ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế-Xã HộI Và Một số tình hình về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình Định

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay (Trang 39 - 44)

2.1. ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế-Xã HộI Và Một số tình hình về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình Định giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình Định

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên và địa lý

Bình Định là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung, có toạ độ địa lý từ 13o30’ đến 14o12’ vĩ độ Bắc, từ 108o35’ đến 109o18’ kinh độ Đông thuộc vùng nhiệt đới gió mùa; hàng năm nhiệt độ trung bình 26,90 C, độ ẩm không khí từ 75% đến 85%, l−ợng m−a trung bình hàng năm 1200mm-1500mm. Nhiều huyện trong tỉnh có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh do đại hình bị dốc từ Tây sang Đông, có núi và đồng bằng xen kẽ với vùng gò đồi và bãi cát ven biển. Các con sông, suối đều ngắn và dốc nên về mùa m−a th−ơng gây lũ lụt, mùa khô thiếu n−ớc cho sinh hoạt và trồng trọt.

Bình Định có vị trí địa lý khá quan trọng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp tỉnh Gia Lai, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía đông giáp biển Đông, với diện tích tự nhiên 6.025 km2. Bình Định là một tỉnh cách xa các trung tâm kinh tế và đô thị lớn của đất n−ớc (cách Hà Nội 1100 km, thành phố Hồ Chí Minh 700 km, thành phố Đà Nẵng 350 km...) nh−ng là cửa ngõ của khu vực miền Trung và Tây nguyên. ở đây có đ−ờng sắt Bắc-Nam và Quốc lộ 1A chạy dọc theo chiều dài của tỉnh gần 140 km; có Quốc lộ 19 nối cảng Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, nam Lào và đông bắc Campuchia; có sân bay Phù Cát là cầu nối hàng không giữa Bình Định với các thành phố khác trong cả n−ớc.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế- xã hội.

Bình Định từng là trung tâm của v−ơng quốc Chămpa cổ (938-1470) với cố đô là thành Đồ Bàn. Từ năm 1471 đến năm 1602 mang tên phủ Hoài Nhơn.

Năm 1602 Nguyễn Hoàng đổi thành phủ Quy Nhơn. Năm 1789 Nguyễn ánh đổi Quy Nhơn thành Bình Định. Tr−ớc năm 1945, Bình Định có 4 phủ (HoàI Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn, Tuy Ph−ớc), 3 huyện (Hoài Ân, Phù Cát, Bình Khê) và thành phố Quy Nhơn. Năm 1947 lập thêm 3 huyện miền núi: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1975 hợp nhất 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Ngày 30/6/1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá VIII đã thông qua Nghị quyết chia tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định theo địa giới nh− tr−ớc khi hợp nhất. Hiện nay toàn tỉnh có 11 huyện, thành phố; trong đó có 3 huyện miền núi, 2 huyện trung du, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Quy Nhơn (đô thị loại II). Hiện nay tỉnh Bình Định có 155 xã, ph−ờng, thị trấn (gồm 127 xã, 16 ph−ờng và 12 thị trấn); trong số các xã có 28 xã miền núi (16 xã vùng cao) và 4 xã đảo, bán đảọ

Bình Định là tỉnh khá đông dân, hiện nay có 1.545.000 ng−ời, lực l−ợng lao động chiếm hơn 50%, bao gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống nh− Kinh, Bana, Chăm, Hrê…; trong đó ng−ời Kinh chiếm đa số. Dân số phân bổ không đều, mật độ trung bình là 256,2 ng−ời/km2, cao nhất là thành phố Quy Nhơn 1178,4 ng−ời/km2, thấp nhất là huyện Vân Canh 30,1 ng−ời/km2. [20, tr.2].

