các đơn vị tr−ờng học, cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân phải thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ gồm những nội dung cơ bản:

Công tác tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, ch−ơng trình giáo dục luôn đ−ợc tập trung chỉ đạo thực hiện. Việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, ch−ơng trình là hoạt động cơ bản trong nhà tr−ờng và các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, các cấp ủy đảng và chính quyền trong tỉnh Bình Định đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc những qui định về ch−ơng trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong nhà tr−ờng.

- Ngành học mầm non đã tổ chức thực hiện chu đáo ch−ơng trình nuôi d−ỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trẻ và mẫu giáọ Các hoạt động chung là tổ chức đón, trả trẻ; chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi tr−ờng; quản lý sức khỏe và an toàn cho trẻ; hoạt động vui chơi; hoạt động học tập; hoạt động lao động; tổ chức ngày hội, ngày lễ, dạo chơi tham quan. Ngoài ra, các tr−ờng bán trú, nội trú còn hoạt động tổ chức ăn, ngủ cho trẻ.

Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Bình Định đã chú ý nâng cao chất l−ợng nuôi d−ỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và tham gia phổ biến kiến thức khoa học về nuôi d−ỡng trẻ gia đình cho ông bà, cha mẹ các cháu và cộng đồng. Tất cả các Phòng Giáo dục- Đào tạo đều chỉ đạo các tr−ờng mầm non đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổị Các chuyên đề giáo dục mầm non đ−ợc thực hiện với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn thông qua việc dạy linh hoạt, lồng ghép, tích hợp và các hội thi của giáo viên và học sinh.

Nhìn chung, chất l−ợng giáo dục mầm non đ−ợc giữ vững và có mặt tiến bộ thông qua việc thực hiện có hiệu quả các chuyên đề và đổi mới nội dung ph−ơng pháp giáo dục trẻ. Công tác chăm sóc-nuôi d−ỡng-bảo vệ sức khoẻ cho trẻ đ−ợc duy trì tốt với nội dung trọng tâm là nâng cao chất l−ợng bữa ăn, tăng c−ờng về sinh, tiêm chủng mở rộng, khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ cho các cháụ Tỉ lệ suy dinh d−ỡng hiện nay là 12,3%.

- Ngành học phổ thông thực hiện quy định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc nh− ch−ơng trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và biên chế năm học, các tr−ờng xây dựng thời khóa biểu đảm bảo sự ổn định học tập, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm quyền lợi của học sinh trong học tập và rèn luyện.

Các hoạt động giáo dục trên lớp đ−ợc tiến hành thông qua việc dạy và học các môn bắt buộc và tự chọn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà tr−ờng phối hợp với lực l−ợng giáo dục ngoài nhà tr−ờng tổ chức, bao gồm hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh và bồi d−ỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan du lịch, giao l−a văn hóa; các hoạt động môi tr−ờng; các hoạt động lao động công ích; các hoạt động xã hội; các hoạt động từ thiện phù hợp với đăc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.

Kết quả của việc thực hiện những qui định của pháp luật về hoạt động giáo dục và đào tạo trong thời gian qua của ngành học phổ thông ở tỉnh bình

định cho thấy kết quả hàng năm chất l−ợng đại trà ở các cấp học phổ thông đ−ợc giữ vững và có mặt tiến bộ hơn nhất là các môn khoa học tự nhiên. Chất l−ợng mũi nhọn đ−ợc nâng lên đáng kể; số học sinh chăm ngoan, khá giỏi tăng, số l−ợng học sinh có hạnh kiểm trung bình và học lực yếu kém giảm.

Hiệu quả đào tạo các cấp học: Cấp học Năm học 1999-2000 Năm học 2000-2001 Năm học 2001-2002 Năm học 2002-2003 Năm học 2003-2004 Tiểu học 81,2% 83,3% 86,4% 88,0% 90,0% Trung học cơ sở 57,9% 52,4% 64,1% 67,0% 70,0% Trung học phổ thông 73,8% 76,1% 72,0% 75,0% 78,0%

Nguồn: Sở giáo dục - Đào tạo tỉnh Bình Định

Vấn đề giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ đã đ−ợc các cấp quản lý giáo dục có nhiều cố gắng trong việc thực hiện nội dung, ch−ơng trình, ph−ơng pháp giáo dục. Công tác giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng cho các học sinh đ−ợc nhà tr−ờng, gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm tổ chức d−ới nhiều hình thức đa dang và phong phú. Công tác giáo dục quốc phòng đã đ−ợc quan tâm đúng mức; đội ngũ giáo viên quốc phòng đang đ−ợc chuẩn hóa và tăng c−ờng; nội dung giáo dục quốc phòng đã đ−ợc thực hiện ở tất cả các tr−ờng trung học phổ thông trong tỉnh. Ngành giáo dục đã chủ tr−ơng phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể nh− T− pháp, Công an, Tỉnh đoàn, B−u điện… triển khai các ch−ơng trình lồng ghép về giáo dục dân số, giáo dục môi tr−ờng, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống ma túy, AIDS và các tệ nạn xã hội… đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống

văn hóa, hình thành nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.

Công tác giáo dục h−ớng nghiệp đ−ợc quan tâm hơn tr−ớc, số học sinh học nghề phổ thông tăng hàng năm, công tác t− vấn h−ớng nghiệp đã đ−ợc thực hiện ở một số địa ph−ơng có kết quả tốt.

Riêng việc tổ chức thực hiện đổi mới ch−ơng trình sách giáo khoa các lớp 1,2,3 (tiểu học) và các lớp 6,7,8 (trung học cơ sở) theo tinh thần Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/TTg của Thủ t−ớng Chính phủ, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉnh Bình Định đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo đổi mới ch−ơng trình và sách giáo khoa từ tỉnh đến huyện, thành phố; cử cán bộ cốt cán đi dự các lớp tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức và h−ớng dẫn trực tiếp cho giáo viên dạy các lớp thay sách, cán bộ chuyên môn Phòng Giáo dục - Đào tạo, hiệu tr−ởng, phó hiệu tr−ởng các tr−ờng tiểu học, trung học cơ sở trong toàn tỉnh; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, tăng c−ờng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay (Trang 44 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)