Bình Định là một tỉnh còn nghèo có cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp-dịch vụ. Trong thời gian qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã ra sức phấn đấu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt đ−ợc những thành tựu quan trọng: kinh tế liên tục tăng tr−ởng năm sau cao hơn năm tr−ớc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo h−ớng tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ; năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP chiếm 42,2%, công nghiệp-xây dựng chiếm 22,8%, dịch vụ chiếm 35,0%; năm 2005 tỉ lệ t−ơng ứng là 37,1%-28,6%-34,3%. Tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm là 9%; năm 2005 GDP gấp 1,54 lần năm 2000; GDP bình quân đầu ng−ời tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 361 USD năm 2005. Bình Định hiện có khu công nghiệp tập trung Phú Tài hoạt động có hiệu quả, đặc biệt có khu kinh tế mở Nhơn Hội nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung. Nhìn chung tình hình kinh tế có sự phát triển nên đời sống của nhân dân có sự cải thiện đáng kể.

Ng−ời dân Bình Định có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, đoàn kết dũng cảm trong đấu tranh chống lại sự áp bức, bất công của các thế lực phong kiến và kẻ thù xâm l−ợc. Bình Định có bề dày lịch sử lâu đời với văn hoá Sa Huỳnh, đã từng là cố đô của v−ơng quốc Chămpa, di sản còn l−u lại là các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáọ Văn hoá dân gian với nhiều loại hình nghệ thuật phong phú, đa dạng: bài chòi, hát tuồng... Bình Định có truyền thống th−ợng võ, cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn vào giữa thế kỷ XVIII với tên tuổi của vị anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Ng−ời Bình Định có truyền thống hiếu học. Đầu thế kỷ XX, tr−ờng Quốc Học Qui Nhơn là điểm sáng về truyền thống học tập nơi xuất thân các nhà khoa học nổi tiếng tiêu biểu nh− Lê Văn Thiêm, Nguyễn Đình Tứ, Đặng Hữụ.., những nghệ sỹ lừng danh tiêu biểu nh− Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quách Tấn...; Bình Định “chẳng những là đất võ mà còn là đất văn nữa ”.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đ−ợc quan tâm, lĩnh vực y tế dự phòng, tiêm chủng, bảo vệ sức khoẻ trẻ em, khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở khám, chữa bệnh đ−ợc đầu t− và nâng cấp. Hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe của nhân dân đ−ợc chú ý phát triển.

Ch−ơng trình Quốc gia giải quyết việc làm đ−ợc thực hiện với chính sách đầu t− phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, đào tạo nghề. Mỗi năm tạo việc làm mới cho hơn 2,2 vạn lao động. Số hộ nghèo mỗi năm giảm bình quân 2%, năm 2005 còn 4,68%; đã cơ bản xoá nhà thô sơ. Các hoạt động xã hội, từ thiện, chăm sóc ng−ời có công với n−ớc đạt kết quả khá.

2.1.2. Một số tình hình về giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình Định Tr−ớc cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Quy Nhơn chỉ có 2 tr−ờng công (tr−ờng College Quy Nhơn chung cho các tỉnh miền nam Trung bộ và

tr−ờng Elémantaire đến lớp 3) và một số tr−ờng t− thục; ở mỗi huyện có một tr−ờng tiểu học, ở mỗi làng có tr−ờng làng vỡ lòng, lớp 1, lớp 2 do h−ơng s− dạỵ

Ngay sau ngày cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, h−ởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh phong trào chống giặc dốt đ−ợc phát động rộng rãi và chỉ sau một năm, trong tỉnh có hàng vạn ng−ời biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Trong 9 năm kháng chiến, sự nghiệp giáo dục-đào tạo của tỉnh Bình Định tuy gặp khó khăn nh−ng vẫn tiếp tục đ−ợc Đảng và chính quyền các cấp quan tâm với nhiều hình thức học tập, đặc biệt là phong trào bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tạo nên phong trào thi đua yêu n−ớc sôi nổi của toàn dân.

Từ tháng 7 năm 1954 đến tr−ớc ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), hệ thống giáo dục ở tỉnh Bình Định do chính quyền Sài Gòn quản lý, đã biến giáo dục trở thành công cụ nô dịch và lệ thuộc n−ớc ngoài, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, nhằm phục vụ cho âm m−u xâm l−ợc lâu dài của đế quốc Mỹ với mục tiêu đào tạo những ng−ời phục vụ trong bộ máy chính quyền Mỹ-Nguỵ. Trong vùng giải phóng của cách mạng lúc bấy giờ, bên cạnh phong trào thi đua giết giặc, hăng hái sản xuất phục vụ kháng chiến, việc học tập cũng đ−ợc Đảng quan tâm, nhiều lớp học tập trung, bổ túc văn hoá đ−ợc tổ chức, tạo nên một phong trào hoạt động sôi nổi và rộng khắp trong toàn tỉnh.

Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu n−ớc, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử , cách mạng n−ớc ta đã chuyển sang giai đoạn mới: cả n−ớc độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hộị Hoà vào bối cảnh đó, công tác giáo dục-đào tạo của cả n−ớc nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng đã phát triển cả về qui mô, hình thức và chất l−ợng. Nhân dân trên tất cả các vùng miền có điều kiện học tập để nâng cao sự hiểu biết, thực sự v−ơn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ khi có Nghị quyết Trung −ơng 2 (khoá VIII) và Luật Giáo dục (1998), giáo dục n−ớc ta tiếp tục đ−ợc đề cao và có sự phát triển v−ợt bậc. Đặc biệt quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đ−ợc tiếp tục khẳng định trong

Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ IX và Nghị quyết Trung −ơng 6 và 9 (Khóa IX). Đây có thể coi là mốc son đánh dấu cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo n−ớc nhà trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng cho yêu cầu về nguồn nhân lực để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n−ớc, thực biện mục tiêu dân giàu, n−ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh..

Thực hiện quan điểm, chủ tr−ơng của Đảng về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất n−ớc đ−ợc thể chế hóa bằng Luật Giáo dục của Quốc hội và các văn bản h−ớng dẫn của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tổ chức xây dựng hệ thống giáo dục phát triển đều khắp, góp phần tích cực vào việc đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức và thực hiện ấy đ−ợc thể hiện là Tỉnh ủy đã có nhiều nghị quyết và chỉ thị, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều văn bản quy phạm nhằm cụ thể hóa quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà n−ớc về giáo dục và đào tạo để áp dụng phù hợp với đặc thù của địa ph−ơng mình.

Đến nay, qui mô giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đ−ợc phát triển ở tất cả các ngành học, cấp học trên các vùng miền của tỉnh, năm 2000 đạt mức bình quân 3,5 ng−ời dân có 1 ng−ời đi học. Tỉnh Bình Định đã đ−ợc Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra và công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào tháng 7/1998 và hoàn thành phổ cập trung cập cơ sở vào tháng 5/2004. Mặt bằng dân trí và chất l−ợng nguồn nhân lực đ−ợc nâng lên.

Các đặc điểm về tự nhiên kinh tế-xã hội và một số tình hình chung về giáo dục và đào tạo đ−ợc nêu trên đã có ảnh h−ởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện naỵ

Về mặt thuận lợi, tích cực: Đó là vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc giao l−u; truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh; truyên thống th−ợng võ và hiếu học của ng−ời dân Bình Định; là sự ổn định về chính trị và phát triển về kinh tế-xã hội, đời sống của nhân

dân đ−ợc cải thiện…đã có những ảnh h−ởng tích cực đối với việc thực hiện giáo dục pháp luật về đào tạọ

Về mặt hạn chế, trở ngại: Đó là địa hình khá phức tạp, địa bàn rộng, dân c− đông, nh−ng lại phân bố không đều; tình hình kinh tế-xã hội có phát triển nh−ng còn chậm; thói quen và ý thức pháp luật của nhân dân ch−a cao…đã có ảnh h−ởng làm hạn chế việc thực hiện pháp luật nói chung và về giáo dục và đào tạo nói riêng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay (Trang 39 - 44)